Phát hiện khoáng chất từ ngoại hành tinh
Trong vòng 4 năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện 31 khoáng chất có chứa carbon trong một thiên thạch.
Một trong số khoáng chất đó khiến họ quan tâm nhiều nhất, bởi nó có thể có nguồn gốc từ lõi một ngoại hành tinh (hành tinh ngoài Hệ Mặt trời).
Một thiên thạch bay gần Trái đất
Vào năm 1951, các nhà khoa học tìm thấy một thiên thạch kích cỡ quả chanh ở gần thành phố Wedderburn, bang Victoria (Australia). Thiên thạch được đưa vào bộ sưu tập của Bảo tàng Victoria. Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã nghiên cứu thiên thạch này. Việc đó đã khiến cho khối lượng thiên thách giảm từ 220g xuống còn 71g!
Năm 2018, các nhà khoa học ở Viện Công nghệ California CalTech (Mỹ) nhận được một mảnh nhỏ từ thiên thạch này. Họ dự định kiểm tra xem thiên thạch có chứa các khoáng chất hiếm hay không. Kết quả là đúng như họ dự đoán.
Các nhà khoa học ở CalTech đã phát hiện hợp chất nguyên tử sắt và carbon với cấu trúc đặc trưng. Khoáng chất này được đặt tên là edscottite (nhằm vinh danh nhà nghiên cứu thiên thạch Edward Scott ở ĐH Hawaii, Mỹ).
Video đang HOT
Trước đó, các nhà khoa học cũng bắt gặp edscottite trong các lò luyện kim. Khoáng chất này là một trong các pha mà qua đó sắt được luyện thành thép.
Được biết, từ những năm 70 thế kỷ trước, nhưng mãi đến năm 2019 edscottite mới được đặt tên; bởi theo lẽ thông thường, các khoáng chất được đặt tên sau khi được phát hiện trong tự nhiên.
Sử dụng kính hiển vi điện tử, các nhà nghiên cứu ở CalTech đã phát hiện edscottite trong thiên thạch từ Wedderburn. Khoáng chất này hình thành như thế nào? Đến nay họ vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng.
Theo nhà nghiên cứu Geoffrey Bonning ở ĐH Quốc gia Australia (ANU), khoáng chất này có thể bị bắn ra từ nhân của một ngoại hành tinh khác, hình thành do nhiều tiểu hành tinh liên kết lại với nhau.
“Thiên thạch này chứa nhiều carbon. Khi thiên thạch nguội đi, sắt và carbon liên kết với nhau, tạo ra edscottite” – Tiến sĩ Stuard Mills ở Bảo tàng Victoria cho biết.
Ngoại hành tinh nói trên có thể đã va chạm với một thiên thể khác và bị phá hủy. Các mảnh vỡ của nó văng vào không gian vũ trụ. Một trong những mảnh vỡ đó có thể là thiên thạch ở Wedderburn.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Bí ẩn hồ nước sinh ra tổ tiên cổ xưa nhất của chúng ta
Vật liệu chiếm 1% cơ thể con người hiện đại, quan trọng trong việc tạo ra sự sống đầu tiên trên trái đất đã được tìm thấy trong các hồ nước bí ẩn ở Mỹ, Ấn Độ và Kenya.
Dấu hiệu sớm nhất của sự sống trái đất có thể đã xuất hiện và tiến hóa trong các hồ nước cổ xưa có hàm lượng phốt pho cực cao, nghiên cứu mới từ Đại học Washington (Mỹ) đã tiết lộ.
Phốt pho là nguyên tố chiếm khoảng 1% trong cơ thể con người và là một phần tất yếu của mọi sinh vật sống trên trái đất. Nó là một trong 6 nguyên tố hóa học chính của sự sống, "xương sống" của các phân từ DNA và RNA. Nhưng khoáng chất này vô cùng khan hiếm.
Vì vậy suốt 50 năm, các nhà khoa học đã cố tìm ra câu trả lời về việc làm sao trái đất sơ khai và vô hồn có thế sản xuất đủ phốt pho để "nặn" nên muôn loài.
Hồ Mono tuyệt đẹp ở Mỹ là phiên bản hiện đại của những hồ nước bí ẩn từng tinh ra thủy tổ muôn loài - ảnh: Mathew Dillon
Trong nghiên cứu vừa được công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences này, các nhà khoa học đã có đáp án: một số hồ nước trên trái đất rất giàu carbon, điều kiện để các phân tử phốt phát không bị phá hủy, vì vậy tích trữ đủ phốt pho để dẫn đến các phản ứng hóa học sinh ra chuỗn DNA và RNA nguyên thủy.
Để sở hữu điều kiện đó, các hồ nước này phải hình thành trong môi trường khô ráo, có tốc dộ bay hơi cao, nước trong hồ là một dung dịch mặn và kiềm. Đó là thứ mà chúng ta gọi là "hồ kiềm" hay "hồ soda", có thể được tìm thấy trên cả 7 lục địa của trái đất hiện đại.
Và phiên bản hiện đại hơn của những hồ nước bí ẩn và kỳ diệu đó chính là hồ Mono ở California, hồ Magadi ở Kenya và hồ Lorna ở Ấn Độ. Nước từ các hồ này đã được đưa về phòng thí nghiệm và các nhà khoa học nhận ra rằng so với nước biển, chúng có thể chứa hơn 50.000 lần phân tử phốt phát chứa nguyên tử phốt pho.
Trong hầu hết các hồ khác trên trái đất, nguyên tố canxi thường liên kết với phốt pho để tạo ra khoáng chất canxi phốt phát rắn, thứ không dành cho sự sống. Nhưng với môi trường giàu carbon của các hồ này, carbon đã giành phần liên kết với canxi, do đó phốt pho được tự do và sẵn sàng cho "phản ứng sự sống".
Rất nhiều năm về trước, trái đất non trẻ từng sở hữu nhiều hồ như thế, với một phần lớn có nguồn gốc từ các vụ va chạm thiên thạch.
Điều này có vẻ phù hợp với một nghiên cứu trước đó do Đại học Hawaii (Mỹ) dẫn đầu, chứng minh rằng các hạt phủ đầy carbon dioxide, phốt pho và nước đã bám trên các thiên thạch và sao chổi, rơi xuống trái đất, gieo mầm phốt phát và axit diphotsphoric, 2 yếu tố chính tạo nên các "khối xây dựng sự sống".
Vì vậy, có thể nói từ các phiên bản cổ xưa của các hồ nước bí ẩn và kỳ lạ này, tổ tiên của muôn loài, bao gồm chúng ta, đã được sinh ra trên trái đất.
A. Thư
Theo nld.com.vn/Daily Mail, University of Washington
Người đàn ông bất ngờ tìm thấy thiên thạch cực hiếm trong công viên ở Úc Vào năm 2015, người đàn ông có tên David Hole là người đã tìm kiếm tại công viên khu vực Maryborough gần Melbourne, Úc và bất ngờ tìm được một vật thể hiếm còn quý hơn vàng. Được trang bị một máy dò kim loại, David Hole phát hiện ra một thứ khác thường là một tảng đá màu đỏ rất nặng nằm...