Phát hiện lưỡi và dây câu trong bụng nữ bệnh nhân
Bệnh viện Trung ương Huế vừa phẫu thuật và lấy thành công dị vật là lưỡi câu và dây câu nằm trong bụng gây búi lồng ruột của một nữ bệnh nhân ở Quảng Bình.
Bệnh viện Trung ương Huế vừa phẫu thuật nội soi điều trị thành công một trường hợp lồng ruột mạn tính cho bệnh nhân nữ N.T.Ng. (42 tuổi), trú tại Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Trước đó, chị Ng. đã đi thăm khám và điều trị tại nhiều bệnh viện tại Hà Nội và Quảng Bình trong 3 tuần với chẩn đoán viêm ruột, được nội soi dạ dày, nội soi đại tràng và chụp CT scan bụng không phát hiện tổn thương.
GS.TS. Phạm Như Hiệp cùng kíp phẩu thuật kiểm tra toàn bộ ruột non qua vị trí đặt troca nội soi.
Đến ngày 19/6, bệnh nhân tiếp tục nhập viện Bệnh viện Trung ương Huế trong tình trạng bán tắc ruột, bụng mềm không chướng. Bệnh nhân được làm các xét nghiệm huyết học, sinh hóa và xét nghiệm hình ảnh, trong đó siêu âm bụng ghi nhận tổn thương lồng ruột non lỏng lẻo kích thước 3 x 4 cm, CT scan bụng không phát hiện tổn thương.
Sau hơn 1 tuần thăm khám và theo dõi lâm sàng, bệnh nhân xuất hiện những cơn đau quặn bụng tái diễn, có xuất hiện dấu hiệu khối di chuyển (dấu Koenig). Tiếp tục xét nghiệm hình ảnh các bác sỹ phát hiện búi lồng ruột non trong cơn đau
Video đang HOT
Ngay sau đó, GS.TS Phạm Như Hiệp đã trực tiếp chỉ đạo kíp phẫu thuật khoa Ngoại Nhi – Cấp Cứu Bụng thực hiện phẫu thuật nội soi xử trí triệt để thương tổn cho bệnh nhân. Kết quả phẫu thuật đã lấy ra dị vật gồm lưỡi câu 2cm móc vào thành ruột non kèm dây cước dài 40cm cuộn với thức ăn tạo khối 3 x 3cm gây lồng ruột kèm nhiều hạch viêm phản ứng.
Khối thức ăn và dị vật được lấy ra từ bụng bệnh nhân.
Sau 2 ngày phẫu thuật, hiện bệnh nhân hết đau bụng, đã có lưu thông ruột trỡ lại và tinh thần ổn định.
Được biết, phẫu thuật nội soi là kỹ thuật xâm nhập tối thiểu được bệnh viện Trung ương Huế ứng dụng trong những năm gần đây cho nhiều bệnh lý với kết quả đáng khích lệ.
Cứu sống bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa dưới ồ ạt
Sáng 26-12, BSCKII Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ cho biết, các BS nội soi của BV vừa cứu sống một bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hoá dưới ồ ạt, nguy kịch.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Chí (SN 1954, ngụ Sóc Trăng), 7 ngày trước có đi cắt polyp đại tràng tại một BV tư. Ngày 24-12, bệnh nhân đi tiêu phân đen lẫn máu đỏ tươi lượng nhiều nên BVĐK Sóc Trăng.
Các BS đang thực hiện nội soi cấp cứu cho bệnh nhân Chí.
Tại đây, bệnh nhân được làm các xét nghiệm, nội soi dạ dày, nội soi đại tràng phát hiện khung đại tràng ứ đọng nhiều máu tươi. Tình trạng xuất huyết tiêu hoá diễn tiến nặng, bệnh nhân lơ mơ, bức rứt, suy hô hấp được thở máy, sử dụng vận mạch nâng huyết áp, truyền máu, chống toan... rồi nhanh chóng chuyển đến BVĐKTƯ Cần Thơ.
Thực hiện qui trình "báo động đỏ" nội viện, các BS xác định bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa dưới ồ ạt chưa rõ nguyên nhân, sốc giảm thể tích, suy hô hấp, rối loạn đông máu, cắt polyp đại tràng.
Bệnh nhân được tiếp tục thở máy, truyền dịch, truyền 3 khối hồng cầu từ 350ml máu toàn phần, 4 đơn vị huyết tương... Sau hồi sức tích cực, sinh tồn bệnh nhân có cải thiện.
Bệnh nhân Chí đang được chăm sóc tại BVĐKTƯ Cần Thơ.
Ê kíp nội soi tiến hành nội soi đại tràng cấp cứu tại giường. Kết quả nội soi trực tràng cho thấy, máu đỏ tươi toàn bộ trực tràng bơm rửa sạch rất khó khăn. Trong quá trình nội soi thấy có 3 ổ loét đường kính từ 1-12mm, có một ổ loét còn nhú mạch máu đang chảy. Các BS kẹp 1 clip cầm máu, sau kẹp không xuất huyết.
Đại tràng ngang máu đỏ tươi, bơm rửa thấy gần góc gan một ổ loét đường kính lên đến 2,5cm có nhú mạch máu to, còn rịn máu đỏ tươi nên được kẹp 2 clip cầm máu, sau kẹp không xuất huyết. Sau can thiệp, sinh tồn bệnh nhân ổn định, ngưng vận mạch sau 1 giờ và ngưng thở máy.
Sáng 26-12, bệnh nhân tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn định, không tiêu máu đỏ thêm, niêm hồng, bệnh nhân đang tiếp tục được theo dỏi, điều trị tiếp tại Khoa Nội tiêu hoá BVĐKTƯ Cần Thơ.
Việc liên tiếp điều trị thành công các trường hợp cấp cứu đã khẳng định vai trò tuyến cuối của BVĐKTƯ Cần Thơ. Việc này mang lại niềm tin cho người dân ĐBSCL về năng lực giải quyết quyết những bệnh nhân cấp cứu của BV.
Văn Đức
Theo CAND
Bệnh bạch biến là gì? Bạch biến là bệnh rối loạn sắc tố ở da và niêm mạc, đặc trưng là xuất hiện các đốm trắng, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Ảnh minh họa Bác sĩ Phạm Đình Lâm, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết bạch biến là bệnh...