Phát hiện kho vàng – bạch kim vô tận: cặp ‘quái vật vũ trụ’ đáng sợ
Các nhà khoa học đã xác định được thứ hợp lý nhất để giải thích cho nguồn gốc vàng và bạch kim trên Trái Đất cũng như trong mọi thế giới khác: sao neutron – “quái vật” khủng khiếp lang thang giữa các vì sao.
Để một nguyên tố nặng như vàng hay bạch kim ra đời, các proton trong nguyên tử cần được ép dưới một năng lượng khổng lồ.
Thứ gì đủ mạnh mẽ đế cung cấp cho thế giới những kim loại quý mọi người say mê đó là câu hỏi mà các nhà vũ trụ học cố giải đáp trong thời gian qua.
Theo Phys.org, từ lâu có 2 giả thuyết được ủng hộ nhất về thứ tạo ra vàng và bạch kim: một là vụ hợp nhất của 2 sao neutron, hai là sự hợp nhất giữa một sao neutron và một lỗ đen.
Một vụ hợp nhất 2 sao neutron – Ảnh: Quỹ Khoa học Quốc giaLIGO/Đại học Bang Sonoma/A. Simonnet
Sao neutron vốn nhỏ bé nhưng là “quái vật” ngoại hạng của vũ trụ. Nó thường là sản phẩm từ 2 lần chết đi của một ngôi sao khổng lồ, gom góp siêu năng lượng từ vật thể sống trước đó để trở thành một thứ nhỏ bé nhưng mang siêu năng lượng, với từ trường mạnh khoảng 1 tỉ lần Trái Đất.
Nghiên cứu từ hai viện – trường của Mỹ là Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học New Hampshire đã khẳng định giả thuyết thứ nhất là hợp lý, dựa trên sự so sánh sản lượng kim loại nặng giữa mô hình 2 dạng hợp nhất.
Video đang HOT
Sao neutron vốn đã mạnh, sự va chạm và hợp nhất 2 “quái vật” đồng dạng càng tạo ra một trường năng lượng khủng khiếp hơn, ép các proton trong nguyên tử lại nhau để tạo nên các nguyên tố nặng, năng lượng càng mạnh càng tạo ra thứ nặng hơn, mà đỉnh điểm là vàng và bạch kim.
Nguồn gốc từ vụ hợp nhất sao neutron và lỗ đen bị loại bỏ vì lý do đơn giản: dù cũng là 2 “quái vật” siêu năng lượng, nhưng mô hình – dựa theo dữ liệu mà 2 đài thiên văn LOGO và Virgo thu thập được – cho thấy lỗ đen rất có thể sẽ phóng ra tia lửa và phun mất các kim loại nặng trước khi nuốt chửng luôn sao neutron.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters.
Những tòa nhà độc đáo ở nơi quanh năm băng tuyết trắng xoá
Nhiệt độ khắc nghiệt dẫn đến cảnh quan cằn cỗi, dân cư thưa thớt và những toà nhà đặc biệt đã thu hút nhiếp ảnh gia người Áo Gregor Sailer đến cực bắc để thực hiện bộ ảnh độc đáo.
Power Station Krafla, một nhà máy điện địa nhiệt ở Iceland.
Nhiếp ảnh gia người Áo Gregor Sailer đã dành 4 năm để đến thăm nhiều khu vực như Canada, Na Uy, Greenland và Iceland, ghi lại hình ảnh của một số công trình kiến trúc ở cực bắc của thế giới.
"Tôi thích bầu không khí trong lành, ánh sáng tuyệt vời ở cực bắc. Vùng đất hoang dã, điều kiện thời tiết khắc nghiệt như muốn giết chết bạn", Gregor Sailer cho biết.
Nhiếp ảnh gia tập trung sự chú ý của mình vào khoảng một chục cơ sở nghiên cứu khoa học, các căn cứ quân sự và các trung tâm phát triển kinh tế và khai thác nguyên liệu thô.
Giống như chính khu vực, những cơ sở này thường có ngoại hình góc cạnh và lạnh lẽo, các hình dạng hình học sắc nét, độc đáo. Nhiếp ảnh gia nói: "Tôi cố gắng tạo ấn tượng về toàn bộ không gian mà tôi đang làm việc, sau đó tôi quyết định những chi tiết nào quan trọng cần chụp".
Công trình này là một nền tảng cho giàn khoan thăm dò ở Biển Beaufort
Các cơ sở nghiên cứu EastGRIP ở Greenland
Khi thực hiện dự án Gregor Sailer đã phải chịu đựng những cơn bão tuyết và chịu nhiệt độ thấp hơn âm 15 độ C. Để giảm thiểu lo lắng trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, Gregor Sailer sử dụng máy ảnh film, không phụ thuộc vào pin vì pin nhanh chóng cạn kiệt ở nhiệt độ thấp dưới mức đóng băng.
Một số bức ảnh của Sailer tập trung vào Đài quan sát Bắc Cực Trung Quốc-Iceland, một nỗ lực chung giữa hai nước nhằm thu thập dữ liệu về các tương tác giữa mặt trời và mặt đất trong khí quyển vùng cực, chẳng hạn như cực quang.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến các khu vực mà Gregor Sailer đến thăm. Nhiều tòa nhà anh chụp ở Tuktoyaktuk đang bị đe dọa vì sự xói mòn của lớp băng vĩnh cửu. Anh giải thích rằng khi nền móng của công trình bị xâm phạm, các cấu trúc cũ bắt đầu nghiêng và lún xuống đất do băng tan.
Tại EastGRIP, các nhà khoa học khoan vào dải băng vĩnh cứu để phục vụ cho mục đích nghiên cứu
Barracks ở Kangerlussuaq, Greenland, địa điểm có nhiều căn cứ quân sự cũ
Một số cơ sở mà Gregor Sailer chụp dành riêng cho việc tìm hiểu biến đổi khí hậu như các địa điểm khoan lõi băng ở Kangerlussuaq, Greenland. Tại đây các nhà nghiên cứu quốc tế phân tích sự tích tụ của băng qua hàng trăm nghìn năm để hiểu rõ hơn về sự thay đổi của khí quyển và thời tiết.
Nghiên cứu tại EastGRIP nhằm mục đích tìm hiểu điều kiện khí hậu trước và hành vi của suối băng.
Hình ảnh về một cơ sở quân sự ở Na Uy
Cơ sở Ramfjordmoen, gần Troms, Na Uy dùng để nghiên cứu sự tương tác giữa Trái đất và Mặt trời.
Đài quan sát Bắc Cực Trung Quốc-Iceland, kết quả của sự hợp tác khoa học giữa các tổ chức nghiên cứu ở hai nước.
Tàu thám hiểm Perseverance hé lộ quá khứ của sao Hoả Hình ảnh mới do tàu thám hiểm Perseverance chụp lại tiết lộ những gì đã xảy ra trước khi hồ nước sao Hỏa cổ đại biến mất. Tàu thám hiểm Perseverance chụp hình ảnh này từ bãi đáp của nó sau khi hạ cánh trên sao Hoả Các nhà khoa học có cơ hội quay ngược thời gian về thời điểm sao Hoả...