Phát hiện hóa thạch cá ở Trung Quốc giống với loài vô cùng nguy hiểm thời cổ đại
Theo tạp chí Nature, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra loài cá hóa thạch xuất hiện khoảng hơn 400 triệu năm trước với những đặc điểm vô cùng nguy hiểm.
Ngày nay, hầu hết các loài động vật có xương sống đều có răng, nhưng theo quan điểm cổ sinh vật học, đây là một sự tiếp thu tiến hóa tương đối gần đây, xuất hiện chỉ hơn 400 triệu năm trước. Và các nhà khoa học Trung Quốc đã may mắn phát hiện ra một loài cá hóa thạch ngay từ thời kỳ đó, có lẽ là loài “cá có răng” đầu tiên trên Trái đất, rất giống với cá mập thời hiện đại.
Một loài cá mới, mặc dù trông không có vẻ gì là đe dọa, nhưng theo tiêu chuẩn thời đó, là một loài săn mồi nguy hiểm.
Trước khi xuất hiện răng và hàm, những động vật có xương sống cổ đại đã lục lọi trong các lớp trầm tích đáy mềm, lọc các sinh vật sống nhỏ. Không có răng, chúng chỉ có thể vô tình hút một loài giáp xác cỡ trung bình, giun hoặc họ hàng nhỏ hơn vào miệng.
Tuy nhiên, khoảng 425 triệu năm trước, một sự đổi mới tiến hóa đã xuất hiện giữa các loài cá nguyên thủy, quyết định quá trình phát triển của động vật có xương sống trong tương lai. Ở một số vòm mang không có hàm, ban đầu có chức năng hỗ trợ bộ máy hô hấp, đã dịch chuyển về phía trước, biến thành các hàm đầu tiên.
Hóa thạch “cá có răng” từ Trung Quốc có thể là tổ tiên có hàm lâu đời nhất của cá có răng thời hiện đại
Những động vật có xương sống đầu tiên có hàm xuất hiện trên Trái đất vào đầu kỷ Silur, và chính từ những sinh vật giống cá này có thể là nguồn gốc cho tất cả các động vật có xương sống trên cạn hiện đại.
Cũng trong khoảng thời gian này, những chiếc răng thật đầu tiên đã xuất hiện. Có một số giả thuyết về nguồn gốc của răng, bao gồm sự phát triển từ vảy cá hoặc hình thành sừng của yết hầu, nhưng cuối cùng, răng và hàm đã hình thành một bộ máy duy nhất dùng để tấn công và giữ con mồi.
Và bây giờ các nhà khoa học Trung Quốc đã mô tả loài cá có răng lâu đời nhất: một loài mới, được gọi là Qianodus Dupis, hoặc qianodus kép, sống cách đây khoảng 443-419 triệu năm.
Các hóa thạch được phát hiện vào năm 2019 ở tỉnh Quý Châu, miền Nam Trung Quốc. Trên hàm của cá hóa thạch này, phần đầu và phần cuối hàm có những chiếc răng dài và sắc nhọn. Những chiếc răng này ít nhất 14 triệu năm tuổi so với bất kỳ chiếc răng nào khác được các nhà cổ sinh vật học phát hiện.
Video đang HOT
Phần đầu và cuối hàm của cá hóa thạch có răng dài và sắc nhọn.
Sự xuất hiện của răng ở động vật có xương sống đã dẫn đến sự bùng nổ đa dạng sinh học. Các nhà khoa học cho rằng, có nhiều loài động vật với hàm răng sắc nhọn, đã bơi trong các vùng biển cổ đại, có khả năng cắn và xé xác con mồi.
Và các nhà khoa học cũng đưa ra phán đoán rằng, thực chất cá cổ đại không phải là không có hàm, thậm chí cá với hàm răng sắc nhọn đã xuất hiện cách đây 419 triệu năm, vào đầu kỷ Devon.
Đồng thời nhận định rằng, cá xương và sụn cổ đại đã đạt đến sự đa dạng chưa từng có, nhờ đó thời gian này được gọi là “kỷ nguyên của cá”.
Tảng đá lạ nghi của UFO, chuyên gia nhìn thấy thốt lên: 'Là báu vật!'
Một nhóm nông dân khai thác đá đã vô tình tìm thấy một tảng đá có hình như những chiếc ốc vít. Sau khi xem xét, chuyên gia đã định giá lên tới chục triệu USD.
Trong một lần lên núi để khai thác đá, nhóm nông dân ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã vô tình phát hiện một tảng đá có hoa văn rất khác biệt, giống như những chiếc ốc vít được dính lên đó.
Có người dùng tay chạm vào thì phát hiện ra bề mặt tảng đá khá thô ráp nhưng mềm mại chứ không cứng như kim loại. Vì thấy quá kỳ lạ vì nếu đây là ốc vít thật thì chúng hẳn phải rất lâu đời, thậm chí suy đoán là đồ vật liên quan tới UFO.
Cuối cùng nhóm người quyết định báo cảnh sát và sau đó mời chuyên gia tới để xem xét. Sau khi thẩm định kỹ càng, họ kết luận rằng: "Tảng đá "ốc vít" này rất thú vị. Niên đại của nó từ cách đây 350 triệu năm."
"Dù có vẻ ngoài giống những chiếc ốc nhưng nó thực sự là hóa thạch cổ sinh của loài Crinoid. Chúng là một loài sinh vật biển. Theo ước tính của chúng tôi, giá trị của hóa thạch này có thể lên tới hàng chục triệu USD. Nếu chúng còn nguyên vẹn thì giá trị vô cùng lớn."
Động vật biển Crinoid hay còn gọi là huệ biển hoặc hoa loa kèn biển, có tên khoa học là Endoxocrinus parrae. Chúng thuộc nhóm động vật da gai, cùng họ với nhím biển và sao biển.
Mặc dù mang tên của một loài hoa nhưng thực chất huệ biển là một loài động vật thuộc nhóm động vật da gai, cùng họ với sao biển và nhím biển. Chúng sử dụng những cái vòi trông như lông chim để bắt và hút phù du.
Huệ biển là loài sinh vật kỳ lạ và tuyệt đẹp với những xúc tu trông như các nhánh cây, mọc rất nhiều lông. Trong phần lớn thời gian sinh sống, huệ biển bám vào những tảng đá và rạn san hô.
Chỉ trong những tình huống đặc biệt chúng mới di chuyển khỏi nơi cư trú của mình. Chính vì vậy mà rất ít khi bắt gặp cảnh tượng loài động vật này bơi lội.
Huệ biển có đặc điểm đặc trưng là có một cái miệng ở trên cùng, ruột hình chữ U, và hậu môn của chúng nằm bên cạnh miệng.
Huệ biển gồm 3 phần cơ bản là thân, đài và cánh tay (xúc tu). Thân của nó gồm xương có độ rỗng cao được kết nối bằng mô chằng. Đài hoa của nó có chứa bộ phận tiêu hóa và cả cơ quan sinh sản.
Huệ biển là nhóm động vật da gai cổ nhất tồn tại đến ngày nay. Chúng có khoảng 5000 loài hóa thạch và hơn 600 loài hiện sống ở cả khu vực biển sâu, nông hoặc rạn san hô nhiệt đới đều có thể tìm thấy dấu vết của chúng.
Huệ biển ăn bằng cách lọc hạt thức ăn nhỏ từ nước biển bằng lông của nó. Chúng là sinh vật phân gốc, phân biệt đực cái, chúng không có tuyến sinh dục rõ ràng. Trứng được thụ tinh sẽ nở ra ấu trùng bơi tự do. Ấu trùng chỉ bơi tự do trong vài ngày trước khi ổn định và gắn vào một bề mặt như san hô.
Phát hiện 'quái vật chùy bọc thép' bị phong ấn nguyên vẹn trong đá Mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy xác của một loài giun đã tuyệt chủng, còn nguyên vẹn đến kinh ngạc trong một tảng đá ở Trung Quốc Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện thi thể gần như còn nguyên vẹn của một loài "quái vật" tiền sử, là tổ tiên của 3 dòng họ động vật còn...