Phát hiện lộ trình bí mật đưa nhiều người Việt vào châu Âu
Lực lượng bảo vệ biên phòng Lithuania đã phát hiện được tuyến đường bí mật mà nhiều người Việt di cư dùng để vào châu Âu.
Tuyến đường này đi qua Lithuania, vốn nằm rất xa về phía bắc so với lộ trình những người di cư khác thường dùng để vào châu Âu. Năm 2015, gần 1,5 triệu người di cư đã vào châu Âu bằng cách vượt Địa Trung Hải và xuyên qua các nước Balkan.
Ảnh: Express
Express dẫn lời lực lượng biên phòng Lithuania cho biết, các nhóm tội phạm thường đưa lậu người từ Belarus (quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu – EU) tới Lithuania, nước thành viên của EU.
Renatas Pozela thuộc lực lượng biên phòng Lithuania nói: “Tuyến đường chuyển tiếp đi qua Lithuania đã được sử dụng rất nhiều năm. Chúng tôi đã chứng kiến những nỗ lực mở các hành lang mới của người tị nạn Syria và Iraq, những người đang muốn tới các quốc gia Scandinavia”.
Video đang HOT
Hàng trăm người đã đi qua tuyến đường này để vào châu Âu là người Việt, một số trong đó làm việc ở Nga. Do kinh tế suy thoái, nhiều lao động phải tìm việc làm ở châu Âu. Họ đi từ Nga tới Belarus, rồi nhờ các nhóm chuyển lậu đưa vào EU.
Theo ông Poleza, giới chức Lithuania không thể làm gì để ngăn chặn người di cư do thiếu quan hệ đối tác với Nga.
Hoài Linh
Theo VNN
Châu Âu lạnh cóng, hàng chục người thiệt mạng
Tại Ba Lan, nhà chức trách cho biết có ít nhất 10 người chết vì thời tiết giá rét trong vài ngày qua. Nhiệt độ tại nước này có lúc giảm xuống dưới -20 độ C hôm 7-1 và nhiệt độ này có khả năng thấp hơn nữa vào nửa đêm.
Tại Bỉ, một người đàn ông thiệt mạng hôm 7-1 vì xe bị trượt khỏi đường cao tốc.
Trong khi đó, thời tiết lạnh giá là nguyên nhân gây ra cái chết cho 7 người vô gia cư tại Ý. Truyền thông địa phương đưa tin tuyết dày và gió mạnh khiến các chuyến bay đều bị đổi hướng, làm chậm phà, hủy các chuyến tàu và đóng cửa nhiều tuyến đường.
Hãng tin ANSA đưa tin một số trường học ở miền Nam nước Ý được lệnh đóng cửa hôm 9-1 vì tuyết không có dấu hiệu ngừng rơi và khiến một số khu vực bị chôn vùi. Ngay cả thủ đô Rome cũng không thoát khỏi cái lạnh khi các đài phun nước ở Quảng trường St. Peter đều bị đóng băng trong đêm.
Châu Âu chìm trong tuyết và cái lạnh cắt da thịt. Ảnh: AP
Một chiếc xe điện tại TP Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP
Nhà chức trách thủ đô Prague - Cộng hòa Czech cho biết 3 người tử vong vì thời tiết khắc nghiệt.
Còn tại TP Saint Petersburg, một người đàn ông cũng tử vong vì giảm thân nhiệt khi nhiệt độ ở mức - 24 độ C. Thi thể 2 người di cư Iraq bị đóng băng được tìm thấy tại một vùng rừng núi lạnh giá ở miền Đông Nam Bulgaria hôm 6-1.
Tại TP Thessaloniki - Hy Lạp, nhiệt độ chỉ còn -7 độ C. Theo Viện Khí tượng Na Uy, nhiệt độ tại Hy Lạp sẽ tiếp tục xuống thấp hôm 8-1. Ngay cả một số hòn đảo của Hy Lạp, vốn nổi tiếng với thời tiết đầy nắng và ấm áp, cũng bị bao phủ trong tuyết. Các tuyến đường đều tạm ngừng hoạt động tại phần lớn miền Bắc Hy Lạp vì băng tuyết.
Hiện tượng tuyết rơi dày cũng khiến TP Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ khốn đốn khi hãng hàng không Turkish Airlines buộc phải hủy hơn 650 chuyến bay. Hãng tin Anadolu đưa tin ngay cả eo biển Bosporus - một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất châu Âu - cũng bị đóng cửa trong khi các dịch vụ phà ngừng hoạt động.
Hãng tin Dogan cho biết một trong những tuyến đường cao tốc chính của Istanbul còn bị biến thành một bãi đậu xe bất đắc dĩ sau khi nhiều tài xế quyết định bỏ xe lại hôm 6-1 và đi bộ về nhà thay vì chiến đấu với tuyết và những con đường trơn trượt.
(Theo Người Lao Động)
Vì sao rồng châu Á không cần cánh vẫn bay vù vù? Quan niệm về rồng ở châu Á và châu Âu khác hẳn nhau nên dù không có cánh nhưng rồng châu Á vẫn bay nhẹ nhàng trên trời. Rồng châu Âu và rồng châu Á Rồng châu Á không có cánh nhưng vẫn biết bay. Rồng là loài vật hư cấu được phát triển và xuất hiện trong văn hóa nhiều quốc gia...