Phát hiện lãnh địa 3.000 năm trên… đỉnh núi lửa của bộ tộc thần bí
Các nhà khoa học đã phát hiện ra những bức tường dày ở một vị trí khó tin – trên đỉnh ngọn núi lửa chết Arthur’s Seat ở Anh.
Khu di tích dần hé lộ là một pháo đài kỳ vĩ, nơi rất nhiều người từng trú ẩn 3.000 năm trước. Những con người thần bí xây nên nó chính là bộ tộc Votadini, một bộ tộc Celtic thời kỳ đồ sắt sống ở Đông Nam xứ Scotland và Đông Bắc xứ England (Vương quốc Anh).
Một nhà khảo cổ tại hiện trường – ảnh: CFA Archaeology
Votadini vẫn là cái tên đầy bí ẩn, ma mị đối với các nhà khảo cổ Anh quốc. Họ để lại thế giới những công trình gây choáng vàng như khu chôn cất vĩ đại Traprain Law ở Đông Lothian – nơi được cho là thủ đô của họ.
Video đang HOT
Theo nhóm nghiên cứu từ Cơ quan Lịch sử và môi trường Scotland, phát hiện mới trên đỉnh Arthur’s Seat đã lý giải sự biến mất của bộ tộc lẫy lừng và bí ẩn này: họ đã bị quân La Mã đè bẹp, đất đai, thành trì bị chiếm đóng, để rồi con người bị đồng hóa dần, giờ đã lẫn trong cộng đồng Scotland.
Những bức tường đá cao tới 5,4m, dày 1,2 m đã chặn một bên đỉnh Arthur’s Seat, trong khi vách đá tự nhiên che chắn phía còn lại.
“Ngọn đồi núi lử” danh tiếng – ảnh: David Monniaux
Arthur’s Seat là một ngọn núi lửa đã tắt thuộc địa phận Edinburgh, nay trông như một ngọn đồi lớn. Về khảo cổ, ngọn núi lửa nổi tiếng lần đầu vào mùa hè năm 1836, khi 17 quan tài Lilliputian chứa những con búp bê nhỏ phục sức như người thật được tìm thấy trong một hốc đá phía Đông Bắc.
Trong truyền thuyết của người Scotland, vua Arthur vĩ đại của bộ tộc tổ tiên Anglo-Saxon đã được đặt trong một quan tài kính khi an nghỉ, và đặt ngay giữa ngọn đồi núi lửa này. Vì vậy nơi đây mang tên Arthur’s Seat.
Núi lửa Sinabung (Indonesia) phun trào nhiều lần, cảnh báo dung nham lạnh
Núi lửa Sinabung phun trào với cột tro bụi cao 5.000m so với đỉnh núi (khoảng 7.460 m so với mực nước biển).
Hôm nay (10/8) núi lửa Sinabung, phía Bắc đảo Sumatra, Indonesia tiếp tục phun trào lần thứ 2 sau hơn 1 năm không hoạt động đã nâng mức cảnh báo khu vực xung quanh núi lửa lên mức độ 3.
Núi Sinabung phun trào sáng 10/8. (Nguồn :AFP)
Theo người đứng đầu trạm quan trắc núi Sinabung, ông Armen, sáng nay, núi lửa Sinabung phun trào với cột tro bụi cao 5.000m so với đỉnh núi (khoảng 7.460 m so với mực nước biển). Cao hơn so với các trận phun trào trước đó 2 ngày gấp 5 lần.
Người dân và du khách được yêu cầu di dời ra khỏi khu vực bán kính từ 4 đến 5 km từ đỉnh núi.
Hai đợt phun trào khiến toàn bộ các công trình, nhà ở, đồng ruộng của người dân khu vực này bị phủ dày tro bụi. Người dân được yêu cầu đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Quân đội và cảnh sát Indonesia đã tiến hành tuần tra an ninh quanh khu vực này để người dân không đi vào khu vực đỏ.
Chính quyền tỉnh Bắc Sumatera cũng yêu cầu người dân nhận thức về mối đe dọa của các dòng dung nham lạnh chảy xuống sông sau vụ phun trào gây nguy hiểm chết người và đề phòng mưa tro núi lửa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Lần cuối cùng núi nửa Sinabung thức giấc là vào tháng 6/2019 với cột tro cao 2.000 m từ đỉnh núi.
Indonesia là quốc gia nằm trong khu vực "Vành đai lửa" của Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo thường xảy ra va chạm khiến tình trạng động đất, núi lửa dễ xảy ra hơn các khu vực khác./.
Những quan tài hình nhân trên vách đá ở Peru Nằm ở vị trí khó tiếp cận tại độ cao 2.000 m, những quan tài cổ của người Chachapoya có niên đại từ thế kỷ 15 đến nay vẫn mang nhiều bí ẩn. Di tích lịch sử hiếm hoi thuộc về người Chachapoya nằm giữa hẻm núi dốc của dãy Andes và khu rừng nhiệt đới bao la ở vùng Amazonas (Peru). Vào...