Phát hiện hóa thạch khủng long gần như hoàn chỉnh cách đây 180 triệu năm
Lufengosaurus là một chi khủng long massospondylid sống vào đầu kỷ Jura ở khu vực ngày nay được gọi là tây nam Trung Quốc.
Các nhà cổ sinh vật học ở tây nam Trung Quốc đã khai quật được một hóa thạch từ kỷ Jura với 70% nguyên vẹn và thuộc về một loài khủng long được cho là có chiều dài gần 8 mét.
Hóa thạch có niên đại cách đây 180 triệu năm, được phát hiện vào cuối tháng 5 tại thành phố Lufeng, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Sau phát hiện mang tính đột phá, các nhân viên của Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Hóa thạch Khủng long đã bắt đầu tiến hành khai quật khẩn cấp để giúp ngăn chặn thiệt hại cho những phần xương còn lại. Nó được thực hiện nhanh chóng vì khu vực này dễ bị xói mòn đất.
Wang Tao, Trưởng Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Hóa thạch Khủng long của thành phố Lufeng, cho biết việc tìm thấy hóa thạch một con khủng long Lufengosaurus gần như hoàn chỉnh là rất hiếm, đồng thời nói thêm rằng phát hiện này là một ‘kho báu quốc gia’.
“Một hóa thạch khủng long hoàn chỉnh lớn như vậy là điều hiếm thấy trên khắp thế giới. Dựa trên hóa thạch được phát hiện trong nhiều năm, trên đuôi và xương đùi của nó, chúng tôi tin rằng đây là một loại khủng long khổng lồ Lufengosaurus, sống trong thời kỳ đầu của kỷ Jura.
Các bức ảnh chụp tại khu vực khai quật cho thấy, các công nhân đang cẩn trọng phủi từng lớp đất đỏ để làm rõ bộ xương.
Lufengosaurus là một chi khủng long massospondylid sống vào đầu kỷ Jura ở khu vực ngày nay được gọi là tây nam Trung Quốc.
Loài này đã thu hút sự chú ý của quốc tế vào năm 2017 khi các nhà khoa học tìm thấy protein collagen 195 triệu năm tuổi trong xương sườn của hóa thạch Lufengosarus.
Đây không phải là hóa thạch khủng long duy nhất được tìm thấy ở Trung Quốc trong năm nay. Trở lại vào tháng Giêng, một hóa thạch 120 triệu năm tuổi đã giúp các nhà nghiên cứu và khoa học thu hẹp khoảng cách giữa khủng long và các loài chim hiện đại.
Sau khi các nhà nghiên cứu phân tích và nghiên cứu hóa thạch, loài này được mệnh danh là ‘Wulong bohaiensis’ hay ‘rồng nhảy múa’ và được mô tả là sự pha trộn kỳ lạ giữa chim và khủng long.
Các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc và Mỹ cho biết, con khủng long này có kích thước tương đương một con quạ với chiếc đuôi dài và xương xẩu. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy cơ thể của nó được bao phủ bởi lông với hai chùm ở cuối đuôi.
Phát hiện hóa thạch khủng long còn nguyên vẹn từ 73 triệu năm trước
Hóa thạch của loài Tlatolophus galorum được tìm thấy tại miền Bắc Mexico, trong tình trạng gần như nguyên vẹn nhờ điều kiện bảo quản tự nhiên thuận lợi.
Các nhà cổ sinh vật học vừa xác định một loài khủng long mới sau khi tìm thấy mẫu vật từ khoảng 73 triệu năm trước ở miền Bắc Mexico, AFP dẫn thông tin từ Viện Lịch sử và Nhân chủng học Quốc gia Mexico (INAH) hôm 14/5.
Các nhà khoa học cho biết hóa thạch của con vật gần như nguyên vẹn nhờ vào lớp trầm tích và điều kiện khí hậu xung quanh nơi nó nằm xuống.
"Khoảng 72 hoặc 73 triệu năm trước, một con khủng long ăn cỏ khổng lồ đã chết trong một hồ nước đầy trầm tích, cơ thể của nó nhanh chóng được bao phủ bởi lớp đất bùn và được bảo quản qua nhiều thời đại", theo báo cáo của INAH.
Theo thông tin trước đó, các nhà khảo cổ đã tìm thấy chiếc đuôi của con vật lần đầu tiên tại khu vực General Cepeda, thuộc bang Coahuila, miền Bắc Mexico vào năm 2013. Sau đó, nhóm tiếp tục khai quật và tìm thấy thêm 80% hộp sọ với đỉnh sọ cao 1,32 m, cùng với nhiều mẩu xương khác như xương đùi và xương vai của con vật.
Với những gì tìm thấy, nhóm nghiên cứu cuối cùng công bố một loài khủng long mới.
Các nhà cổ sinh vật học khai quật chiếc đuôi của Tlatolophus galorum năm 2013. Ảnh: Livescience.
"Chúng tôi biết rằng chúng có đôi tai với khả năng nghe âm thanh tần số thấp, vì vậy chúng hẳn là loài khủng long ôn hòa nhưng nói nhiều", báo cáo cho biết.
Ngoài ra, theo các nhà cổ sinh vật, loài khủng long mới phát hiện còn có khả năng "phát ra âm thanh mạnh để xua đuổi kẻ săn mồi hoặc tranh giành bạn tình".
INAH cho biết: "Đó là một trường hợp đặc biệt trong ngành cổ sinh vật học, các sự kiện cực kỳ thuận lợi đã xảy ra hàng triệu năm trước, khi Coahuila còn là một khu vực nhiệt đới, tạo điều kiện cho bộ xương khủng long được bảo tồn trong điều kiện tốt nhất.
Con vật có tên là Tlatolophus galorum, với từ "tlahtolli" bắt nguồn từ ngôn ngữ Nahuatl bản địa, có nghĩa là "từ ngữ" hoặc "tuyên bố", và "lophus" trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "cái mào".
INAH mô tả chiếc mào của Tlatolophus như "một biểu tượng được người Mesoamerican sử dụng trong các bản viết tay cổ đại để đại diện cho hành động giao tiếp và kiến thức của chính họ".
Báo cáo về loài bò sát cổ đại mới đang được công bố trên tạp chí khoa học Cretaceous Research, theo INAH.
Phát hiện loài khủng long ăn thịt mới ở Argentina Một loài mới của nhánh khủng long Furileusauria (thằn lằn lưng cứng), có tên Llukalkan aliocranianus đã được phát hiện bởi một nhóm các nhà cổ sinh vật học từ Argentina. Llukalkan aliocranianus sống trong kỷ Phấn trắng muộn, khoảng 80 triệu năm trước. Loài khủng long này thuộc họ Abelisauridae , một họ gồm những kẻ săn mồi lớn nhất từng tồn...