Phát hiện mới về khả năng gây viêm nhiễm của Covid-19
Virus SARS-CoV-2 không chỉ gây nhiễm trùng các tế bào đường hô hấp trên và phổi mà còn lây nhiễm sang các tế bào khác ở hệ tiêu hóa và mạch máu. Nghiên cứu mới đây còn phát hiện SARS-CoV-2 còn có thể gây nhiễm trùng trong miệng.
Virus SARS-CoV-2 gây Covid-19 có thể làm nhiễm trùng một số mô trong miệng – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Virus SARS-CoV-2 sau khi xâm nhập vào đường hô hấp và phổi sẽ gây nhiễm trùng. Loại virus này cũng có thể lây nhiễm sang các tế bào ở một số bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như hệ tiêu hóa và mạch máu, theo Fox News.
Chưa dừng lại ở đó, một nghiên cứu mới đây phát hiện SARS-CoV-2 có thể gây nhiễm trùng cho một số loại tế bào khác nằm trong miệng. Nghiên cứu do các chuyên gia tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ và Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill (Mỹ) thực hiện.
“Khả năng virus lây nhiễm đến nhiều vùng cơ thể khác nhau có thể giúp giải thích các triệu chứng mà nhiều bệnh nhân Covid-19 đang liên quan đến miệng như mất vị giác, khô miệng và loét miệng”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Sáng 31.3: Không ca mắc Covid-19, hơn 48.200 người đã tiêm vắc xin
Phát hiện mới này cũng giúp giải thích vì sao nhiều người mắc Covid-19, không xuất hiện các triệu chứng bệnh ở đường hô hấp nhưng nước bọt lại chứa nhiều virus SARS-CoV-2. Nguyên nhân là do virus đã tấn công và gây nhiễm trùng các mô trong miệng.
Các tế bào dễ bị tổn thương trong miệng sẽ chứa các phân tử RNA, thành phần cần thiết để tạo ra thụ thể ACE2 và enzym TMPRSS2. SARS-CoV-2 lại cần ACE2 và TMPRSS2 để xâm nhập vào tế bào. Những tế bào có phân tử RNA lại xuất hiện trong tuyến nước bọt, nướu và các mô lót khác trong khoang miệng.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích mô miệng của những người khỏe mạnh để xác định những khu vực nào trong miệng dễ bị SARS-CoV-2 tấn công.
Nếu virus SARS-CoV-2 tấn công vào các mô trong miệng thì nước bọt sẽ chứa nhiều virus. Việc nuốt nước bọt sẽ khiến virus có thể lây lan sâu hơn trong cổ họng, phổi, thậm chí đến cả ruột, theo Fox News.
Những sai lầm khi súc miệng bằng nước muối sinh lý
Hiện nay, nước muối sinh lý được nhiều người dùng để súc miệng nhằm vệ sinh, sát khuẩn khoang miệng - họng, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên, việc dùng nước muối thế nào cho đúng, cho an toàn không phải ai cũng thực hiện đúng.
Có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý không?
Súc miệng bằng nước muối sinh lý đã trở thành một phương pháp dự phòng phổ biến cho một số vấn đề khó chịu ở khoang miệng - họng. Nước muối cũng đã được sử dụng thành công như các phương pháp điều trị thay thế kể từ trước khi có y học hiện đại.
Trên thực tế, ngày nay các nghiên cứu và y học hiện đại vẫn ủng hộ súc miệng bằng nước muối sinh lý như một phương pháp hữu hiệu đối với một số vấn đề sức khỏe nhẹ.
Muối đã được khoa học chứng minh là có thể giúp hút nước ra khỏi các mô miệng, đồng thời tạo ra một rào cản muối ngăn nước và các mầm bệnh có hại xâm nhập bên trong. Điều này làm cho nước muối có giá trị ngăn chặn virus và vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng trong miệng, cổ họng và giảm viêm...
Súc miệng bằng nước muối sinh lý đã trở thành một phương pháp dự phòng phổ biến cho một số vấn đề khó chịu ở khoang miệng - họng.
Không phải thuốc chữa bệnh
Nước muối sinh lý là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người, được pha chế theo tỷ lệ 0,9%, (1 lít nước với 9 gam muối tinh khiết). Nước muối sinh lý có rất nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, độ an toàn cao, có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh, có thể sử dụng nhỏ mắt, rửa mũi, súc miệng, họng...
Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc lời khuyên của thầy thuốc. Tuy nhiên, nước muối sinh lý cũng chỉ có hiệu quả vệ sinh và ngăn ngừa vi khuẩn, không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh và không phải là thuốc chữa bệnh.
Có thể dùng trong những trường hợp nào?
Đau họng: Súc miệng bằng nước muối sinh lý vẫn được các bác sĩ trong các cơ sở y tế khuyên dùng để giảm đau họng, có thể làm dịu cơn đau họng nặng tốt hơn với sự trợ giúp của acetaminophen hoặc ibuprofen.
Nhiễm trùng xoang và đường hô hấp: Nước muối sinh lý có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng (do nhiễm virus hay vi khuẩn). Một nghiên cứu cho thấy, súc miệng nước muối có thể có hiệu quả hơn để ngăn ngừa tái nhiễm so với tiêm phòng cúm, nhất là khi tiếp xúc với nhiều người.
Dị ứng: Súc miệng bằng nước muối sinh lý cũng có thể giúp giảm các triệu chứng đau họng khó chịu do phản ứng dị ứng phấn hoa hoặc lông chó mèo.
Sức khỏe răng miệng: Nước muối sinh lý có thể có hiệu quả trong cải thiện sức khỏe nướu và răng, giúp ngăn ngừa viêm nướu, viêm nha chu và sâu răng.
Loét miệng: Súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể làm dịu vết loét, bằng cách giảm bớt cơn đau và tình trạng viêm do vết loét gây ra.
Những sai lầm khi dùng nước muối sinh lý súc miệng
Không pha muối theo đúng nồng độ, ngậm muối nguyên hạt: Một số người có thói quen súc miệng bằng nước muối nồng độ cao, thậm chí còn có người ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng vì nghĩ muối mặn sẽ diệt vi khuẩn tốt hơn. Đó là một quan niệm sai nghiêm trọng bởi súc miệng bằng nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, về lâu dài còn gây thừa muối trong cơ thể.
Sử dụng nước quá lạnh để pha nước muối: Thông thường, để thuận tiện, mọi người luôn sử dụng nước lạnh có sẵn để pha với muối, tuy nhiên lời khuyên được đưa ra là nên sử dụng nước ấm để pha với muối súc miệng tốt hơn vì nước ấm sẽ hoàn toàn tốt hơn cho họng, răng và nướu. Nên sử dụng nước ấm để pha muối súc miệng.
Không súc miệng lại bằng nước lọc sau khi súc nước muối: Nhiều người vẫn nghĩ sau khi dùng nước muối phải giữ nguyên, không được súc lại bằng nước lọc thì mới có hiệu quả. Nhưng lời khuyên ở đây là nên tráng miệng lại với nước sạch để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước muối. Nên súc miệng lại bằng nước lọc sau khi sử dụng nước muối.
Thường súc họng trước khi súc miệng: Nhiều người có thói quen súc họng trước rồi mới súc miệng sau, đây là một điều không nên thực hiện vì những vi khuẩn ở trên răng chưa được làm sạch sẽ dễ dàng lây lan xuống họng. Để làm sạch họng, trước tiên cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối trong khoảng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn ở miệng. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới nên súc họng. Không nên súc họng trước khi súc miệng.
Nỗi niềm của những người mất khứu giác sau khi mắc COVID-19 "Tôi cam thây moi thư đêu co vi không khac gi môt miêng bia cưng". Cô Elizabeth Medina nhơ lai khoang thơi gian sau khi nhân kêt qua xet nghiêm dương tinh vơi virus SARS-CoV-2 gây bênh COVID-19 cach đây một năm. Môt năm sau, khưu giac va vi giac cua cô vân chưa thê phuc hôi va ngươi phu nư 38 tuôi...