Phát hiện ‘mộ zombie’ 4.200 năm tuổi
“ Mộ zombie” được xây cất 4.200 năm trước trong thời đại đồ đồng, chứa hài cốt của một người đàn ông khoảng 40-60 tuổi khi qua đời.
Các nhà nghiên cứu đã khai quật được một “ngôi mộ zombie” đặc biệt ở Đức được cho là dành để giữ chặt người đã khuất dưới lòng đất, ngăn họ thức tỉnh trở về sau cái chết. Ảnh: V ăn phòng Bảo tồn Di tích và Khảo cổ học bang Saxony-Anhalt.
Ngày tận thế zombie vốn là đặc tính mang tính biểu tượng trong tiểu thuyết hay phim ảnh hiện đại, nhưng ý tưởng về những người chết sống dậy từ giấc ngủ vĩnh hằng để tấn công người sống không phải điều gì mới mẻ.
Các nhà khảo cổ làm việc cho Bảo tàng Tiền sử Bang Saxony-Anhalt ở Oppin, Đức – phía tây bắc Leipzig ở phía đông đất nước – hồi tháng 4 công bố rằng họ đã khai quật được một ngôi mộ độc đáo có niên đại từ thời kỳ đồ đá mới, South China Morning Post đưa tin hôm 29/5.
Khi đội khảo cổ đào sâu hơn, họ phát hiện một tảng đá lớn bằng phẳng dường như được chủ ý đặt lên hài cốt người quá cố, “nằm trên đôi chân của người chết”, theo công bố.
“Phải khẳng định rằng khối đá được đặt ở đó là có lý do. Có thể để giữ người chết trong mộ và ngăn không cho họ quay trở lại”, Bảo tàng Tiền sử Bang Saxony-Anhalt cho biết trong một bài đăng trên Facebook.
Theo Newsweek, những người sống trong khu vực vào thời kỳ này được cho là sợ hãi những những linh hồn hoặc xác chết có khả năng trở về từ cõi chết.
Susanne Friederich, người quản lý dự án khai quật và là nhà chuyên gia làm việc cho Văn phòng Quản lý Di sản và Khảo cổ học bang Saxony-Anhalt, nói rằng người cổ đại đã cố gắng sử dụng phép thuật để ngăn chặn sự trở về như vậy.
“Vào thời kỳ đó, người ta tin rằng người đã khuất đôi khi tìm cách tự giải thoát khỏi nấm mồ. Trong một số trường hợp, thi thể được đặt nằm sấp. Nếu thi thể nằm sấp, họ sẽ đào ngày càng sâu hơn thay vì chạm tới mặt đắt”, bà Friederich lý giải.
Thời cổ đại, người ta tin rằng người đã khuất đôi khi tìm cách tự giải thoát khỏi nấm mồ. Ảnh: Facebook/Landesmuseum fr Vorgeschichte Halle.
Những ngôi mộ trong công bố ở Oppin nói trên được gọi là “mộ zombie”, và hài cốt là của người đã khuất khoảng 40-60 tuổi khi qua đời, được chôn cất mà không có nghi lễ văn hóa nào cho thế giới bên kia.
Đây không phải khu khai quật có mộ zombie đầu tiên được phát hiện ở châu Âu trong những năm gần đây.
Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ học từng nêu ra trường hợp một người đàn ông được chôn cất trong tư thế ngồi với một nửa cơ thể lộ ra ngoài. Chi tiết này khiến các nhà khoa học điều tra khả năng anh ta đã được chôn cất theo cách để ngăn chặn di chuyển nếu người này sống lại từ cõi chết.
Rafael Garrido Pena, một nhà khảo cổ học thời tiền sử tại Đại học Madrid ở Tây Ban Nha, nói với ấn phẩm trực tuyến Atlas Obscura rằng người châu Âu thời kỳ đồ đá mới tin rằng một người chưa thực sự chết và do đó, rất nguy hiểm cho đến khi thi thể phân hủy, chỉ còn lại hài cốt.
Ông Pena cho biết thêm rằng có những ví dụ về các nền văn hóa đồ đá mới khai quật các thi thể chưa bị phân hủy hoàn toàn và sau đó chuyển chúng đến một ngôi mộ an toàn hơn, nơi về mặt lý thuyết, chúng sẽ ít bị đe dọa hơn.
Các nhà khảo cổ không cho rằng thi thể “mộ zombie” ở Đức được khai quật và di chuyển do vị trí của thi thể khi chôn cất.
Vẫn còn nhiều cách giải thích khác về cách chôn cất khác lạ này, chẳng hạn như một vụ hành quyết hoặc các động cơ văn hóa khác. Các nhà khoa học chưa phân tích đầy đủ việc này nhưng nỗi sợ hãi zombie được cho là có khả năng liên quan cao tới hành vi chôn cất này.
Các nhà khảo cổ học tin rằng ngôi mộ thuộc về một người thuộc nền văn hóa Bell Beaker, một dân tộc thời đồ đồng tồn tại vào năm 2800-1800 trước Công nguyên.
Dân tộc này hân tán đến hầu hết Tây Âu và một số khu vực ven biển ở Tây Bắc châu Phi.
Khi người dân Bell Beaker phát triển, nền văn hóa được định hình bằng sự trao đổi kinh tế và văn hóa phức tạp, sự phát triển của vàng và đồng, và thậm chí cả sự phát triển của môn bắn cung.
Người Homo sapiens lai với loài khác 47.000 năm trước
Một phân tích gien mới đã tiết lộ cách mà DNA của một loài đã tuyệt chủng len lỏi vào dòng máu người Homo sapiens chúng ta.
Công trình mới dẫn đầu bởi nhà di truyền học dân số Priya Moorjani từ Trường Đại học California ở Berkeley (Mỹ) chỉ ra rằng DNA Neanderthals trong dòng máu người Homo sapiens hiện đại đến từ một thời kỳ pha trộn kéo dài và duy nhất cách đây khoảng 47.000 năm.
Triển lãm ở hang Bacho Kiro gần Dryanovo - Bulgaria, nơi chứa đựng hài cốt một số các thể Homo sapiens lai với Neanderthals 35.000-45.000 tuổi - Ảnh: SCIENCE/ANCIENT ORIGINS
Homo sapiens - người tinh khôn, người hiện đại - chính là chúng ta, còn người Neanderthals là một loài khác cùng chi Homo (chi Người), đã tách khỏi loài tổ tiên ít nhất 500.000 năm trước.
Như một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra, trong quá trình di cư từ châu Phi rồi lan tỏa sang châu Âu, châu Á, các vị tổ tiên Homo sapiens của chúng ta đã gặp gỡ một số loài người khác.
Trong đó, giao phối dị chủng đã nảy sinh với ít nhất 2 loài là Neanderthals và Denisovans.
Nhưng điều đó xảy ra cụ thể như thế nào vẫn là bí ẩn. Tất cả các bằng chứng về sự giao thoa đó cho đến nay chủ yếu là bằng chứng gián tiếp - ví dụ khoảng 2% DNA Neanderthals tồn tại rõ ràng trong bộ gien người hiện đại.
Theo bài tóm tắt nghiên cứu của tạp chí khoa học Science, 59 bộ gien Homo sapiens cổ đại được giải trình tự chi tiết đã giúp các nhà khoa học Mỹ tìm lại khoảng thời gian chung sống đầy bí ẩn đó.
DNA lâu đời nhất bao gồm từ người đàn ông Ust'-Ishim ở phía Tây Siberia (45.000 tuổi), người phụ nữ Zlatý kůň ở Czech (45.000 tuổi), các cá thể từ hang động Bacho Kiro của Bulgaria (35.000-45.000 tuổi) và hang Peștera cu Oase của Romania (40.000 tuổi).
Tiếp theo, họ xác định các vùng DNA của người Neanderthal trong bộ gien các Homo sapiens cổ đại này và trong bộ gien của 275 Homo sapiens hiện đại trên khắp thế giới.
Một phần mềm máy tính đã lập mô hình tiến hóa của gien người Neanderthals theo thời gian, ước tính khoảng bao nhiêu thế hệ sẽ đủ để bộ gien lai này phát triển tinh vi như ngày nay.
Con số 47.000 năm đã được đưa ra từ thời điểm đó, ngoài các bằng chứng cho thấy sự giao thoa giữa 2 loài đã xảy ra liên tục trong khoảng 6.000-7.000 năm.
Nghiên cứu này không chỉ cung cấp những hiểu biết quan trọng về quá trình tiến hóa và di cư của nhân loại, mà còn xác nhận rằng con người hiện đại có được một số gien của người Neanderthals.
Các gien này liên quan đến sắc tố da, phản ứng miễn dịch, trao đổi chất, một số bệnh... Việc tìm hiểu về chúng rất có ý nghĩa đối với y học, có thể đưa đến các phương pháp điều trị bệnh mới.
Phát hiện "thế giới ngầm" ẩn mình cạnh kim tự tháp Giza Cuộc khảo sát địa vật lý mới nhất đã tiết lộ một loạt cấu trúc dị thường ở khu vực phía Tây Đại kim tự tháp Giza. Bên dưới chân Đại kim tự tháp Giza - một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại - có một khu vực rộng lớn gọi là Nghĩa trang phía Tây hay Cánh đồng phía Tây...