Phát hiện loài hoa dại tưởng đã tuyệt chủng 40 năm trước tại Ecuador
Theo tờ Guardian (Anh), các nhà sinh vật học đã tìm thấy loài hoa dại Gasteranthus extincus – được cho là đã tuyệt chủng tại Ecuador 40 năm về trước do nạn phá rừng trên diện rộng ở nước này.
Loài hoa dại Gasteranthus extincus. Ảnh: theguardian.com
Đặc điểm của loài hoa này là có những cánh hoa màu cam neon, hình dáng như những chiếc túi chụm vào giúp dễ dàng được thụ phấn. Các nhà khoa học đã tìm thấy loài hoa dại nhiệt đới này ở chân núi Andes và ở những mảng rừng còn sót lại ở vùng Centinela của Ecuador, sau 40 năm chúng được nhìn thấy lần cuối cùng.
Theo các nhà khoa học, nạn chặt phá rừng tại miền Tây Ecuador vào cuối thế kỷ XX được cho là đã khiến cho một số loài thực vật tuyệt chủng, trong đó có Gasteranthus extincus.
Mặc dù hơn 97% rừng ở nửa phía Tây của Ecuador đã bị tàn phá hoặc chuyển thành đất nông nghiệp, trong đó có phần lớn khu vực Centinela Ridge, các nhà khoa học hồi mùa Hè năm ngoái đã bắt đầu tìm kiếm bằng cách rà soát các hình ảnh vệ tinh để xác định phần rừng nhiệt đới nguyên sinh còn nguyên vẹn. Sau vài giờ đầu tiên tìm kiếm, các nhà khoa học đã xác định được loài hoa này bằng cách tham khảo hình ảnh của các mẫu hoa khô, các bản vẽ tay và các tài liệu khác. Họ đã chụp ảnh lại và thu thập các bông hoa đã rụng trước đó một cách cẩn thận để không làm tổn hại những cá thể còn lại, nhằm đem đi phân loại.
Video đang HOT
Hiện nhóm nghiên cứu đang làm việc với các nhà bảo tồn Ecuador để bảo vệ một số loài vẫn đang phát triển tại vùng Centinelan, nơi loài hoa này sinh sống.
Dawson White, một nghiên cứu sinh tại Bảo tàng Field ở Chicago (Mỹ) tham gia công tác tìm kiếm, cho biết: “Việc khám phá lại loài hoa này cho thấy rằng không quá muộn để phát hiện những điều mới ngay cả trong những trường hợp xấu nhất, trong môi trường đa dạng sinh học bị thu hẹp và suy giảm”. Theo ông, các loài mới vẫn đang được tìm thấy và con người vẫn có thể cứu được nhiều loại thực vật trên bờ vực tuyệt chủng.
Kỳ lạ ếch thuỷ tinh trong suốt nhìn rõ toàn bộ bên trong cơ thể
Hai loài ếch thủy tinh mới được phát hiện ở Ecuador với chiếc bụng trong để lộ tim đỏ, gan trắng và hệ tiêu hóa.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học San Francisco de Quito phát hiện những con ếch có ngoại hình khác lạ gần khu vực khai thác đang hoạt động trên dãy Andes, Ecuador. Hai loài mới được đặt tên là ếch thủy tinh Mashpi và ếch thủy tinh Nouns.
Êch thuỷ tinh có phần lưng màu xanh lục nên khó phát hiện khi chúng ẩn nấp trên lá cây
Cả hai con ếch có ngoại hình trông rất giống nhau. Chúng có phần bụng trong suốt nhìn xuyên thấu để lộ tim đỏ, gan trắng, hệ tiêu hóa và trứng màu xanh lục trong cơ thể con cái.
Những con ếch trưởng thành có màu xanh lục hoặc xanh hơi vàng với các đốm màu vàng. Phần lưng của chúng hiện rõ vô số chấm nhỏ màu xanh đậm. Chúng sống trên cây về đêm và ngụy trang vào ban ngày ở mặt dưới của lá.
Theo các chuyên gia, dù có ngoại hình khá giống nhau và chỉ sống cách nhau vài km, nhưng khi phân tích DNA và ghi âm tiếng kêu của chúng cho thấy rằng đây là hai loài khác biệt.
Ếch thuỷ tinh trong suốt nhìn rõ toàn bộ bên trong cơ thể
Becca Brunner, một trong những nhà nghiên cứu giải thích rằng: "Khi khám phá những địa điểm cực kỳ xa xôi, chúng tôi có thể phát hiện ra các loài mới. Chỉ cần đi bộ vài km qua sườn núi là có thể tìm thấy một cộng đồng ếch khác với nơi bạn bắt đầu".
Khi mới phát hiện ếch thủy tinh Mashpi, các nhà nghiên cứu cho rằng đó là ếch thủy tinh Valerioi từng được tìm thấy ở các vùng đất thấp. Tuy nhiên, phân tích tiếng kêu của chúng thì họ phát hiện đây là hai loài khác biệt.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng dù mới chỉ được phát hiện trong thời gian ngắn nhưng cả hai loài ếch xếp vào danh sách 'có nguy cơ tuyệt chủng'.
Giáo sư Juan M. Guayasamín, đồng tác giả nghiên cứu cho biết những con ếch thuỷ tinh sống ở những vùng rừng bị phá huỷ nhiều liên quan đến nông nghiệp trong nhiều thập kỷ qua. Do mất môi trường sống nên số lượng loài ếch giảm.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu công bố vào đầu năm 2022 cho thấy 90 loài lưỡng cư đã bị xóa sổ do ảnh hưởng của bệnh nấm nguy hiểm. Nó ảnh hưởng đến ếch, cóc và kỳ nhông. Căn bệnh là thủ phạm gây ra sự sụt giảm dân số nghiêm trọng ở hơn 400 loài trong 50 năm qua.
Căn bệnh có tên chytridiomycosis, thường ăn da của các loài lưỡng cư, đe dọa khiến nhiều loài động vật bị tuyệt chủng.
Clip: Cầu thủ cầm tay đối thủ tát vào mặt mình rồi ngã xuống sân ăn vạ Sau khi cầm tay đối thủ tát mạnh vào mặt mình, hậu vệ Bryan Carrasco của Chile đã ngã vật xuống sân ăn vạ như thể mình vừa bị đánh nguội. Tình huống ăn vạ có 1-0-2 này diễn ra trong trận đấu giữa Ecuador và Chile, tại giải vô địch U20 Nam Mỹ. Cụ thể, phút 75 của trận đấu, Ecuador được...