Phát hiện loài sứa lược mới ở độ sâu 3.900 m dưới biển
Duobrachium sở hữu phần thân ngắn và 2 xúc tu dài phía sau, sinh vật sống ở độ sâu 3.900 m ở vùng biển Puerto Rico.
Bí ẩn vết cắn chí mạng của loài sứa nặng tới 100 kg
Đâu đó ngoài biển cả, con sứa Nemopilema nomurai khổng lồ đang chờ đợi để giải phóng một loại nọc độc bí ẩn qua những chiếc xúc tu dài.
Nặng tới 200 kg, sứa Nemopilema nomurai hay còn gọi là Nomura là một trong những loài sứa lớn nhất thế giới.
Mỗi năm, nó tấn công hàng trăm nghìn người bơi lội ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Vết chích của Nomura sinh nọc độc, gây ra cơn đau tức thời và dữ dội, kéo theo đó là vết mẩn đỏ và sưng tấy.
Trong một số ít trường hợp, vết chích có thể dẫn tới sốc, chấn thương nặng hoặc thậm chí là thiệt mạng.
Một con sứa Nemopilema nomurai. (Ảnh:The Star)
Các nhà khoa học nhiều năm qua vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân vì sao nọc độc của sinh vật này trở nên nguy hiểm như vậy.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phân tích nọc độc của loài sứa này thông qua việc giải trình bộ gen, hệ phiên mã và protein.
Họ phát hiện ra rằng vết chích của Nomura có liên quan tới một hỗn hợp cực kỳ phức tạp của 200 chất độc. Mỗi một loại chất đốc có thể tấn công các cơ quan cụ thể hoặc gây hại cho cơ thể.
"Mặc dù chúng tôi đã cố gắng tinh chế độc tố gây chết người khỏi nọc độc của N. nomurai , nhưng thật khó để tách chúng ra khỏi các protein khác", nhóm nghiên cứu cho hay.
Nói cách khác, những chất độc này hết sức phức tạp và rất khó để phân tách từng chất độc để phân tích nếu không dùng tới các thí nghiệm khác.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã cắt và đóng băng xúc tu của một con sứa sống trước khi sử dụng phương pháp ly tâm để thu thập các tế bào châm ngứa vốn là nơi chuyên biệt chứa nọc độc của loài sứa.
Sau khi trích xuất các protein của nọc độc và tách chúng thành các nhóm khác nhau, các nhà khoa học tiêm từng phần protein vào chuột để xem phản ứng.
Kết quả, một nhóm 13 protein có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng. Một số nhắm vào màng tế bào, một số lại nhắm vào kênh kali trong khi số khác làm đông máu.
Ở quy mô lớn hơn, hậu quả bao gồm tắc nghẽn mạch máu của tim, thoái hóa mạch máu, làm chết tế bào ở gan, thay đổi ở thận và viêm phổi.
Phân tích xác chết của chuột, các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiễm trùng phổi và phù nề là nguyên nhân gây thiệt mạng nhiều nhất.
Kỳ thú đời sống sinh vật biển Bắc Cực Đại dương xanh biếc là ngôi nhà của muôn loài sinh vật biển, từ những vi tảo siêu nhỏ cho đến động vật to lớn nhất trên hành tinh. Bắc Cực là nơi có hệ sinh thái độc đáo bởi điều kiện băng giá ở đó. Bắc Cực với tài nguyên dầu khí vô cùng to lớn đang là mối quan tâm của...