Phát hiện khối lạ ở ngực khi tắm, tưởng không sao, đi massage tự chữa, 5 tháng sau người phụ nữ nhận tin sốc
Cách tự chữa trị bằng xoa bóp không có tác dụng và cuối cùng bác sĩ phát hiện vấn đề nguy hiểm ở ngực.
Các bác sĩ cho rằng, các khối u ở vú đa số là lành tính nhưng cũng có trường hợp ác tính nếu như phát hiện muộn. Chị Chen (sống ở Trung Quốc) ngoài 40 tuổi đã không tin nổi khi nhận kết quả khám của bác sĩ. Lúc đến khám, chị Chen có ngực chuyển sang màu đỏ, triệu chứng da điển hình của người mắc ung thư vú.
Kết quả khám cho thấy, kích thước khối u là 10cm và xuất hiện di căn. Vì phát hiện muộn nên cơ hội chữa trị của bệnh nhân này đã bị bỏ qua, bác sĩ chỉ còn cách tiến hành hóa trị.
Nói về sự muộn màng khi đi khám, cô Chen cho hay, khoảng nửa năm trước, cô vô tình chạm thấy một khối u ở ngực phải khi đang tắm. Lúc đó, kích thước bé chỉ khoảng 3cm. Vì khối này không đau, ngứa mà vú vẫn bình thường nên cô Chen không mấy bận tâm.
Cô Chen kể với em gái về khối u ở vú. Người em cũng nói các khối u ở vú không đáng lo, chỉ cần nghỉ ngơi, đừng lo lắng. Tuy nhiên, khối u cứ lớn dần lên. Cô em gái khuyên Chen xoa bóp, giác hơi để khối u biến mất. Tuy nhiên, phương pháp này chẳng hề có tác dụng.
Cô thực hiện massage ngực 2 lần/tuần, mỗi lần 1 tiếng. Năm tháng sau, vùng ngực đỏ ửng. Cô Chen lo lắng hỏi nhân viên trị liệu massage và nhận được câu trả lời rằng đó là dấu hiệu cho thấy hiệu quả của phương pháp này. Triệu chứng sẽ giảm dần đi.
Một tháng sau, mọi thứ diễn biến theo chiều hướng xấu hơn, triệu chứng ửng đỏ không giảm mà càng lan rộng. Cho đến khi cô cảm thấy kích thước khối u tăng lên mới đi khám.
Vì kích thước khối u đã lớn nên cô Chen được bác sĩ đề nghị hóa trị trước mới xem xét có thể phẫu thuật không. Sau hơn nửa năm chữa trị, khối u di căn vào phổi.
Video đang HOT
Bác sĩ tỏ ra đáng tiếc cho trường hợp của Chen. Bởi cơ hội phát hiện sớm ung thư đã bị bỏ qua do chủ quan.
Nếu phát hiện khối lạ ở vú hay bất cứ khu vực nào trên cơ thể cũng đừng chủ quan. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định được nguyên nhân thực sự là gì, cũng đừng sử dụng các cách truyền miệng để chữa trị.
Bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em
Khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để sớm phát hiện những bất thường trong cơ thể và cả ở vú. Việc phát hiện khối u ở vú thông qua khám sức khỏe định kỳ không hiếm. Vì vậy, bạn nên duy trì việc khám định kỳ.
2. Tự kiểm tra
Theo khuyến cáo, từ 20 tuổi, phụ nữ nên tự kiểm tra vú định kỳ mỗi tháng 1 lần, tốt nhất là sau khi hết kinh 5 ngày, vì đây là thời điểm vú mềm và dễ cảm nhận nhất. Bạn phải tự kiểm tra đều đặn ngay cả khi đã mãn kinh. Bạn có thể tự kiểm tra vú tại nhà với các bước như sau:
3. Chú ý thời gian khám sàng lọc
Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên bắt đầu định kỳ đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa 1 năm một lần. Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên khám sàng lọc ung thư vú hàng năm bằng chụp xquang tuyến vú.
Bị ung thư vú có nên tiếp tục uống sữa đậu nành?
Tôi bị ung thư vú giai đoạn 2 thể nội tiết. Trước đây, tôi có thói quen uống sữa, nhất là các loại sữa hạt nhưng tôi nghe mọi người truyền tai nhau uống sữa đậu nành làm phát triển khối u.
Thưa bác sĩ, thông tin này có đúng không? Tôi đang điều trị có nên tiếp tục uống sữa và sau khi điều trị có nên kiêng các sản phẩm từ đậu nành? (Lan Anh)
GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội): Tôi hiểu tâm trạng của bạn khi điều trị ung thư vú. Đầu tiên, tôi cũng phải nói lại nguyên tắc trong điều trị cho bệnh nhân ung thư đó là làm thế nào để đảm bảo tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh. Cho dù là ung thư gì thì khẩu phần ăn cũng cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng protein, lipid và các vi chất.
Với bạn là ung thư vú và câu hỏi của bạn là có nên tiếp tục uống sữa, đặc biệt là sữa từ các loại hạt hay đậu nành không, tôi xin trả lời sữa là thức ăn tốt với người bị bệnh ung thư. Trong sữa có các chất dinh dưỡng từ chất đạm, chất béo, đường, các vitamin khoáng chất đã được tính toán ở mức độ cân bằng tỉ lệ giữa protid, lipid, cũng như các vitamin và khoáng chất.
Vì vậy, với bệnh nhân ung thư sữa là thực phẩm hết sức quan trọng. Vì thế, nếu như bạn đang uống sữa mà không có vấn đề gì về tiểu đường, thận thì chúng ta có thể uống các loại sữa mà bạn yêu thích.
Trường hợp bị tiểu đường, bệnh thận thì chúng ta sẽ tìm nguồn sữa phù hợp cho người bệnh này.
Về câu hỏi mối liên hệ giữa sữa đậu nành với người bị ung thư vú, thì đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào chỉ ra uống sữa đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư vú hay làm trầm trọng bệnh ung thư vú lên.
Ngược lại một số nghiên cứu của Nhật Bản và trên thế giới chỉ ra rằng trong đậu nành có chất isoflavone, các nội tiết tố nữ estrogen tốt cho phụ nữ bình thường ở độ tuổi sinh đẻ.
Với người bệnh ung thư, không có bằng chứng nào cho thấy các chất này làm cho bệnh ung thư nặng hơn. Thậm chí có nghiên cứu thấy rằng nếu chúng ta uống sữa đậu nành ở một hàm lượng nhất định, khoảng 15g một ngày thì nó còn có kết quả tốt hơn là không uống sữa đậu nành đối với người ung thư vú. Nghiên cứu này đã được chứng minh bởi người Nhật.
Vì thế, nếu bạn đang uống sữa thì tiếp tục uống sữa, nếu thích uống sữa đậu nành thì bạn có thể uống mỗi ngày 1-2 ly sữa đậu nành thì không có ảnh hưởng gì nguy hại đến tình trạng ung thư của bạn.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư vú gồm:
- Khối u không đau ở ngực
- Thường xuyên bị ngứa và rát quanh núm vú
- Núm vú bị rỉ máu, tiết dịch khác thường hoặc thụt vào, co lại
- Làn da trên vú bị sần da cam, dày lên hoặc bị lún xuống, có nếp gấp.
- Có hạch ở hố nách.
Sàng lọc ung thư vú:
Đối với các chị em có nguy cơ mắc bệnh ở mức trung bình, nên bắt đầu chụp nhũ ảnh sàng lọc ung thư vú mỗi 1-2 năm/lần, kể từ lúc 40 tuổi và không quá 50 tuổi. Xét nghiệm sàng lọc nên thực hiện định kỳ cho đến ít nhất là năm 75 tuổi.
Dấu hiệu ở nách có thể là cảnh báo bệnh ung thư vú chết người Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất, vì vậy việc phát hiện các triệu chứng của căn bệnh này là rất quan trọng, theo Express. Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết, sưng hoặc nổi u xung quanh nách có thể do ung thư vú đã di căn đến các hạch bạch huyết ở những vùng đó - ẢNH MINH...