Phát hiện ‘kho báu’ ngoài khơi Ai Cập
Viện Khảo cổ học dưới nước Châu Âu (IEASM) tuyên bố tìm thấy những kho báu và bí mật mới tại một ngôi đền bị chìm dưới biển Địa Trung Hải ngoài khơi Ai Cập.
Theo đài CNN, thông báo ngày 19-9 cho biết một nhóm nhà khảo cổ dưới nước, dẫn đầu bởi nhà khảo cổ hải dương người Pháp Franck Goddio, đã phát hiện nhiều điều mới mẻ tại ngôi đền thờ thần Amun ở thành phố cảng cổ xưa Thonis-Heracleion, nằm ở vịnh Aboukir – Ai Cập.
Nhóm khảo cổ đã điều tra con kênh phía Nam của thành phố, nơi có một số khối đá khổng lồ của ngôi đền sập xuống “trong trận đại hồng thủy diễn ra vào giữa thế kỷ II trước Công nguyên ( TCN)”.
Đền thờ thần Amun là nơi các Pharaoh đến để “tiếp nhận quyền lực của những vị vua thế giới từ các vị thần tối cao của Ai Cập cổ đại” – theo bản thông báo.
Một số đồ vật, trang sức bằng vàng và cột Djed bằng ngọc lưu ly, biểu tượng của sự ổn định, được tìm thấy. Ảnh: Hilti Foundation
Những cổ vật quý giá tại ngôi đền đã được khai quật, gồm dụng cụ làm lễ bằng bạc, trang sức bằng vàng và các lọ đựng nước hoa hoặc thuốc bôi đã vỡ… IEASM viết: “Chúng đã chứng kiến sự giàu có của thánh địa này cũng như lòng sùng đạo của cư dân thành phố cảng trước đây”.
Nằm ở phía Đông của ngôi đền, một khu vực thờ thần Aphrodite của người Hy Lạp cũng được phát hiện. Tại đây, đội khảo cổ tìm thấy những cổ vật bằng đồng và gốm.
Điều này chứng tỏ nhóm người Hy Lạp – được phép định cư và buôn bán ở thành phố này vào thời các Pharaoh triều đại Saïte (664 – 525 TCN) – cũng có nơi thờ phụng những vị thần của riêng họ.
Ngoài ra, việc tìm thấy vũ khí Hy Lạp cũng thể hiện sự tồn tại của lính đánh thuê Hy Lạp trong khu vực. Theo IEASM, họ canh giữ đường vào vương quốc ở cửa nhánh Canopic của sông Nile – nhánh sông lớn nhất và phù hợp cho tàu bè qua lại nhất.
Video đang HOT
Một chiếc bình hình con vịt bằng đồng tinh xảo nằm giữa những đồ vật bằng gốm tại nơi thờ thần Aphrodite của người Hy Lạp ở tàn tích của TP Thonis-Heracleion. Ảnh: Hilti Foundation
Ông Goddio, chỉ đạo đoàn khai quật đồng thời là chủ tịch IEASM, nói: “Thật vô cùng xúc động khi phát hiện những vật thể mỏng manh như vậy có thể tồn tại nguyên vẹn bất chấp sự tàn bạo và nghiêm trọng của trận đại hồng thủy”.
Các cuộc khai quật trên do nhóm của ông Goddio và Ủy ban Khảo cổ học dưới nước của Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập phối hợp thực hiện.
Ngoài những cổ vật trên, nhóm khảo cổ còn phát hiện các cấu trúc ngầm dưới lòng đất “được hỗ trợ bởi các cột và dầm gỗ được bảo quản rất tốt có niên đại từ thế kỷ V TCN”.
Tàn tích của thành phố cổ Thonis-Heracleion được IEASM phát hiện vào năm 2000, hiện nằm dưới biển và cách bờ biển Ai Cập khoảng 7 km. Thành phố này trong nhiều thế kỷ là cảng lớn nhất của Ai Cập ở Địa Trung Hải trước khi Alexander Đại đế xây dựng thành phố Alexandria vào năm 331 TCN.
“Nước biển dâng và động đất, kèm theo sau đó là thủy triều, đã gây ra nhiều vụ đất hóa lỏng, kéo một khu vực rộng khoảng 110 km2 của đồng bằng sông Nile chìm xuống đáy biển, báo gồm Thonis-Heracleion” – thông báo viết.
Xưởng ướp xác bí ẩn hơn 4.000 năm của Ai Cập mở cửa đón khách
Cơ quan quản lý cổ vật Ai Cập vừa chính thức mở cửa một xưởng được sử dụng để ướp xác người và động vật linh thiêng có niên đại khoảng 4.000 năm cho du khách tham quan.
Theo đó, các công xưởng và lăng mộ cổ được các nhà chức trách tiết lộ hôm 27/5 vừa qua được đặt tại một nghĩa địa Pharaoh rộng lớn bên ngoài thủ đô Cairo của Ai Cập.
Mostafa Waziri, tổng thư ký của Hội đồng Cổ vật Tối cao, cho biết những chiếc bình đất sét và các vật dụng khác được sử dụng để ướp xác người và động vật linh thiêng cũng được tìm thấy tại địa điểm ở Saqqara, một phần của thủ đô cổ đại Memphis của Ai Cập.
Ông Mostafa Waziri giới thiệu một cỗ quan tài cổ bằng gỗ mới được khai quật gần đây ở Saqqara, Ai Cập. Ảnh: AP
Ông Waziri chia sẻ thêm trong một cuộc họp báo về Di sản Thế giới của UNESCO: "Chúng tôi đã phát hiện ra cơ sở ướp xác lớn nhất cho cả người và một cho động vật".
Những nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ có niên đại từ triều đại thứ năm cách đây 4.400 năm, được trang trí bằng "khung cảnh sinh hoạt hàng ngày" cùng những hình ảnh về thu hoạch và trồng trọt.
Các xưởng và lăng mộ trên được cho rằng có niên đại từ triều đại pharaon thứ 30 (380 TCN đến 343 TCN) và thời Ptolemaic (305 TCN đến 30 TCN).
Du khách tham quan trong nghĩa trang Saqqara. Ảnh: NBCNews
Xưởng ướp xác động vật được làm bằng bùn và sàn đá cùng với các công cụ bằng đồng có thể được sử dụng trong quá trình ướp xác. Năm chiếc giường làm bằng đá được phát hiện vẫn còn nằm bên trong căn phòng, nơi được sử dụng để ướp xác những con vật linh thiêng nhất.
Sabri Farag, người đứng đầu khu khảo cổ Saqqara, cho biết một trong những ngôi mộ thuộc về "Ne Hesut Ba", người đứng đầu các nhà ghi chép và tư tế của Horus và Maat trong triều đại thứ năm vào khoảng năm 2400 trước Công nguyên.
Các xưởng và lăng mộ có niên đại từ triều đại pharaon thứ 30 (380 TCN đến 343 TCN) và thời Ptolemaic (305 TCN đến 30 TCN). Ảnh: NBCNews
Ông cho biết ngôi mộ thứ hai thuộc về một linh mục Qadish tên là "Men Kheber" từ triều đại thứ 18 (khoảng năm 1400 trước Công nguyên).
Những ngôi mộ của 'Vương quốc Cũ' dành cho con người được phát hiện có vẽ tên của người chết và vợ của họ.
Bên trong những ngôi mộ của 'Vương quốc Mới', có niên đại từ những năm 1500 trước Công nguyên, người ta đã phát hiện ra những bức tượng thạch cao của chủ nhân những ngôi mộ vẫn còn nguyên vẹn bên trong, với dòng chữ tượng hình màu xanh lam.
Những ngôi mộ của 'Vương quốc Cũ' dành cho con người được phát hiện có vẽ tên của người chết và vợ của họ. Ảnh: NBCNews
Việc phát hiện ra một bộ bình gốm khác thường hồi tháng 2 tại nghĩa địa Saqqara đã làm sáng tỏ cách người Ai Cập cổ đại ướp xác.
Theo nghiên cứu, dư lượng hóa chất được tìm thấy trong lọ cho phép các nhà nghiên cứu xác định hỗn hợp dầu thơm hoặc chất khử trùng, hắc ín và nhựa cây.
Điều này, phù hợp với chữ viết bên ngoài hộp đựng, đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu thông tin chi tiết mới về các vật liệu cụ thể được sử dụng trong quá trình ướp xác, chẳng hạn như nhựa cây dammar và dầu elemi, có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới ở châu Á và châu Phi.
Trong những năm gần đây, chính phủ Ai Cập liên tục công bố những phát hiện khảo cổ học mới cho giới truyền thông quốc tế và các nhà ngoại giao. Họ hy vọng rằng những khám phá như vậy sẽ giúp thu hút thêm nhiều khách du lịch đến đất nước này để vực dậy một ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi bất ổn chính trị sau cuộc nổi dậy năm 2011.
6 sự thật kỳ lạ ít người biết trên thế giới Dù đã chết hơn 3.000 năm nhưng vị pharaoh này của Ai Cập vẫn phải làm hộ chiếu. Đây là một trong những sự thật kỳ lạ trên thế giới mà ít người biết. Dưới đây là 6 sự thật kỳ lạ "độc nhất vô nhị" trên thế giới. 1. Xác ướp pharaoh bắt buộc phải làm hộ chiếu Hộ chiếu đặc biệt...