Phát hiện lỗ hổng nằm trong 95% thiết bị di động Apple
Tin tặc có thể sử dụng trang web, tin nhắn SMS và email để đánh lừa người dùng thiết bị di động của Apple tải về các ứng dụng giả mạo sau đó đánh cắp thông tin của họ.
FireEye cho biết một lỗ hổng trong hệ điều hành iOS của Apple cho phép các ứng dụng giả mạo, có thiết kế giống các ứng dụng thật như ứng dụng thanh toán hoặc email, thay thế ứng dụng chính hãng được cài đặt từ App Store.
Sau khi cài đặt, các ứng dụng này tự động truy cập vào thông tin cá nhân của người dùng và gửi chúng cho tin tặc mà không cần sự cho phép của người dùng. FireEye gọi kiểu tấn công này là “Masque Attack”.
Apple đã tung ra các tính năng bảo mật cho OS X và iOS của hãng nhằm cạnh tranh với Android của Google. Tuy nhiên, lỗ hổng mới được phát hiện cho thấy iOS ngày càng trở nên không an toàn.
FireEye cho biết lỗ hổng này ảnh hưởng tới tất cả các thiết bị di động của Apple chạy iOS 7 hoặc mới hơn, bất kể thiết bị đã được jailbreak hay chưa. Điều này có nghĩa là khoảng 95% thiết bị di động của Apple đang có nguy cơ bị tấn công.
Đây là lần thứ hai trong vài tuần các nhà nghiên cứu phát hiện ra những lỗ hổng an ninh trên iOS. Tuần trước, hãng bảo mật Palo Alto Networks đã phát hiện ra một mã độc tấn công vào iPhone cho phép cài đặt các ứng dụng chưa được phê duyệt tải về từ Internet lên iPhone khi iPhone kết nối với máy tính Mac. Mã độc này được đặt tên là “WireLurker” và được phát hiện tại Trung Quốc, nó dựa trên lỗ hổng tương tự lỗ hổng mà FireEye phát hiện ra.
FireEye đã thông báo vấn đề này với Apple từ tháng Bảy và quyết định công bố nó sau khi Palo Alto Networks công bố phát hiện của họ. “Chúng tôi nghĩ nó là vấn đề khẩn cấp và cần phải cho người dùng biết vì còn có nhiều cuộc tấn công chưa được các hãng bảo mật phát hiện ra”, FireEye cho biết.
Tuần trước, Apple cho biết đã tìm ra lỗ hổng mà Palo Alto Networks báo cáo, và đã có giải pháp khắc phục.”Như mọi khi, chúng tôi khuyên người dùng tải về và cài đặt phần mềm từ các nguồn đáng tin cậy”, Apple cho biết.
Apple chưa bình luận gì về lỗ hổng mới mà FireEye vừa báo cáo.
Theo Thongtincongnghe.com
Tìm hiểu các phiên bản Windows qua từng giai đoạn
Dưới đây là cái nhìn tổng quát về sự thay đổi của các phiên bản HĐH Windows trong suốt 31 năm kể từ khi phiên bản đầu tiên ra đời.
Video đang HOT
1. Windows 1.0 (1985)
Windows 1.0 chính thức được phát hành vào năm 1985, tức hai năm sau khi được giới thiệu với thế giới. Ban đầu Microsoft gọi nó là "Interface Manager", nhưng thay vào cái tên Windows sau khi định dạng chương trình được thiết kế.
2. Windows 2.0 (1987-1990)
Phiên bản Windows thứ 2 ra mắt vào năm 1987, giới thiệu các biểu tượng desktop, bộ nhớ mở rộng và khả năng nhiều cửa sổ xếp chồng lên nhau.
3. Windows 3.0 (1990)
Khi Windows 3.0 ra mắt vào năm 1990, nó trở thành phiên bản sử dụng rộng rãi nhất. Microsoft đã bán được 10 triệu bản sao Windows 3.0 trong hai tuần đầu tiên tung ra thị trường. Với Windows 3.0, Microsoft tăng cường đáng kể hiệu suất phần mềm, cải tiến biểu tượng ứng dụng và thêm 16 màu sắc vào phần đồ họa.
4. Windows 95 (1995)
Windows 95 là một trong những phần mềm nổi bật nhất của Microsoft phát hành cho đến nay. Biểu tượng nút Start xuất hiện lần đầu trên Windows 95, đi kèm phiên bản Internet Explorer. Microsoft đã bán được 7 triệu bản sao trong năm tuần đầu tiên phát hành.
5. Windows 98 (1998)
Windows 98 ra đời trong thời kì Internet bước vào giai đoạn cao trào. Microsoft mô tả nó là bản phát hành phần mềm thực sự đầu tiên cho người dùng. Khả năng đọc DVD và menu Quick Launch nằm trong số tính năng mới của Windows 98.
6. Windows ME (2000)
Với Windows ME ( hoặc Millennium Edition), Microsoft đã bổ sung thêm các tính năng tập trung vào phương tiện truyền thông mới, ví dụ như Windows Movie Maker. Đây cũng là phiên bản đầu tiên của Windows hỗ trợ tính năng System Restore (khôi phục hệ thống), cho phép phục hồi lại trạng thái hệ thống từ một điểm khôi phục.
Tuy nhiên, Windows ME phải đối mặt với một số chỉ trích khi tung ra thị trường. Trang PCWorld liệt kê nó trong danh sách các sản phẩm công nghệ tồi tệ nhất trong mọi thời đại khi khó cài đặt.
7. Windows XP (2001-2005)
Windows XP được khen ngợi về thiết kế thẩm mĩ và hiệu năng mượt mà. Tờ New York Times từng bình luận sử dụng Windows XP trên PC đem lại cảm nhận chắc chắn, nhanh chóng và vừa ý. Microsoft cũng nhấn mạnh về tính bảo mật trên hệ điều hành này.
8. Windows Vista (2006-2008)
Windows Vista giới thiệu một thiết kế mới và một số cập nhật nhỏ cho chương trình Windows hiện có, nhưng phiên bản này nhận rất nhiều phê bình. Nhiều ý kiến kết luận rằng không có lí do gì để nâng cấp lên Windows Vista từ XP.
9. Windows 7 (2009)
Windows 7 đã nhận được nhiều phản hồi tích cực khi ra mắt vào năm 2009. Trang công nghệ CNET gọi đây là "những gì Vista nên có". Hiện Windows 7 vẫn được sử dụng trong môi trường doanh nghiệp đến ngày hôm nay.
10. Windows 8/8.1 (2012 - nay)
Microsoft công bố Windows 8 vào tháng 10/2012 với giao diện người dùng hoàn toàn thay đổi so với desktop truyền thống, tập trung vào thiết kế hỗ trợ cảm ứng. Mục đích chính của Windows 8 là tối ưu hóa cho hệ điều hành máy tính bảng, nhưng Windows 8 bị người dùng thờ ơ vì giao diện phức tạp và thiếu trình đơn Start, buộc Microsoft đã mang trở lại với Windows 10.
11. Windows 10 (2015 trở đi)
Mới đây, Microsoft đã công bố phiên bản Windows 10 mới nhất. Bản cập nhật mới này vẫn giữ một số yếu tố mà Microsoft đã giới thiệu trong Windows 8 cũng như phần giao diện cũ giống như menu Start.
Theo Microsoft, Windows 10 là bản cập nhật phần mềm đầu tiên thực sự tối ưu hóa để làm việc trên tất cả các loại thiết bị kích cỡ màn hình khác nhau, từ máy tính bảng cho đến PC và điện thoại thông minh. Dự kiến, phiên bản này sẽ phát hành rộng rãi vào năm 2015.
Theo Thongtincongnghe.com
Microsoft đang quá chậm để bắt kịp Android Smartphone hàng đầu mà Microsoft ra mắt năm sau sẽ không sở hữu những tính năng cao cấp như kì vọng của người sử dụng. Microsoft Lumia 535 mới ra mắt hướng đến thị trường người dùng thu nhập thấp. Microsoft đang trong quá trình thay đổi thương hiệu smartphone và tất cả mọi thứ liên quan đến phần mềm bên trong thiết...