Phát hiện mới: Suy nghĩ tiêu cực khiến bạn dễ mắc bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là dạng suy giảm trí tuệ phổ biến nhất, căn bệnh này khiến các tế bào não bị thoái hóa, làm suy giảm kỹ năng nhận thức, khả năng nhận biết và sinh hoạt cá nhân, theo Insider.
Hãy luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực trong cuộc sống – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Điều quan trọng là cần phát hiện sớm bệnh, vì đây là bệnh khó chữa trị. Do đó, xác định các nguy cơ tiềm ẩn để phòng ngừa bệnh Alzheimer là rất quan trọng.
Một nghiên cứu mới của Đại học College London (Anh) đã chỉ ra người luôn lo lắng, bất an có thể dẫn đến căn bệnh này, theo Insider.
Thông qua ảnh chụp não và theo dõi hành vi của 360 người, nghiên cứu cho thấy suy nghĩ tiêu cực có thể làm suy giảm nhận thức, cũng như làm gia tăng 2 loại protein liên quan đến bệnh mất trí nhớ.
Tác giả nghiên cứu Natalie Marchant, bác sĩ tâm thần, nghiên cứu viên cao cấp của khoa sức khỏe tâm thần tại Đại học College London (Anh), cho biết phát hiện này hỗ trợ thêm trong việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh mất trí nhớ, theo Insider.
Video đang HOT
Hiện tại, các bác sĩ chụp hình não và kiểm tra nhận thức để kiểm tra chứng mất trí nhớ, nhưng trong tương lai có thể kiểm tra các vấn đề về tinh thần để chẩn đoán bệnh trong giai đoạn đầu.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Bệnh Alzheimer.
Có 360 người trên 55 tuổi tham gia nghiên cứu, với 73% là nữ. Đây là những người có người thân mắc chứng mất trí nhớ, nên có nguy cơ mất trí nhớ cao. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi những hành vi, suy nghĩ tiêu cực của những người tham gia này.
Những hành vi, suy nghĩ tiêu cực bao gồm luôn lo lắng về tương lai và luôn bất an trong mọi việc.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi các triệu chứng trầm cảm, lo lắng của những người tham gia. Đồng thời, cũng đánh giá các chức năng nhận thức của họ, như khả năng nhớ, ngôn ngữ và khả năng tập trung.
Kết quả chụp hình não cho thấy, hơn 1/3 số người tham gia có suy nghĩ tiêu cực, trong não đã có sự tích tụ 2 loại protein – dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer ở giai đoạn đầu.
Phát hiện cho thấy những người thường xuyên có suy nghĩ tiêu cực, có nguy cơ tích tụ protein trong não. Những người này cũng có tỷ lệ suy giảm nhận thức cao hơn.
Trầm cảm và lo lắng là các yếu tố nguy cơ đã biết đối với bệnh Alzheimer, nhưng nghiên cứu này đã giải thích lý do cơ bản nguyên nhân tại sao, theo Insider.
Xem xét những cách tiêu cực mà những người bị trầm cảm và lo lắng suy nghĩ, và những ảnh hưởng lâu dài của những suy nghĩ tiêu cực này, có thể giải thích tại sao trầm cảm và lo lắng là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh mất trí nhớ.
Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Gael Chételat, thuộc Đại học de Caen-Normandie (Pháp), cho rằng, thực hành thiền định có thể giúp thúc đẩy điều chỉnh những suy nghĩ tiêu cực, theo Insider.
Căn bệnh khiến người mắc dần thoái hóa thần kinh cho tới lúc chết
Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân mắc Alzheimer thường đi lang thang hoặc bị lạc, tính cách thay đổi.
Alzheimer là hội chứng mất trí phổ biến ở người cao tuổi. Người đầu tiên phát hiện ra chứng bệnh này bác sĩ Alois Alzheimer, vào năm 1901. Bệnh nhân đầu tiên là Auguste D, nam, 50 tuổi.
Người mắc Alzheimer thường ở độ tuổi 45-65. Họ cần được gia đình quan tâm, chăm sóc để đề phòng những biến chứng bất ngờ có thể đến.
Năm 1906, bác sĩ tâm thần và thần kinh học người Đức Alois Azlheimer chỉ ra Azlheimer không thể chữa. Những người mắc bệnh này dần thoái hóa thần kinh và tử vong.
Đây là loại sa sút trí tuệ phổ biến nhất, chiếm 60-80% các trường hợp mất trí nhớ ở Mỹ. Năm 2013, có 6,8 triệu người tại quốc gia này đã được chẩn đoán mắc chứng mất trí nhớ. Trong đó, người mắc bệnh Alzheimer là 5 triệu. Đến năm 2050, con số này ước tính sẽ tăng gấp đôi.
Alzheimer là một bệnh thoái hóa thần kinh. Ban đầu, các triệu chứng nhẹ, sau đó, dần nghiêm trọng theo thời gian. Theo Science Nordic, sau hơn 30 năm nghiên cứu, thế giới vẫn không có cách chữa trị Alzheimer dứt điểm. Điều đó có nghĩa người mắc phải sống chung với bệnh và chịu những ảnh hưởng của chứng sa sút trí tuệ. Trường hợp xấu nhất là tử vong.
Đến nay, thế giới vẫn chưa tìm ra cách chữa Alzheimer. Ảnh: WebMD.
Alzheimer liên quan đến các mảng rối hình thành trong não. Các triệu chứng ban đầu bao gồm sự suy giảm chức năng nhận thức và khả năng ngôn ngữ. WebMD cho biết hiện tượng các mạch máu bị rò rỉ trong não có thể là dấu hiệu giúp phát hiện sớm bệnh Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Nam California đã theo dõi 161 người lớn tuổi trong 5 năm và phát hiện những người bị suy giảm trí nhớ nghiêm trọng nhất có dấu hiệu rò rỉ lớn trong các mạch máu não. Những phát hiện này có thể giúp chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer và góp phần tạo ra loại thuốc mới làm chậm quá trình ảnh hưởng của bệnh.
Trong một nghiên cứu khác cho thấy mức cholesterol cũng đóng vai trò như một nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer. TS Thomas Wingo, Trợ lý Thần kinh học tại Đại học Y Emory (Alanta), Trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết thêm đột biến gen APOE (hay APOE E4) khiến mức cholesterol tăng cao, gây tắc nghẽn động mạch, gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Alzheimer và di truyền vẫn là giả thuyết chưa thể kết luận.
Nghiên cứu từ Đại học Illinois khuyên rằng chúng ta nên chăm chỉ luyện tập thể dục, kiểm soát cân nặng để giảm thiểu nguy cơ mắc Alzheimer. Ngoài ra, nên có những bài tập dành riêng cho não như rèn luyện trí nhớ, gia tăng kết nối xã hội và giữ chế độ ăn uống lành mạnh.
6 tác dụng chữa bệnh và cải thiện sức khỏe tuyệt vời khiến củ nghệ được "tôn sùng" Sử dụng củ nghệ trong chính bữa ăn hàng ngày của bạn cũng giúp phòng chống được nhiều loại bệnh. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra, củ nghệ có khả năng cải thiện sức khỏe cơ thể và não của bạn. Ngay cả trước khi được nghiên cứu chính thức, củ nghệ cũng đã được sử dụng làm thuốc ở Ấn Độ...