Tiểu hành tinh to gấp đôi tháp Eiffel sẽ đi qua trái đất
Một tiểu hành tinh có kích thước lớn gấp đôi tháp Eiffel sẽ bay ngang qua chúng ta vào ngày 21/3.
Khi mọi người đang ngồi trong nhà, nghỉ ngơi vào cuối tuần này, thì một khối đá vũ trụ khổng lồ sẽ bay qua hành tinh của chúng ta với tốc độ chóng mặt, chính xác là vào ngày 21/3.
Tiểu hành tinh có tên gọi là 2001 FO32, có kích thước gấp đôi so với tháp Eiffel, địa danh mang tính biểu tượng của Paris, Pháp, cao khoảng 324 mét.
Mặc dù hiện tại các nhà khoa học không biết kích thước chính xác của tiểu hành tinh nhưng ước tính có đường kính khoảng từ 500-900 mét, thậm chí có thể còn lớn hơn cả tòa nhà cao nhất thế giới, Burj Khalifa ở Dubai.
Tiểu hành tinh hướng về phía Trái đất với tốc độ 34km/s, tiếp cận hành tinh ở khoảng cách khoảng 2 triệu km, tương đương 5,5 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng.
Tiểu hành tinh to gấp đôi tháp Eiffel sẽ đi qua trái đất
Video đang HOT
Paul Chodas, giám đốc Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái đất, cho biết: “Chúng tôi biết chính xác quỹ đạo của 2001 FO32 quanh Mặt trời, kể từ khi được phát hiện cách đây 20 năm và luôn được theo dõi kể từ đó. Các nhà thiên văn nghiệp dư ở bán cầu nam và ở vĩ độ thấp phía bắc có thể nhìn thấy tiểu hành tinh này bằng cách sử dụng kính thiên văn kích thước vừa phải trong những đêm tiếp cận gần Trái đất nhất”.
Lance Benner, nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA cho biết rằng: “Các quan sát suốt hơn 20 năm cho thấy khoảng 15% tiểu hành tinh gần Trái đất có kích thước tương đương với 2001 FO32 có một mặt trăng nhỏ. Hiện tại rất ít thông tin về vật thể này, vì vậy cuộc chạm trán rất gần sắp tới mang đến cơ hội tuyệt vời cho các nhà nghiên cứu muốn tìm về tiểu hành tinh 2001 FO32″.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cho biết 2001 FO32 đi qua Trái đất ở khoảng cách sẽ không gây ra mối đe dọa nào cho hành tinh vào thời điểm này cũng như trong nhiều thế kỷ tới.
Tuy nhiên, đó sẽ là một cơ hội hữu ích cho các nhà thiên văn muốn tìm hiểu rõ hơn về kích thước, quỹ đạo và thành phần của tiểu hành tinh lớn này.
NASA cho biết: “Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào bề mặt của một tiểu hành tinh, các khoáng chất trong đá sẽ hấp thụ một số bước sóng trong khi phản xạ các bước sóng khác. Bằng cách nghiên cứu quang phổ của ánh sáng, các nhà thiên văn học có thể nghiên cứu các khoáng chất trên bề mặt của tiểu hành tinh. Điều này sẽ đạt được nhờ việc sử dụng kính viễn vọng hồng ngoại trên đỉnh Mauna Kea ở Hawaii”.
Tiểu hành tinh rộng gần 1km sắp "tạt đầu" Trái đất với tốc độ kinh hồn
Tiểu hành tinh 2001 FO32, tàn tích đá hình thành vào buổi sơ khai của Hệ Mặt trời, sẽ bay ngang Trái đất gần nhất vào ngày 21/3, ở khoảng cách hơn 2 triệu km với tốc độ kỷ lục 124.000 km/h.
Tiểu hành tinh 2001 FO32 có kích thước khoảng gần 1km được dự đoán sắp.. tạt đầu Trái đất, đạt khoảng cách gần nhất 2 triệu km vào ngày 21/3, điều hứa hẹn mang đến cho những người yêu thiên văn cơ hội hiếm có chiêm ngưỡng một tàn tích đá hình thành vào buổi sơ khai của Hệ Mặt trời.
Theo các nhà thiên văn, không có mối đe dọa về một vụ va chạm của tiểu hành tinh này với Trái đất trong lần chạm trán này, cũng như trong nhiều thế kỷ tới.
"Chúng tôi biết rất chính xác quỹ đạo của năm 2001 FO32 quanh Mặt trời, kể từ khi nó được phát hiện và theo dõi cách đây 20 năm bởi Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA (JPL) ở Nam California. Không có dấu hiệu cho thấy tiểu hành tinh sẽ tiếp cận Trái đất gần hơn 2 triệu km.", Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) Paul Chodas, cho biết.
Tiểu hành tinh 2001 FO32 ước tính rộng gần 1km. Ảnh minh họa, nguồn: Sputnik.
2 triệu km là khoảng cách " gang tấc " về mặt thiên văn học, đó là lý do năm 2001 FO32 đã được chỉ định là "tiểu hành tinh có khả năng nguy hiểm ". CNEOS tính toán quỹ đạo có độ chính xác cao cho các vật thể gần Trái đất (NEO) với sự hỗ trợ của Văn phòng Điều phối Phòng thủ Hành tinh của NASA, dựa vào kính viễn vọng và radar trên mặt đất.
Trong lần tiếp cận này, theo tính toán, 2001 FO32 sẽ đi qua Trái đất với tốc độ khoảng 124.000 km/h, nhanh hơn hầu hết các tiểu hành tinh từng chạm trán với Trái đất. Lý do cho sự tiếp cận với tốc độ bất thường của tiểu hành tinh được nói, do quỹ đạo rất nghiêng và kéo dài (hoặc lệch tâm) của tiểu hành tinh xung quanh Mặt trời, một quỹ đạo nghiêng 39 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái đất.
Tiểu hành tinh hoàn thành một quỹ đạo quanh Mặt trời cứ sau 810 ngày. Sau chuyến viếng thăm Trái đất ngắn ngủi, 2001 FO32 sẽ tiếp tục hành trình cô đơn và gặp lại Trái đất lần tiếp theo vào năm 2052, ở khoảng cách khoảng 2,8 triệu km.
Kính viễn vọng 3,2m trên đỉnh Mauna Kea, Hawaii sẽ được sử dụng để đo quang phổ hồng ngoại của tiểu hành tinh 2001 FO32. Ảnh: UH / IfA.
Tiểu hành tinh 2001 FO32 được phát hiện vào tháng 3/2001 bởi chương trình Nghiên cứu Tiểu hành tinh Gần Trái đất Lincoln (LINEAR) ở Socorro, New Mexico, và được ước tính rộng khoảng 1km, dựa trên các phép đo quang học. Trong các quan sát tiếp theo gần đây của NEOWISE, 2001 FO32 dường như mờ nhạt khi quan sát ở bước sóng hồng ngoại, điều cho thấy vật thể có đường kính nhỏ hơn 1km. Phân tích của nhóm NEOWISE cho thấy nó rộng từ 440- 680m.
Ngay cả khi nó chỉ rộng 500m, 2001 FO32 vẫn sẽ là tiểu hành tinh lớn nhất ngang qua gần Trái đất trong năm 2021.
Cuộc chạm trán vào ngày 21/3 sẽ tạo cơ hội cho các nhà thiên văn học khám phá, về kích cỡ cũng như thành phần hóa học,...
Biểu đồ mô tả quỹ đạo kéo dài và nghiêng của 2001 FO32 khi nó di chuyển quanh Mặt trời (hình elip màu trắng), quỹ đạo khiến tiểu hành tinh tăng tốc bất thường khi tiến gần tới Trái đất. Ảnh: NASA/JPL-Caltech.
Với sự hỗ trợ của Kính viễn vọng Hồng ngoại (IRTF) rộng 3,2m của NASA trên đỉnh Mauna Kea, Hawaii, Hoa Kỳ, các nhà khoa học hy vọng sẽ xác định được thành phần hóa học của các khoáng chất trên bề mặt của tiểu hành tinh, nhờ phân tích phản xạ các bước sóng khi ánh sáng Mặt trời chiếu vào.
Theo JPL, tiểu hành tinh sẽ sáng nhất khi nó di chuyển qua bầu trời phía nam. Các nhà thiên văn nghiệp dư ở Nam bán cầu và ở các vĩ độ thấp phía bắc có thể nhìn thấy 2001 FO32 bằng kính thiên văn kích thước vừa phải với khẩu độ ít nhất 8 inch trong những đêm trong những đêm tiểu hành tinh tiếp cận gần Trái đất nhất.
Tiểu hành tinh khổng lồ áp sát Trái Đất vào ngày Giáng Sinh? NASA đang theo dõi tiểu hành tinh khổng lồ lao hướng về Trái Đất gần ngày Giáng sinh với tốc độ 35.405 km/h. Tiểu hành tinh khổng lồ áp sát Trái Đất vào ngày Giáng Sinh? Ảnh minh họa Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đang theo dõi tiểu hành tinh có tên kỳ diệu 501647 (2014 SD224) dự kiến sẽ...