Phát hiện mới cảnh báo người tiểu đường khi tập thể dục
Những người mắc bệnh tiểu đường cần hết sức chú ý khi tập thể dục vào những ngày nắng nóng. Nhiệt độ cao vào những ngày này khiến bệnh nhân tiểu đường dễ bị say nắng khi vận động nhiều.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Say nắng hay còn gọi là sốc nhiệt. Đây là tình trạng mà thân nhiệt tăng quá mức, thường do cơ thể tiếp xúc lâu hoặc vận động nhiều trong với môi trường nhiệt độ cao. Thông thường, người cao tuổi là những đối tượng dễ bị say nắng hơn do khả năng tiết mồ hôi để làm mát của cơ thể đã giảm sút, theo Reuters.
Rủi ro say nắng còn đặc biệt lớn hơn với người tiểu đường. Khi mắc bệnh, lưu lượng máu dưới da bệnh nhân tiểu đường sẽ giảm, khả năng làm mát cơ thể bằng cách đổ mồ hôi cũng giảm. Tình trạng này khiến họ rất dễ bị say nắng, các nhà nghiên cứu cho biết.
Video đang HOT
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Ottawa (Canada) thực hiện trên 34 người đàn ông trung niên. Trước khi nghiên cứu, những người tham gia đều có tập luyện thường xuyên với ít nhất 150 phút/tuần. Các bài tập ở mức cường độ vừa phải. 50 % trong số này mắc bệnh tiểu đường.
Trong lần kiểm tra đầu tiên, những người tham gia thực hiện 3 hiệp đạp xe, mỗi hiệp kéo dài 30 phút với nhiệt độ xung quanh nóng dần. Lần kiểm tra thứ hai được thực hiện 1 tuần sau đó với cường độ tập tương tự.
Sau khi phân tích dữ liệu, các bằng chứng khoa học cho thấy khi vận động hay tập thể dục, những người tiểu đường đổ ít mồ hôi hơn. Chính vì điều này mà khả năng làm mát cơ thể của họ cũng kém đi, dẫn đến thân nhiệt cao hơn bình thường. Nhịp tim họ khi vận động dưới trời nóng cũng đập nhanh hơn so với người không mắc tiểu đường.
Tuy nhiên, tình trạng này không phải là không có cách ứng phó. Cũng trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã yêu cầu 10 người mắc bệnh tiểu đường và 8 người khỏe mạnh tham gia chương trình tập luyện kéo dài 1 tuần. Mỗi ngày, họ phải đạp xe 90 phút cũng với nhiệt độ xung quanh nóng dần.
Kết quả kiểm tra sau đó cho thấy khả năng đổ mồ hôi để làm mát cơ thể của những người bị tiểu đường đã có sự cải thiện. Dù vậy, các chuyên gia vẫn cảnh báo bệnh nhân tiểu đường cần thận trọng khi thực hiện các bài tập cường độ cao, nhất là dưới thời tiết nóng bức. Điều này đúng ngay cả với người có tập luyện thường xuyên.
“Mọi người nên cân nhắc việc tập luyện thể thao trong nhà với nhiệt độ mát mẻ, khô ráo và thông thoáng nếu ngoài trời đang nóng bức”, tiến sĩ Glen Kenny, tác giả chính của nghiên cứu tại Đại học Ottawa, khuyến cáo, theo Reuters.
Theo Thanh niên
Tiểu đường siêng tập lại dễ... đột tử vì hạ đường huyết?
Triệu chứng hạ đường huyết biểu hiện: mệt, bủn rủn tay chân, đói bụng, tim dập nhanh, đổ mồ hôi, choáng váng,... nặng có thể hôn mê do hạ đường huyết.
Ảnh minh họa
Bạn đọc Trần Văn Phong (nam 55 tuổi, quận Gò Vấp, TP HCM), hỏi: Tôi mắc bệnh tiểu đường, đang dùng thuốc, có thay đổi chế độ ăn, cắt giảm đường... Tôi nghe nói người mắc bệnh này, ngoài sợ tăng đường huyết còn sợ hạ đường huyết gây đột tử có đúng không? Tôi hay tập thể thao mỗi sáng bằng cách chạy bộ hay tập trong phòng tập vì được biết tăng cường vận động sẽ tốt cho việc trị bệnh. Nhưng cũng nghe nói có người tập quá sức mà hạ đường huyết....
Bác sĩ Trương Quang Anh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch - tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời: Đúng như anh nói, hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường là biến chứng thường gặp và khá nguy hiểm.
Đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường được kiểm soát tốt nhờ các thuốc điều trị làm giảm sản xuất glucose tại gan, tăng tính nhạy cảm với Insulin tại các mô (metformin), kích thích tụy tăng tiết insulin (sulfunylurea, metiglinide), ức chế enzym DPP4..., làm tăng LGP1 nội sinh, tăng Insulin máu (Gliptin), từ đó làm hạ đường huyết. Ngoài ra, việc kiểm soát đường huyết còn nhờ chế độ ăn giảm đường, giảm tinh bột, tập thể dục vận động.
Tuy nhiên nếu bệnh nhân ăn uống kém, không cung cấp đủ lượng thức ăn (trong đó có đường, tinh bột) như thường ngày, hoặc tăng liều thuốc điều trị tiểu đường, hoặc tăng cường vận động sẽ dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết. Triệu chứng hạ đường huyết biểu hiện: mệt, bủn rủn tay chân, đói bụng, tim dập nhanh, đổ mồ hôi, choáng váng,... nặng có thể hôn mê do hạ đường huyết.
Để tránh hạ đường huyết, anh nên theo dõi đường huyết và tuân thủ tốt điều trị. Khi cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, anh nên kiểm tra đường huyết (tại bệnh viện hoặc test nhanh tại nhà) để điều chỉnh liều thuốc tiểu đường cho thích hợp. Anh nên ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa ăn. Khi tập luyện thể thao nhiều, nếu thấy mệt, đói bụng anh nên ăn ngay một ít bánh hoặc uống ít sữa.
Anh Thư ghi
Theo nguoilaodong
Kiểu ăn, tập luyện tưởng tốt nhưng làm bạn... già nhanh bất ngờ Nhóm khoa học gia từ Đại học Bắc Carolina (Mỹ) vừa công bố kết quả nghiên cứu, cho thấy nếu kết hợp việc tập luyện thể thao tích cực kèm chế độ cắt giảm calo nghiêm ngặt, bạn có thể mất xương với tốc độ khủng khiếp, làm già đi nhanh chóng một vài chục tuổi. Theo đó, trong thí nghiệm động vật,...