Phát hiện mới: Bao lâu thì F0 không còn lây truyền bệnh cho người khác?
Các chuyên gia cho biết thời điểm F0 lây nhiễm cao nhất dường như xảy ra 2 ngày trước khi khởi phát triệu chứng đến 3 ngày sau khi khởi phát triệu chứng, theo trang web y tế Healthline .
Nhưng thời gian lây nhiễm ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, cường độ tiếp xúc và phản ứng của hệ thống miễn dịch của họ.
Nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người sẽ không còn lây nhiễm từ 5 đến 6 ngày sau khi các triệu chứng xuất hiện.
Tuy nhiên, dữ liệu gần đây cho thấy 1/3 số người nhiễm Covid-19 có khả năng lây nhiễm lâu hơn 5 ngày, theo Healthline.
Nghiên cứu mới cho thấy những người bị nhiễm Covid-19 nhẹ có thể lây nhiễm trung bình trong 6 ngày. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu mới nhất phát hiện điều gì?
Theo nghiên cứu do Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston (Mỹ) thực hiện, bệnh nhân bị nhiễm biến thể Omicron vẫn có khả năng lây nhiễm cho người từng nhiễm Covid-19.
Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu máu từ 56 bệnh nhân mới được chẩn đoán, trong đó có 37 người nhiễm chủng Delta và 19 người nhiễm biến thể mới Omicron. Tất cả đều bị bệnh nhẹ, với các triệu chứng giống như cúm, và không ai phải nhập viện.
Kết quả cho thấy, cho dù là biến thể nào hoặc cho dù đã tiêm chủng 2 hoặc 3 mũi hay chưa tiêm chủng, những người tham gia “trung bình loại bỏ virus sống trong khoảng 6 ngày sau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng”.
“Và cứ 4 người thì có 1 người còn thải virus sống đến hơn 8 ngày”, tiến sĩ Amy Barczak từ Bệnh viện đa khoa Massachusetts ở Boston (Mỹ), đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết, theo hãng tin Reuters.
Video đang HOT
Test nhanh có thể phát hiện lượng virus cao và hiện được cho là hiệu quả trong việc biết được liệu F0 có còn có thể lây nhiễm hay không. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu hiện được đăng trên trang chờ duyệt medRxiv.
Tiến sĩ Barczak cho biết: “Mặc dù không biết chính xác đủ bao nhiêu virus sống mới có thể lây truyền bệnh cho người khác, nhưng những dữ liệu này cho thấy những người bị nhiễm Covid-19 nhẹ có thể lây nhiễm trung bình trong 6 ngày và đôi khi lâu hơn”, theo Reuters .
Vì vậy, các quyết định về cách ly cần phải tính đến những thông tin này, cho dù là biến thể nào hoặc đối với người đã tiêm chủng hay chưa.
Các quan chức y tế hiện khuyến cáo F0 nên cách ly từ 7 đến 10 ngày, trong khi một số nước chỉ quy định từ 5 – 10 ngày.
Để biết chính xác F0 có còn khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác không, các chuyên gia y tế khuyên không nên làm xét nghiệm PCR vì nó rất nhạy cảm và có thể phát hiện một lượng nhỏ virus không lây nhiễm.
Còn test nhanh có thể phát hiện lượng virus cao và hiện được cho là hiệu quả trong việc biết được liệu F0 còn có thể lây nhiễm hay không, theo Healthline.
Hải Phòng đồng loạt tiêm mũi 2 ngừa COVID-19 cho học sinh trong tuổi chỉ định
Từ ngày 21/12 đến 23/12, toàn bộ học sinh trong độ tuổi được chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Hải Phòng bước vào chiến dịch tiêm mũi 2.
Việc tiêm chủng này được các đơn vị y tế quận, huyện, Đại học Y Hải Phòng thực hiện.
Trong 3 ngày liên tiếp (từ 21-23/12), công tác tiêm chủng vaccine mũi 2 ngừa COVID-19 được thành phố Hải Phòng"> Hải Phòng triển khai đồng loạt tại các trường cho học sinh trong độ tuổi chỉ định.
Việc tiêm chủng cho học sinh ở Hải Phòng thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, từng lớp, từng khối vào khung giờ khác nhau đảm bảo an toàn, khoa học, tránh tập trung đông người.
Tại quận Hải An, công tác tiêm chủng được thực hiện ngay tại trường học, bố trí phòng chờ, tầm soát trước tiêm, phòng tiêm và sau tiêm rất khoa học. Vaccine được tiêm cho học sinh là Pfizer, thời hạn sử dụng đến 06/2022.
Sau khi tiêm xong, học sinh di chuyển sang phòng theo dõi sau tiêm từ 30 -50 phút.
Tại trường THCS Đằng Hải, quận Hải An, trong sáng nay, nhà trường bố trí 500 học sinh khối 9 và khối 8 đến tiêm. Số còn lại 487 học sinh khối 7 và học sinh chưa tiêm mũi 1 sẽ tiêm vào chiều nay. Trước đó 3 ngày, nhà trường đã thông báo qua tin nhắn tới các bậc phụ huynh và zalo nhóm lớp để phụ huynh nắm được lịch tiêm, đăng ký tiêm cho con. Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm, tránh lây nhiễm, BGH nhà trường đề nghị phụ huynh không vào trường.
Tương tự, tại các trường THCS Đằng Lâm, Tràng Cát, Nam Hải, Lê Lợi, Đông Hải việc tiêm chủng được lực lượng y tế quận Hải An và các nhà trường phối hợp triển khai bài bản, khoa học, an toàn.
Học sinh từng lớp đã xếp hàng, tập trung điểm danh chuẩn bị lên xe đến điểm tiêm chủng.
Tại trường THPT Kiến An, quận Kiến An, Hải Phòng, chỉ trong nửa ngày 21/12 đã thực hiện xong mũi tiêm thứ 2 cho 1,444 học sinh trong danh sách đủ điều kiện tiêm lần này. Để đảm bảo an toàn và thuận lợi trong công tác tiêm chủng cho học sinh nhà trường, tránh lây nhiễm chéo, BGH nhà trường và BVĐK Kiến An đã triển khai tiêm tại nhà thi đấu đa năng của quận Kiến An sức chứa hơn 1000 người. BGH nhà trường chia lịch tiêm cho từng khối, từng lớp và bố trí xe 47 chỗ chở học sinh từ trường tới điểm tiêm khoa học và an toàn.
Lực lượng y tế Trường ĐH Y Hải Phòng thực hiện tiêm mũi 2 cho học sinh THPT Lê Quý Đôn.
Cũng trong sáng nay, trường THPT Lê Quý Đôn triển khai tiêm vaccine mũi 2 cho học sinh toàn trường đủ điều kiện tiêm và phân chia lịch, thời gian cho từng khối, lớp cụ thể, tránh tập trung cùng lúc. Tại điểm tiêm, các em học sinh được đối chiếu thông tin, được khám sàng lọc kỹ và theo dõi sau tiêm, đảm bảo quy trình 1 chiều.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, thành phố hiện có trên 178.000 đối tượng từ 12-17 tuổi; trong đó có khoảng 5.000 trẻ em ngoài trường học. Tại thời điểm dịch bệnh bùng phát và lây lan rộng, việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh được chính quyền các cấp, nhà trường và phụ huynh đặc biệt quan tâm, chú trọng.
Vì sao bệnh viện ở TPHCM có hơn 300 y bác sĩ là F0 dù đã tiêm đủ vaccine? Trong đại dịch, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) có hơn 300 nhân viên y tế tuyến đầu mắc Covid-19, đa số không có bệnh lý nền và đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Tại hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên diễn ra vào ngày 23/12, bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương (TPHCM) cho...