Phát hiện hơn 200 triệu chứng ở người mắc Covid-19 kéo dài
Cuộc nghiên cứu quy mô nhất ở tầm quốc tế về Covid-19 đã xác định hơn 200 triệu chứng ở người mắc Covid-19 kéo dài, ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh.
Mắc Covid-19 có thể gây ra hệ lụy kéo dài cho sức khỏe người bệnh. Ảnh REUTERS
Báo cáo phát hiện vô số các triệu chứng liên quan đến Covid-19 ở người bệnh lâu không khỏi, từ chứng đờ đẫn trí não, xuất hiện ảo giác đến tình trạng ù tai, theo báo cáo đăng trên chuyên san EClinicalMedicine .
Những triệu chứng này xuất hiện khắp 10 hệ thống cơ quan của cơ thể. 1/3 số triệu chứng tiếp tục gây ảnh hưởng bệnh nhân đến ít nhất 6 tháng kể từ khi phát hiện mắc Covid-19.
Các nhà nghiên cứu cho rằng cần triển khai chương trình sàng lọc với quy mô toàn quốc nhằm tìm hiểu số người bị ảnh hưởng bởi những triệu chứng này, và họ cần nhận được sự hỗ trợ gì.
Lý giải di chứng Covid-19 kéo dài: bệnh có thể gây thay đổi lâu dài trong tế bào máu
Đội ngũ chuyên gia cũng kêu gọi thiết lập các quy trình hướng dẫn lâm sàng dành cho các bệnh nhân bị nghi mắc Covid-19 kéo dài, và cần mở rộng phạm vi nghiên cứu ngoài các khâu xét nghiệm chức năng tim mạch và phổi như hiện nay.
Tác giả báo cáo, nhà khoa học thần kinh Athena Akrami của Đại học London (Anh) cho hay bà vẫn chịu đựng các triệu chứng kéo dài đến 16 tháng sau khi nhận kết quả dương tính với Covid-19.
“Nhiều khả năng còn hàng chục nghìn bệnh nhân Covid-19 đang phải chống chọi căn bệnh trong im lặng, không hề biết rằng những triệu chứng mà họ đang trải qua có liên quan đến Covid-19″, theo tờ The Guardian dẫn lời chuyên gia Akrami hôm 15.7.
Để rút ra kết luận trên, các nhà nghiên cứu khảo sát 3.762 người mắc hoặc nghi mắc Covid-19 tại 56 quốc gia và vùng lãnh thổ. Họ tìm được 203 triệu chứng, với 66 trong số này kéo dài suốt 7 tháng.
Các triệu chứng thường thấy bao gồm mệt mỏi và chứng đờ đẫn trí não. Những triệu chứng khác bao gồm ngứa da, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới, rối loạn chức năng tình dục, tim đập nhanh, khó kiểm soát bàng quang, mắc bệnh zona (giời leo), mất trí nhớ, mắt mờ, tiêu chảy, ù tai…
Các nước đã hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam như thế nào?
Đẩy mạnh công tác đối ngoại về vấn đề vắc xin, Việt Nam đang tiến gần tới mục tiêu 150 triệu liều, đủ cung cấp cho 70% dân số theo nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26-2-2021 về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
Lô vắc xin 2 triệu liều của Hãng Moderna tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, ngày 10-7 - Ảnh: NAM TRẦN
Nhật Bản và Úc là những quốc gia mới nhất chuyển vắc xin tới cho Việt Nam. Đây là kết quả từ các nỗ lực vận động chính phủ các nước và các hãng sản xuất bán vắc xin cho Việt Nam.
Bộ Ngoại giao ngày 13-7 cho biết tính tới nay, Việt Nam đã nhận được cam kết và ký hợp đồng khoảng 105 triệu liều vắc xin.
Trong số này, có 38,9 triệu liều do chương trình tiếp cận vắc xin toàn cầu COVAX tài trợ, 30 triệu liều AstraZeneca theo hợp đồng ký với Công ty cổ phần Vắc xin Việt Nam VNVC.
Ngoài ra, Chính phủ đã ký thỏa thuận cung cấp 31 triệu liều với Hãng Pfizer của Mỹ, và 5 triệu liều Moderna của Mỹ, ủy quyền cho Công ty Zuellig Pharma Việt Nam.
Hiện Việt Nam còn đàm phán mua 55 triệu liều khác, gồm 40 triệu liều Sputnik V do Tập đoàn T&T đàm phán với Quỹ đầu tư trực tiếp Nga, và 15 triệu liều Covaxin Bộ Y tế đang đàm phán với Ấn Độ.
Bộ Ngoại giao cho biết nỗ lực vận động vắc xin có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh khan hiếm vắc xin toàn cầu hiện nay.
"Trên cơ sở vận động và đàm phán tích cực, quyết liệt, chỉ trong hơn một tháng qua số lượng vắc xin ta tiếp nhận đã tăng lên đáng kể", thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 13-7 cho biết.
Tính đến ngày 12-7, Việt Nam đã nhận được khoảng 8 triệu liều vắc xin, và sắp tới sẽ tiếp tục nhận thêm từ các nguồn đã đàm phán mà các nước và hãng sản xuất đồng ý chuyển giao sớm, cũng như từ nguồn hỗ trợ của các đối tác song phương và các tổ chức quốc tế.
Công tác ngoại giao vắc xin, theo Bộ Ngoại giao, đã đạt được một số kết quả. Cụ thể, COVAX chính thức tiếp tục phân bổ thêm 1.065.870 liều Pfizer-BioNTech cho Việt Nam trong thời gian từ tháng 7 tới tháng 9-2021. Trước đó, COVAX đã chuyển cho Việt Nam khoảng 4,5 triệu liều, và cam kết dành ưu tiên hơn cho Việt Nam trong các đợt phân bổ tiếp theo.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao cho biết ngoài việc hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu liều vắc xin Moderna cho Việt Nam như đã nêu, Mỹ cũng đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên nhận viện trợ vắc xin. Nước Anh cũng cam kết đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên khi xem xét phân bổ 100 triệu liều vắc xin Anh hỗ trợ các nước thông qua COVAX và song phương.
Tương tự, Nhật Bản tới nay đã cam kết hỗ trợ Việt Nam 3 triệu liều AstraZeneca, bao gồm 1 triệu liều dự kiến giao ngày 16-7 tới.
Úc cam kết viện trợ Việt Nam 13,5 triệu AUD để mua vắc xin thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và tặng thêm 1,5 triệu liều AstraZeneca từ nay đến cuối năm 2021.
Trung Quốc viện trợ 500.000 liều Vero Cell của Sinopharm ngày 20-6, và Nga đã tặng Việt Nam 1.000 liều Sputnik V từ ngày 16-3.
Một bệnh viện tư nhân tại An Giang thông báo tiêm vắc xin COVID-19 dịch vụ Ngày 14-7, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh An Giang cho biết đã nắm được thông tin Bệnh viện Hạnh Phúc thông báo tiêm vắc xin COVID-19 dịch vụ với giá 1,5 triệu đồng/liều. Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh An Giang khẳng định Bệnh viện Hạnh Phúc là bệnh viện tư nhân đầu tiên thông báo tiêm dịch vụ vắc xin COVID-19...