Phát hiện loài vật có ‘tửu lượng’ mạnh nhất thế giới
Ong bắp cày Vespa orientalis có khả năng uống rượu mạnh hơn cả sóc bay và ruồi giấm, thậm chí cả con người.
Ong bắp cày Vespa orientalis. Ảnh: bioparco.it
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ong bắp cày Vespa orientalis có thể sống sót trong nhiều tuần khi uống dung dịch đường có nồng độ ethanol lên tới 80%, điều chưa từng thấy ở bất kỳ loài động vật nào khác.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences ngày 21/10.
“Theo hiểu biết của chúng tôi, chưa có loài động vật nào khác có thể chống lại ethanol như vậy trong điều kiện tiêu thụ liên tục,” nhà động vật học Eran Levin thuộc Đại học Tel Aviv cho biết.
Sóc bay là loài động vật có vú có khả năng uống rượu tốt nhất trong các loài được nghiên cứu cho đến nay. Chúng có thể ăn mật hoa từ hoa cọ, có chứa một lượng nhỏ ethanol tự nhiên. Mật hoa này có thể chứa đến 3,8% ethanol. Tuy nhiên, trong phòng thí nghiệm, khi cho sóc bay uống 10% ethanol trong hai tuần, chúng đã có dấu hiệu suy gan.
Video đang HOT
Khả năng của V. orientalis là một điều bất ngờ. Ong bắp cày trưởng thành thường xuyên gặp phải rượu trong mật hoa do cây hoặc trái cây lên men.
Trong nghiên cứu, các nhóm ong bắp cày được cho ăn ethanol với nồng độ cao gấp 8 lần so với lượng có thể làm chết sóc bay.
Điều đáng ngạc nhiên là những con ong này vẫn sống lâu như những con ong không uống rượu. Chúng vẫn xây dựng tổ một cách gọn gàng và chính xác, cũng như không trở nên hung dữ hơn khi các nhà nghiên cứu mô phỏng sự xâm phạm.
Các xét nghiệm sinh lý học trong phòng thí nghiệm cho thấy ong bắp cày thực sự chuyển hóa ethanol cực nhanh. Khả năng giải độc nhanh này có thể là do sự hiện diện của nấm men lên men phong phú trong ruột của ong bắp cày. Đây là một môi trường lý tưởng cho nấm men sinh sản.
Do đó, có thể nói rằng nấm men đã giúp ong bắp cày trở thành chuyên gia giải độc rượu. Việc ong bắp cày lan truyền nấm men trong ruột của chúng sang nho có thể góp phần tạo ra một “terroir” bí ẩn, mang đến hương vị đặc biệt cho rượu vang của từng vùng.
Tác giả Sofia Bouchebti, nhà sinh thái học hành vi, hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về loài ong thú vị này, đặc biệt là tìm hiểu xem ethanol có thay đổi tương tác xã hội của ong bắp cày hoặc tần suất chăm sóc ấu trùng hay không. Ngoài ra, “Tôi rất muốn nghiên cứu hành vi của ong chúa khi uống rượu”, cô kết luận.
Khả năng động vật hoang dã xử lý rượu trong tự nhiên
Các nhà nghiên cứu cho biết, không chỉ con người sử dụng đồ uống có cồn, mà ngay cả động vật hoang dã cũng "chếnh choáng" vì rượu có sẵn trong tự nhiên, xuất phát từ hoa quả, mật hoa lên men.
Rượu xuất hiện trong hầu hết mọi hệ sinh thái trên Trái Đất, khiến cho hầu hết các loài động vật ăn trái cây ngọt và mật hoa, thường xuyên tiêu thụ chất gây say này.
Nhiều loài đã tiến hóa để chịu được rượu và một số loài khác lại học cách tự bảo vệ mình bằng rượu. Ví dụ như ruồi giấm thường đẻ trứng trong thực phẩm giàu ethanol, bảo vệ chúng khỏi ký sinh trùng. Cũng có những loài dường như không thể xử lý được tác động của rượu trong tự nhiên.
Sau khi tìm hiểu kỹ các bài báo nghiên cứu về động vật và rượu, nhóm nhà khoa học tại Đại học Exeter (Anh) đã tìm ra một "nhóm đa dạng" các loài đã tiêu thụ và thích nghi với ethanol từ hoa quả, mật hoa lên men.
Ethanol phổ biến trên Trái Đất từ khoảng 100 triệu năm trước, khi thực vật có hoa bắt đầu tạo ra trái cây ngọt và nấm men khiến mật hoa lên men. Hàm lượng cồn trong tự nhiên này thường thấp, khoảng 1% đến 2% cồn theo thể tích, nhưng trong quả cọ chín nẫu, nồng độ có thể lên tới 10%.
Trong một nghiên cứu, có bằng chứng bằng hình ảnh về tinh tinh hoang dã ở Đông Nam Guinea say sưa uống nhựa cây cọ raffia. Trong khi đó, những con khỉ nhện trên đảo Barro Colorado, Panama lại thích quả mombin vàng chứa từ 1% đến 2,5% cồn.
Băn khoăn về việc động vật tiêu thụ rượu trong tự nhiên có dẫn đến say xỉn hay không là một vấn đề khác. Có nhiều câu chuyện về động vật say xỉn, từ voi và khỉ đầu chó say quả marula ở Botswana, đến một con nai sừng tấm bị kẹt đầu trong cây ở Thụy Điển sau khi nhai táo lên men... Nhưng chúng không hề được đo nồng độ cồn.
Động vật thường xuyên ăn thực phẩm lên men có xu hướng chuyển hóa rượu nhanh chóng, tránh được những tác động tồi tệ nhất của nó. Nhưng một số loài vật không thường xuyên tiêu thụ ethanol, chúng có thể phải chịu hậu quả.
Việc xét nghiệm những con chim Bombycilla cedrorum chết do đâm vào hàng rào và các công trình khác, cho kết quả chúng đã bay dưới ảnh hưởng của rượu sau khi ăn quả chín nẫu của cây tiêu Brazil.
Vào đầu tháng này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv (Israel) phát hiện ra rằng ong bắp cày phương Đông có thể là loài động vật duy nhất có khả năng tiêu thụ lượng rượu không giới hạn mà không bị ảnh hưởng xấu đến hành vi hoặc gây tử vong.
Mặt tối của du lịch ghép tạng Từ năm 2008 đến nay, trên một số trang mạng xã hội như Telegram, Clesrweb hoặc Darkweb đã xuất hiện những quảng cáo về "du lịch ghép tạng", nhắm đến khách hàng là những người suy thận, suy gan, suy tim, hỏng giác mạc mắt..., muốn được cấy ghép để kéo dài sự sống. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế...