Phát hiện khu rừng hóa thạch 290 triệu năm tuổi ở Brazil
Các nhà khoa học Brazil vừa công bố phát hiện về một khu rừng hóa thạch ước tính khoảng 290 triệu năm tuổi ở bang Paraná, miền Nam nước này.
Hóa thạch của các thân cây tại khu rừng hóa thạch ở Ortigueira, bang Paraná, miền nam Brazil, ngày 15/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, nhà địa chất học Thammy Mottin tại Đại học Paraná – trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết các nhà khoa học tại Đại học liên bang Rio Grande do Sul và Đại học California (Mỹ) đã phát hiện hóa thạch của 164 thân cây lycophytes (thuộc nhóm thực vật hoa ẩn có mạch hiện đã tuyệt chủng – sinh sản bằng bào tử và không có quả, hoa hay hạt) trong điều kiện bảo quản gần như nguyên vẹn.
Ông Mottin giải thích những thân cây lycophytes này được bảo quản tốt là do chúng bị chôn vùi đột ngột và dần dần bị bao phủ bởi một lớp trầm tích dầy.
Khu rừng hóa thạch ở Ortigueira, bang Paraná, miền nam Brazil, ngày 15/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu xác định rằng khoảng 290 triệu năm trước, một trận lũ lớn từ một con sông gần đó đã gần như nhấn chìm toàn bộ khu rừng lycophytes này.
Theo ông Mottin, với niên đại ước tính khoảng 290 triệu năm, những hóa thạch vừa được phát hiện đại diện cho một trong những dạng thực vật nguyên thủy nhất trong lịch sử Trái đất.
Hóa thạch được phát hiện tại khu rừng hóa thạch ở Ortigueira, bang Paraná, miền nam Brazil, ngày 15/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Khám phá này cho phép các nhà khoa học hiểu thêm về cách thức phân bố trong không gian và tương tác với môi trường của các loài thực vật đầu tiên trên hành tinh Xanh.
Phát hiện hố sâu khổng lồ ở đáy Bắc Băng Dương
Các nhà địa chất học ghi nhận hiện tượng nhiều hố lớn được hình thành với tốc độ "lạ thường" ở đáy Bắc Băng Dương, CNN đưa tin ngày 15/3.
Nghiên cứu được thực hiện trong một vùng biển rộng 26 km vuông ở biển Beaufort của Canada, một phần của Bắc Băng Dương. Qua so sánh hình ảnh đáy biển năm 2010 và 2019, các nhà khoa học phát hiện 41 hố sâu mới được hình thành trong vòng 9 năm.
Các hố này thường hình tròn hoặc oval và có độ sâu trung bình 6,7 m. Trong đó, hố lớn nhất sâu tới 29 m, có chiều dài 225 m và chiều rộng 95 m - bằng cả một ô phố trong đô thị.
Một hố lớn sâu tới 29 m đã được các nhà khoa học phát hiện dưới đáy Bắc Băng Dương. Ảnh: CNN.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng phát hiện một số "đồi băng" được hình thành trong khoảng thời gian này. Chúng có chiều cao trung bình 10 m và đường kính khoảng 50 m và được làm từ băng.
Giới chuyên gia nhận định hiện tượng này chưa thể giải thích qua lăng kính biến đổi khí hậu thông thường.
"Dữ liệu mà chúng tôi có không cho thấy xu hướng ấm lên ở vùng nước sâu khoảng 150 m dưới đáy biển", nhà địa chất học Charlie Paull, một trong những tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Theo các nhà khoa học, những hố này có thể là kết quả của sự thay đổi về khí hậu sâu xa hơn qua hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, khi băng vĩnh cửu dưới đáy biển phản ứng chậm hơn trước các tác động của khí hậu so với trên đất liền.
"Chúng tôi biết rằng các thay đổi lớn đang xảy ra quanh vùng Bắc Băng Dương, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể sử dụng công nghệ để thấy những thay đổi này đang diễn ra cả ở ngoài khơi", ông Paull nhận xét.
"Những thay đổi lớn này sẽ đem lại hàm ý quan trọng cho mọi công trình được đặt dưới đáy biển", ông Paull chia sẻ. Giờ đây, số công trình ở vùng hẻo lánh thuộc Bắc Băng Dương này không lớn. Tuy vậy, điều này có thể thay đổi nếu Trái Đất ấm lên và khiến khu vực này dễ tiếp cận hơn".
Clip: Tông trúng ô tô đang quay đầu, xe máy bốc cháy ngùn ngụt Sau cú tông mạnh vào ô tô đang quay đầu, chiếc xe máy bị rách bình xăng khiến lửa bốc lên dữ dội. Vụ va chạm xảy ra tại một ngã tư ở Salto do Lontra, bang Paraná, Brazil và đã được camera giám sát ghi lại. Cụ thể, một chiếc ô tô đang xi nhan quay đầu ở ngã tư vắng thì...