Phát hiện mối nguy hiểm lớn từ vật thể vũ trụ, con người đang tìm cách làm chệch hướng
Một nghiên cứu cho thấy tiểu hành tinh Bennu có thể đâm vào Trái Đất trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2300 khiến các nhà khoa học đau đầu tìm cách làm chệch hướng.
Phát hiện mối nguy hiểm lớn từ vật thể vũ trụ, con người đang tìm cách làm chệch hướng
Tiểu hành tinh Bennu có đường kính khoảng 0,5 km. Trước đó, các nhà khoa học đặt tỷ lệ Bennu va chạm với Trái Đất trong năm 2200 là 1/2.700. Tuy nhiên mới đây, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA nâng cấp nguy cơ Bennu tác động lên Trái Đất, họ tiết lộ tỷ lệ này hiện đã tăng lên là 1/1.750, sẽ xảy ra vào một thời điểm nào đó trong vòng 300 năm tới.
Nếu Bennu đâm vào Trái Đất, nó sẽ không quét sạch mọi sự sống mà tạo ra miệng núi lửa có kích thước gấp gần 10 đến 20 lần kích thước của nó.
Do vậy, hiện các nhà khoa học tại cơ sở của NASA ở California, Mỹ đang thử nghiệm các phương pháp bắn đạn làm chệch hướng tiểu hành tinh có nguy cơ va vào Trái Đất.
Họ bắn những quả đạn nhôm nhỏ hình cầu vào các thiên thạch, là 32 mảnh vỡ của các tiểu hành tinh đã rơi xuống Trái Đất, lơ lửng trên các đoạn dây nylon.
Theo các chuyên gia, việc làm chệch hướng một tiểu hành tinh như Bennu, có khả năng va vào Trái Đất có thể cần nhiều tác động nhỏ từ một số loại thiết bị làm chệch hướng khổng lồ do con người tạo ra.
Video đang HOT
Bề mặt tiểu hành tinh Benny có kích thước ước tính 0,5 km
Một tiểu hành tinh như Bennu giàu carbon có thể cần tới một vài va chạm nhỏ để tác động vào hướng di chuyển.
Các nhà khoa học đã nghiêm túc xem xét cách ngăn một tiểu hành tinh va vào Trái Đất kể từ những năm 1960, nhưng các phương pháp tiếp cận trước đây thường liên quan đến các giả thuyết về cách phá hủy vật thể vũ trụ thành hàng nghìn mảnh.
Vấn đề là những mảnh vỡ ra có khả năng phóng về phía Trái Đất và tiếp tục gây ra nguy hiểm, đe dọa nhân loại như tiểu hành tinh ban đầu.
Phương pháp tiếp cận tốt hơn được gọi là làm lệch hướng bằng việc bắn một thứ gì đó vào không gian, gây ra va chạm với tiểu hành tinh làm chệch hướng nhưng vẫn giữ chúng nguyên vẹn.
Tiến sĩ George Flynn, một nhà vật lý tại Đại học Bang New York, Plattsburgh cho biết: “Chúng tôi có thể phải sử dụng nhiều tác động. Bennu rất khó để làm lệch hướng, cần nhiều tác động nhỏ”.
Các tiểu hành tinh chứa cacbon chondrite (loại C), ví dụ như Bennu, khá phổ biến nhất trong hệ mặt trời. Từ các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy các thiên thạch loại C chỉ có thể chịu được khoảng 1/6 động lượng mà các chondrites khác có thể chịu được trước khi vỡ tan.
Các chuyên gia kết luận: “Các tiểu hành tinh loại C khó chệch hướng mà không bị vỡ hơn nhiều so với các tiểu hành tinh thông thường. Những kết quả này cho thấy cần nhiều tác động nhỏ liên tiếp để làm chệch hướng thay vì phá vỡ các tiểu hành tinh, đặc biệt là những tiểu hành tinh chứa carbon”.
Trong tháng 9, theo NASA, một tiểu hành tinh khổng lồ có tên 2021 NY1, với kích thước gấp ba lần so với Tượng Nữ thần Tự do, sẽ đi vào quỹ đạo Trái Đất.
NASA đang theo dõi tảng đá khổng lồ có đường kính 130-300 mét này. Trong khi đó, chiều cao của Tượng Nữ thần Tự do chỉ là 93 mét. Tiểu hành tinh này đang di chuyển về phía trái đất với tốc độ 32.000 km/h.
Phát hiện nhà vô địch tốc độ trong số tiểu hành tinh xoay quanh mặt trời
Tiểu hành tinh 2021 PH27 được phát hiện lần đầu vào ngày 13.8, sử dụng camera năng lượng tối (DEC) trang bị trên viễn vọng kính Victor M. Blanco tại Chile.
Tiểu hành tinh mới phát hiện quay 1 vòng quanh mặt trời trong 113 ngày trái đất ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SPACE.COM
Theo trang Space.com ngày 24.8, các nhà thiên văn học vừa phát hiện một tiểu hành tinh quay quanh mặt trời chỉ mất 113 ngày trái đất, tốc độ quay nhanh nhất của một tiểu hành tinh quanh mặt trời.
Tiểu hành tinh mới được đặt tên là 2021 PH27 và là vật thể thực hiện một vòng quỹ đạo quanh mặt trời với thời gian ngắn thứ 2, sau sao Thủy với 88 ngày.
Tuy nhiên, tiểu hành tinh 2021 PH27 có quỹ đạo hình ê líp hơn so với sao Thủy và do đó đến rất gần mặt trời, với khoảng cách 20 triệu km, so với khoảng cách 47 triệu km của hành tinh gần tâm hệ mặt trời nhất.
Mỗi chu kỳ tiếp cận mặt trời, bề mặt của 2021 PH27 trở nên nóng đến 500 0 C. Dự báo tiểu hành tinh này sẽ có thể va chạm với mặt trời, sao Thủy hoặc sao Kim trong vài triệu năm tới, nếu không văng ra khỏi quỹ đạo do tương tác lực hấp dẫn.
Tiểu hành tinh 2021 PH27 được phát hiện nhờ viễn vọng kính Victor M. Blanco ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SPACE.COM
Tiểu hành tinh 2021 PH27 được phát hiện lần đầu vào ngày 13.8, sử dụng camera năng lượng tối (DEC) trang bị trên viễn vọng kính Victor M. Blanco tại Chile.
Nhóm phát hiện tiểu hành tinh mới được dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Scott Sheppard tại Viện Khoa học Carnegie (Mỹ). Ông và các cộng sự ước tính 2021 PH27 có đường kính khoảng 1 km và có thể xuất phát từ vành đai tiểu hành tinh chính nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.
Việc quan sát thêm có thể làm sáng tỏ nhiều điều hơn nữa về tiểu hành tinh bí ẩn này, nhưng giới thiên văn sẽ phải chờ thêm vài tháng nữa. 2021 PH27 hiện ở phía bên kia mặt trời so với trái đất và sẽ không tái hiện cho đến đầu năm 2022.
'Sát thủ' diệt khủng long đến từ góc ngách tối tăm của hệ mặt trời Cách đây 66 triệu năm, một tiểu hành tinh lao đến Trái đất và rơi xuống khu vực ngoài khơi bán đảo Yucatán, mang đến hủy diệt và chấm dứt sự thống trị kéo dài 150 triệu năm của loài khủng long. Mô phỏng vụ tấn công của tiểu hành tinh hủy diệt các loài khủng long SHUTTERSTOCK Giờ đây, các nhà khoa...