Phát hiện hóa thạch trứng thằn lằn lớn nhất thời đại khủng long
Quả trứng có đường kính 30cm, là lớn nhất trong thời đại khủng long và lớn thứ hai trong lịch sử được ghi nhận, chỉ xếp sau trứng của loài Chim voi ở Madagascar đã tuyệt chủng vào thế kỷ 18.
Một mặt của hóa thạch của quả trứng khổng lồ. (Nguồn: news.utexas.edu)
Ngày 17/6, các nhà khoa học Chile thông báo mẫu hóa thạch được phát hiện ở Nam Cực từ trước đó là quả trứng lớn nhất trong thời đại khủng long thống trị Trái Đất.
Quả trứng này có thể là từ loài Mosasaur (thương long), một loài thằn lằn biển sống cách đây hơn 66 triệu năm.
Một nhóm nhà nghiên cứu thuộc Đại học Chile và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Chile đã tìm thấy một mẫu hóa thạch tương tự như một quả bóng rổ bị biến dạng trong cuộc thám hiểm Nam Cực vào năm 2011, nhưng chỉ đến bây giờ các nhà khoa học mới xác định được rằng vật thể này là một quả trứng với đường kính 30cm.
Quả trứng này có kích thước lớn nhất trong thời đại khủng long và lớn thứ hai trong lịch sử được ghi nhận, chỉ xếp sau trứng của loài Chim voi ở Madagascar đã tuyệt chủng vào thế kỷ 18.
Các nhà khoa học đã sử dụng kính hiển vi điện tử và các thiết bị quang phổ và nhiễu xạ tia X để đi đến kết luận rằng đây là một quả trứng có vỏ mềm, tương tự như của các loài rắn và thằn lằn ngày nay.
Theo Tiến sỹ Alexander Vargas thuộc Đại học Chile, hai nghiên cứu đã được thực hiện để xác định các đặc điểm của quả trứng, cũng như kích thước của loài vật đã sinh ra nó.
Tiến sỹ Vargas cho biết Mosasaur sống trong thời đại khủng long và là một loài thằn lằn khổng lồ thích nghi với môi trường nước và có quan hệ họ hàng gần gũi với các loài thằn lằn như rồng Komodo và các loài rắn.
Ông Vargas cũng lưu ý rằng đảo Seymour tại Nam Cực, nơi quả trứng được tìm thấy, có rất nhiều hóa thạch của của loài Mosasaur và loài Plesiosaur (loài thằn lằn ở bước tiến hóa trước Mosasaur)./.
Úc phát hiện ra hóa thạch khủng long biến thành đá quý
Trong số nhiều khoáng sản được tìm thấy tại Úc, có một loại đá quý gọi là đá opal (một loại đá mắt mèo), được coi là báu vật vô giá trong thời Trung Cổ và được người Hy Lạp tôn sùng. Nhưng các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra hóa thạch khủng long bằng một cách nào đó đã biến thành opal tại Úc.
Opal được cho rằng là cụm từ bắt nguồn từ tiếng La Mã - Opalus (có nghĩa là sắc màu). Viên đá này được coi là báu vật vô giá trong thời Trung Cổ và được người Hy Lạp tôn sùng. Họ tin rằng Opal là đá mắt mèo sẽ giúp cho người đeo tăng thị lực. Một vài người khác thì cho rằng đá mắt mèo sẽ giữ cho màu tóc vàng của các cô gái không bị bạc đi.
Video đang HOT
Nước Úc là nơi chứa nhiều đá Opal nhất trên thế giới và nổi tiếng về chất lượng. Lingtning Ridge là địa phương có đá Opal đen đẹp nhất. Đá Opal lửa có nguồn gốc từ núi lửa, sở hữu sự trong suốt như pha lê cùng màu sắc nổi bật như vàng hay đỏ tươi, được khai thác chủ yếu ở Mexico, hiếm khi khai thác được loại đá này với màu sặc sỡ. Opal lửa cũng được tìm thấy ở Oregon tại Mỹ.
Opal là một chất rắn hydrat hóa vô định hình có thành phần chính là silic. Loại đá này có thể khúc xạ rất nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau dưới ánh sáng, và tạo ra các hiệu ứng thay đổi màu sắc khác nhau nên từ lâu loại đá mắt mèo này đã được xem như một loại ngọc quý. Trong số nhiều quốc gia khai thác và sản xuất đá opal, Úc được xem là nơi có nhiều trữ lượng đá opal có giá trị cao nhất, đá opal đen được sản xuất tại Lightning Ridge, New South Wales ở miền nam Australia, và đây cũng được xem là loại đá opal có giá trị cao nhất.
Vị trí của Lightning Ridge.
Black Opal là một sản phẩm đặc biệt của Lightning Ridge.
Mặc dù nó được gọi là Lightning Ridge, nhưng thực sự đây là tên của một thị trấn khá nhỏ, nhưng vì nó sở hữu một trữ lượng đá quý rất lớn nên nhiều người đã tìm đến Lightning Ridge để tìm đá opal, và họ được gọi là những thợ săn đá quý.
Robert Foster và vợ.
Robert Foster là một thợ săn đá quý và đã đặt chân tới Lightning Ridge từ rất sớm. Năm 1986, Foster đã phát hiện ra một hóa thạch cổ sinh vật bị opal hóa trong một mỏ đá opal có tên là Wee Warra. Foster ban đầu nghĩ rằng mẫu hóa thạch đó chỉ là một cái móng ngựa, nhưng sau đó ông lại phát hiện thêm được nhiều mẫu hóa thạch tương tự như vậy.
Bởi vì thế, Foster đã tìm đến các nhà cổ sinh vật học địa phương và nói về phát hiện của mình. Sau khi thấy phát hiện này, các nhà cổ sinh vật học tin rằng đây là những mẫu hóa thạch của một loài hoàn toàn mới. Họ đã liên lạc với quân đội của Úc ở gần đó về cử người đến hỗ trợ các nhà cổ sinh vật học tiến hành những cuộc khai quật trên quy mô lớn và sau đó đã có hơn 100 mẫu hóa thạch như vậy được phát hiện.
Một số lượng lớn hóa thạch khủng long đã được phát hiện tại mỏ đá quý Wee Warra.
Hóa thạch được phát hiện bởi Foster và các nhà cổ sinh vật học sau đó đã được lưu trữ trong các bảo tàng và gần như bị con người lãng quên trong 15 năm.
Sau khoảng thời gian này, Foster biết được rằng có một vài mẫu hóa thạch đang được trưng bày trong một cửa hàng opal ở Sydney, và chúng có thể sẽ được bán, vì vậy ông ấy đã mua chúng về nhà và tặng lại cho Bảo tàng Opal Úc để nghiên cứu về chúng.
Vào năm 2019, các nhà cổ sinh vật học đã xuất bản một nghiên cứu trên Tạp chí Cổ sinh vật học Journal of Vertebrate Paleontology với tựa đề "Fostoria dhimbangunmal - loài khủng long mới đến từ Lightning Ridge, New South Wales, Úc".
Ngiên cứu mô tả và đặt tên cho các hóa thạch được phát hiện bởi Foster là Fostoria để kỷ niệm sự đóng góp của ông trong việc khám phá và bảo vệ hóa thạch và tên đầy đủ của loài khủng long mới này là Fostoria dhimbangunmal.
Thông qua các phân tích hóa thạch cho thấy loài khủng long mới này có chiều dài cơ thể khoảng 5 mét và nặng khoảng 200kg, chúng thuộc về nhóm khủng long Iguanodontia và là một loài khủng long ăn cỏ điển hình.
Fostoria có một cái đầu khá dài và sở hữu một cái mỏ sừng cứng ở phía trước. Chúng cũng sở hữu hai hàng răng trong miếng. Loài khủng long này sở hữu đôi mắt ở hai bên đầu, đi cùng với đó là thị lực cực kỳ nhanh nhạy, giúp cho chúng phát hiện ra sự nguy hiểm ngay từ xa.
Cổ của chúng không dài nhưng lại được uốn cong theo hình chữ S. Từ tổng thể ngoại hình có thể thấy chúng có một thân hình lớn và cái đuôi khá dài, xét về tương quan thì đây là một loài khủng long có thể chạy nhanh vì chân sau của chúng khá dài và khỏe.
Nói một cách chính xác thì hai chân sau của loài khủng long này dài hơn hai chân trước, với năm ngón chân trên bàn chân trước và bốn ngón chân trên hai chân sau, ba trong số đó tiếp xúc với mặt đất.
Trên thực tế, Fostoria có thể đi bằng cả bốn chân và đứng lên bằng hai chân sau. Khi gặp nguy hiểm, chúng sẽ dựa vào hai chân để chạy nhanh, và ở những hoàn cảnh thông thường thì chúng sẽ đi chậm trên bốn chân.
Hóa thạch xương ngón chân.
Iguanodontia là một nhóm khủng long ăn cỏ sống từ kỷ Jura giữa đến kỷ Phấn trắng muộn.
Hóa thạch của loài khủng long này được tìm thấy ở New South Wales, tây nam Australia tại hệ tầng Griman Creek Formation, có niên đại từ giai đoạn Albian Stage đến giai đoạn địa chất Cenomanian, khoảng 100 triệu năm trước ở kỷ Phấn trắng.
Trong một thời gian dài, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một số lượng lớn hóa thạch cổ sinh vật trong các mỏ opal của Lightning Ridge, điều đó cho thấy rằng 100 triệu năm trước đây là một vùng bình nguyên rộng lớn.
Các hồ lớn và hà lưu tụ lại với nhau và tạo thành biển nội địa Eromanga sea và tạo môi trường cho rừng phát triển khiến cho nơi đây trở thành môi trường sống lý tưởng của khủng long. Ngoài Fostoria, nơi đây còn phát hiện rất nhiều loài khủng long khác như Fulgurotherium, Muttaburrasaurus, Walgettosuchus và Weewarrasaurus.
Fulgurotherium.
Muttaburrasaurus.
Walgettosuchus.
Trên thực tế các mẫu hóa thạch của loài khủng long Fostoria ở Úc không phải đến từ một các thể duy nhất. Sau khi phân tích các nhà cổ sinh vật học thấy rằng có 4 xương bả vai kích thước khác nhau. Có khoảng 60 chiếc xương opal hóa từ một con khủng long trưởng thành, bao gồm một phần hộp sọ. Các bộ phận thuộc 4 bộ xương Fostoria được tìm thấy, bao gồm những con non và con trưởng thành. Điều này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng đây là một gia đình khủng long hoặc ít nhất là một đàn nhỏ.
Nhà cổ sinh vật học Phil Bell ở New England, Armidale, nhận thấy hóa thạch thuộc về một loài khủng long chưa được biết tới trước đây. Nhưng khi Bell và đồng nghiệp xem xét kỹ hơn, họ xác định những chiếc xương thuộc về nhiều loài khủng long.
"Lúc đầu, chúng tôi cho rằng đó là một bộ xương, nhưng khi quan sát vài chiếc xương, tôi nhận ra chúng tôi có 4 xương bả vai kích thước khác nhau. Có khoảng 60 chiếc xương opal hóa từ một con khủng long trưởng thành, bao gồm một phần hộp sọ", Bell nói.
Tiến sĩ Bell và nhóm của ông hiện đang làm việc chăm chỉ để phác họa các hóa thạch bị opal hóa nhiều hơn. Tuy nhiên, đây là một việc khá khó khăn bởi vì chúng thường bị vỡ nát trong quá trình khai thác đá opal.
Phát hiện loài khủng long sống dưới lòng đất 100 triệu năm trước Khi nhắc tới việc đào hang, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến những loài gặm nhấm như chuột, nhưng trên thực tế, vào thời Đại Trung Sinh lại tồn tại một loài khủng long biết đào hang và sinh sống dưới lòng đất. Khoảng 10 năm trước, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một số tàn tích hang...