Phát hiện mối liên hệ giữa huyết áp và sức khỏe mắt ở trẻ nhỏ
Các nhà nghiên cứu tại ại học Basel (Thụy Sĩ) đã phát hiện mối liên hệ giữa sức khỏe mắt ở trẻ nhỏ và nguy cơ phát triển huyết áp cao về sau. Mặt khác, trẻ bị cao huyết áp cũng dễ phát triển vấn đề về mắt.
Ảnh: Science Times
Trong nghiên cứu kéo dài 4 năm, nhóm chuyên gia đã ghi nhận số đo huyết áp và đường kính động mạch võng mạc của 262 trẻ từ 6-8 tuổi, ở các thời điểm đầu và cuối nghiên cứu. Kết quả phân tích hai số liệu cho thấy, những trẻ có đường kính động mạch võng mạc hẹp hơn vào lúc đầu đã phát triển mức huyết áp cao hơn vào 4 năm sau đó. Trong khi đó, nhóm trẻ có huyết áp cao hơn vào lúc đầu được phát hiện có đường kính động mạch hoặc các mạch máu nhỏ hẹp hơn đáng kể khi kết thúc giai đoạn theo dõi.
Trước những phát hiện trên, trưởng nhóm nghiên cứu – Giáo sư Henner Hanssen – cho rằng việc đánh giá sớm sức khỏe vi mạch võng mạc và theo dõi huyết áp ở trẻ nhỏ có thể giúp cải thiện việc phân loại nguy cơ sức khỏe tim mạch, cũng như đưa ra biện pháp phòng ngừa kịp thời cho những trẻ có nguy cơ bị tăng huyết áp.
Video đang HOT
ược biết, phương pháp điều trị phổ biến nhất để ngăn chứng tăng huyết áp trở nặng ở độ tuổi còn trẻ là theo đuổi chế độ ăn uống và tập thể dục điều độ, còn người bị huyết áp cao nghiêm trọng thì cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Mẹ cứ vô tư cho con ăn hải sản sai cách mà không biết rằng cực kỳ nguy hại với sức khỏe của con
Hải sản như tôm, cá rất giàu dinh dưỡng nhưng cho bé ăn sai cách sẽ gây ra nguy hại lớn với sức khỏe của trẻ.
Hải sản (tôm, cua, cá...) chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu mẹ cứ vô tư cho con ăn mà không biết cách thì sẽ gây ra những nguy hại rất lớn đối với trẻ.
Dưới đây là những sai lầm mẹ hay mắc phải khi cho con ăn hải sản.
Cho bé ăn hải sản quá sớm
Từ 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu được ăn dặm. Thực phẩm thích hợp nhất lúc này chính là tinh bột, rau củ chứ không phải là chất đạm, hải sản. Nhiều mẹ "tham", muốn bổ sung nhiều dinh dưỡng cho con ngay từ đầu nên đã vội vàng cho trẻ ăn hải sản. Điều này không hề tốt vì hải sản dễ gây dị ứng cho trẻ. Sau khoảng 1 tháng kể từ thời điểm ăn dặm, mẹ mới nên tập cho trẻ ăn hải sản, bắt đầu từ nước ngọt rồi mới chuyển sang nước mặn. Mẹ nên cho bé ăn từ từ từng ít một để thích nghi dần. Nếu bé có cơ địa dị ứng với hải sản, phụ huynh cần phải thận trọng hơn.
Cho trẻ ăn quá nhiều hải sản
Hải sản là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quý giá. Tuy nhiên, không phải cứ ăn nhiều là tốt. Các chuyên gia khuyên rằng, mẹ có thể cho bé ăn 1-2 bữa hải sản/ngày. Tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn khác nhau.
Trẻ 7-12 tháng có thể ăn 20-30 gram cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ, chỉ lấy phần thịt) và nấu với bột, cháo. Mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.
Trẻ 1-3 tuổi: có thể ăn 30 - 40 g thịt hải sản/bữa, mỗi ngày 1 bữa nấu với cháo hoặc mỳ, bún, súp...
Trẻ 4 tuổi trở lên: mỗi bữa có thể ăn 50-60 g thịt của hải sản/bữa, ghẹ có thể ăn 1/2 con/bữa, tôm to có thể ăn 1-2 con (tương tương với 100g cả vỏ)/bữa. Có thể ăn 1-2 bữa/ngày.
Chế biến không đúng cách
Chế biến hải sản không đúng cách mà cho trẻ ăn cũng rất nguy hiểm. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của con vẫn chưa thực sự hoàn thiện để có thể tiêu hóa như người lớn. Trẻ cần được ăn chín, uống sôi, không được ăn hải sản chế biến chưa chín như làm gỏi.
Cha mẹ cũng nên nghiền, xay tôm, cua, cá nhuyễn mịn để nấu đồ ăn cho trẻ và tăng dần độ thô thích hợp với từng độ tuổi.
Bị thủy đậu nên ăn gì để không gặp những biến chứng nguy hiểm? Chế độ ăn uống khi bị thủy đậu ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh. Vậy bị thủy đậu nên ăn gì? Những thực phẩm nào nên tránh? Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu đã giảm đáng kể kể từ đầu thế kỷ 21, giảm khoảng 85% từ năm 2005 đến 2014. Tuy nhiên, một số nhóm...