Lần đầu tiên phục hồi thành công RNA từ loài hổ Tasmania đã tuyệt chủng
Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu cho biết họ đã phục hồi được RNA – vật liệu di truyền có trong tất cả các tế bào sống có cấu trúc tương tự DNA – từ da và cơ khô của một con hổ Tasmania được lưu trữ từ năm 1891 tại một bảo tàng ở Stockholm, Thụy Điển.
Xác của hổ Tasmania, một loài động vật đã tuyệt chủng trong một bộ sưu tập tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển ở Stockholm. Ảnh: Giáo sư Love Dalén.
Hổ Tasmania là một loài thú có túi ăn thịt, lông vằn vện như loài hổ, kích cỡ bằng loài chó sói, còn được gọi là thylacine, từng lang thang trên lục địa Australia và các đảo lân cận. Chúng là loài săn mồi đỉnh cao, chuyên săn chuột túi và các con mồi khác. Vì con người mà loài này hiện đã tuyệt chủng.
Nhưng điều đó không có nghĩa là các nhà khoa học đã ngừng tìm hiểu về nó. Ngày 19/9, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu cho biết họ đã phục hồi được RNA – vật liệu di truyền có trong tất cả các tế bào sống có cấu trúc tương tự DNA – từ da và cơ khô của một con hổ Tasmania được lưu trữ từ năm 1891 tại một bảo tàng ở Stockholm, Thụy Điển.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã trích xuất DNA từ động vật và thực vật cổ đại, trong số đó có loài có niên đại lên tới 2 triệu năm tuổi. Nhưng nghiên cứu này đánh dấu lần đầu tiên RNA – kém ổn định hơn nhiều so với DNA – được phục hồi từ một loài đã tuyệt chủng.
Mặc dù không phải là trọng tâm của nghiên cứu này nhưng khả năng trích xuất, giải trình tự và phân tích RNA cũ có thể thúc đẩy nỗ lực của các nhà khoa học khác trong việc tái tạo các loài đã tuyệt chủng. Việc phục hồi RNA từ các virus cũ cũng có thể giúp giải mã nguyên nhân gây ra các đại dịch trong quá khứ.
DNA (axit deoxyribonucleic) và RNA (axit ribonucleic) – anh em họ phân tử sinh học – là những phân tử cơ bản trong sinh học tế bào.
Video đang HOT
Một cặp hổ Tasmania được chụp ảnh tại một vườn thú ở Australia vào năm 1933. Ảnh: Getty Images.
DNA là một phân tử sợi đôi chứa mã di truyền của sinh vật, mang các gene tạo ra mọi sinh vật sống. RNA là một phân tử chuỗi đơn mang thông tin di truyền mà nó nhận được từ DNA, đưa thông tin này vào thực tế. RNA tổng hợp toàn bộ protein mà cơ thể cần để sống và hoạt động để điều chỉnh quá trình trao đổi chất của tế bào.
Nhà di truyền học và nhà tin sinh học Emilio Mármol Sánchez, thuộc Trung tâm Cổ sinh vật học và SciLifeLab ở Thụy Điển, tác giả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu bộ gene (Genome Research) cho biết: “Trình tự RNA mang đến cho bạn cảm nhận về quá trình điều hòa sinh học và trao đổi chất thực sự đang diễn ra trong tế bào và mô của loài hổ Tasmania trước khi chúng tuyệt chủng”.
Nhà di truyền học và đồng tác giả nghiên cứu Marc Friedländer, Đại học Stockholm và SciLifeLab cho biết: “Nếu chúng ta muốn hiểu về các loài đã tuyệt chủng, chúng ta cần hiểu chúng có những gene bổ sung nào, cũng như gene đang làm gì và gene nào đang hoạt động”.
Có những câu hỏi về việc RNA có thể tồn tại trong bao lâu trong các điều kiện – nhiệt độ phòng trong tủ – những phần còn lại này đã được bảo quản. Xác con hổ Tasmania tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển ở trạng thái bán ướp xác, da, cơ và xương được bảo tồn, nhưng nội tạng đã mất.
Đầu của hổ Tasmania tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển. Ảnh: Giáo sư Love Dalén
Giáo sư Love Dalén, nhà di truyền học tiến hóa thuộc Trung tâm Cổ sinh vật học cho biết: “Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nghĩ rằng RNA sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn – như vài ngày hoặc vài tuần – ở nhiệt độ phòng. Điều này có thể đúng khi các mẫu ướt hoặc ẩm, nhưng dường như không đúng khi chúng được sấy khô”.
Hổ Tasmania trông giống chó sói, có thêm những sọc giống hổ trên lưng. Khoảng 50.000 năm trước, sự xuất hiện của người dân ở Australia đã dẫn đến sự mất mát số lượng lớn loài hổ này.
Sự xuất hiện của những người thực dân châu Âu vào thế kỷ 18 đã gây ra sự diệt vong cho những quần thể hổ Tasmania còn lại tập trung ở đảo Tasmania. Khi đó, loài hổ này được xem là mối nguy hiểm đối với vật nuôi và được chính quyền treo thưởng để săn bắt. Con hổ Tasmania được biết đến cuối cùng đã chết trong vườn thú Tasmania vào năm 1936.
“Câu chuyện về sự tuyệt chủng của loài thylacine theo một nghĩa nào đó là một trong những sự kiện tuyệt chủng do con người gây ra được ghi chép và chứng minh rõ ràng nhất. Đáng buồn thay, hổ Tasmania được tuyên bố là được bảo vệ chỉ hai tháng trước khi cá thể cuối cùng được biết đến đã chết trong điều kiện nuôi nhốt, quá muộn để cứu chúng khỏi sự tuyệt chủng”, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ Mármol nói.
Các sáng kiến tư nhân “hồi phục loài tuyệt chủng” đã được đưa ra nhằm mục đích hồi sinh một số loài đã tuyệt chủng như hổ Tasmania, dodo hoặc voi ma mút lông cừu.
“Mặc dù chúng tôi vẫn hoài nghi về khả năng thực sự tái tạo một loài đã tuyệt chủng bằng cách sử dụng chỉnh sửa gene trên họ hàng động vật còn sống – và khoảng thời gian để đi đến đạt được điều đó chưa thể xác định – nhưng chúng tôi ủng hộ việc nghiên cứu thêm về sinh học của những loài động vật đã tuyệt chủng này”, anh Mármol cho hay.
Nghiên cứu: Bảo vệ loài hổ của Ấn Độ cũng tốt cho khí hậu
Những nỗ lực của Ấn Độ nhằm bảo vệ loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng đã vô tình giúp tránh được một lượng lớn khí thải carbon gây biến đổi khí hậu bằng cách ngăn chặn nạn phá rừng, một nghiên cứu cho biết hôm thứ Năm (25/5).
Ba phần tư số hổ hoang dã trên thế giới sống ở Ấn Độ, nhưng việc phá hủy môi trường sống tự nhiên của chúng đã khiến số lượng của chúng giảm mạnh. Số lượng hổ lang thang trong các khu rừng của nước này đã giảm từ 40.000 con khi Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947 xuống chỉ còn 1.500 con vào năm 2006.
Các sọc của hổ là duy nhất, giống như dấu vân tay của con người. Ước tính có khoảng 4.500 con vẫn còn sống trong tự nhiên trên khắp châu Á. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, số lượng của họ đã tăng lên trên 3.000 trong năm nay, theo số liệu chính thức mới nhất. Để giúp số lượng của chúng phục hồi, Ấn Độ đã chỉ định 52 khu bảo tồn hổ, nơi khai thác gỗ và phá rừng được quản lý chặt chẽ.
Aakash Lamba, một nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Singapore và là tác giả chính của nghiên cứu mới, nói với AFP rằng hổ là một "loài ô dù".
"Điều này có nghĩa là bằng cách bảo vệ chúng, chúng tôi cũng bảo vệ những khu rừng mà chúng sinh sống, nơi có sự đa dạng đáng kinh ngạc của động vật hoang dã", ông nói với AFP.
Rừng là một "bể chứa carbon", có nghĩa là chúng hấp thụ nhiều carbon dioxide từ khí quyển hơn là thải ra, khiến chúng trở thành một công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Ấn Độ, nước phát thải khí nhà kính lớn thứ ba thế giới, đã cam kết giảm lượng khí thải.
Lamba, người lớn lên ở Ấn Độ, cho biết nhóm các nhà nghiên cứu đã tìm cách thiết lập mối liên hệ thực nghiệm giữa bảo tồn hổ và lượng khí thải carbon.
Họ so sánh tốc độ phá rừng ở các khu bảo tồn hổ đặc biệt với những khu vực mà loài hổ cũng sinh sống nhưng ít được bảo vệ nghiêm ngặt hơn.
Theo nghiên cứu, hơn 61.000 ha rừng đã bị mất trên 162 khu vực khác nhau từ năm 2001 đến 2020. Hơn 3/4 vụ phá rừng diễn ra ở các khu vực bên ngoài khu bảo tồn hổ.
Bên trong các khu bảo tồn hổ, gần 6.000 ha đã được cứu khỏi nạn phá rừng từ năm 2007 đến năm 2020. Điều đó tương đương với hơn một triệu tấn khí thải carbon được hấp thu.
Lamba cho biết: "Kết quả quan trọng này nêu bật cách đầu tư vào bảo tồn động vật hoang dã không chỉ bảo vệ hệ sinh thái và động vật hoang dã mà còn mang lại lợi ích cho xã hội và nền kinh tế".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Ecology & Evolution. Phát hiện này được đưa ra sau khi một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 đề xuất bảo vệ hoặc phục hồi một số ít động vật hoang dã như cá voi, chó sói và rái cá có thể giúp thu hồi 6,4 tỷ tấn carbon dioxide mỗi năm.
Phát hiện loài vật khổng lồ có răng giống tuốc nơ vít Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một loài thương long đã tuyệt chủng với những chiếc răng giống như tuốc nơ vít kỳ lạ. Loài Stelladens mysteriosus có kích thước gấp đôi một con cá heo Theo thông cáo báo chí của Đại học Bath của Vương quốc Anh, loài mới trên có tên là Stelladens mysteriosus, có kích...