Phát hiện ‘hóa thạch’ 13 tỉ năm tuổi của vụ nổ Big Bang
Quả bong bóng khổng lồ được đặt tên là Ho’oleilana, có tâm nằm cách thiên hà Milky Way 820 triệu năm ánh sáng, có thể chính là tàn tích hóa thạch của sự kiện khai sinh vũ trụ.
Theo Sci-News, khối “hóa thạch” Ho’oleilana có đường kính khoảng 1 tỉ năm ánh sáng, được nhà thiên văn học Cullan Howett từ Đại học Queensland (Úc) mô tả là lấn át các cấu trúc vũ trụ lớn nhất từng được biết đến như “Vạn Lý Trường Thành” Sloan và siêu đám Bootes.
Ho’oleilana hiện ra đầy trêu ngươi trong dữ liệu của các cuộc khảo sát Comicflows-4 và Sloan Digital Sky.
Bong bóng khổng lồ Ho’oleilana, “hóa thạch” của vũ trụ buổi bình minh – Ảnh đồ họa: Frédéric Durillon
“Chúng tôi thậm chí còn không tìm kiếm nó. Quá trúc này quá lớn đến nỗi nó tràn ra tận rìa vùng bầu trời mà chúng tôi đang phân tích” – TS Howett nói.
Theo bài công bố vừa xuất bản trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal, trong lý thuyết về Big Bang, trong 400.000 năm đầu tiên, vũ trụ là một vạc plasma nóng – giống như bên trong các ngôi sao ngày nay. Trong plasma, các electron được tách ra khỏi hạt nhân nguyên tử.
Video đang HOT
Trong thời kỳ “hỗn mang” này, những vùng có mật độ cao hơn một chút bắt đầu co lại dưới lực hấp dẫn, ngay cả khi lượng bức xạ cực mạnh đang cố đẩy vật chất ra xa nhau.
Cuộc đấu tranh giữa lực hấp dẫn và bức xạ này đã làm cho plasma dao động và gợn sóng hệt như những gì chúng ta thấy khi một hòn sỏi rơi xuống mặt nước.
Trong không gian 3 chiều, gợn sóng lan tỏa theo một hình cầu. Từ “hòn sỏi” trung tâm, các gợn plasma tỏa ra xa tận 500 triệu năm ánh sáng xung quanh, sau đó bị cố định khi vũ trụ nguội đi và không còn plasma.
Đó chính là quả cầu “hóa thạch” mà các nhà khoa học vừa nhìn thấy.
Nhưng đó không phải bong bóng duy nhất trong vũ trụ. Trong suốt hàng tỉ năm, các bong bóng như thế lần lượt ra đời và bên trong chúng, các thiên hà được hình thành với mật độ cực đại.
Thiên hà Miiky Way (Ngân Hà) mà hành tinh chúng ta đang trú ngụ cũng nằm trong một cấu trúc bong bóng giống như thế.
Vì vậy, việc nghiên cứu “sứ giả cổ xưa” của vụ nổ Big Bang, chiếc bong bóng vũ trụ lâu đời nhất từng được tìm thấy, có thể giúp các nhà khoa học vũ trụ lý giải những bí ẩn xung quanh việc hình thành và phân bố của các thiên hà, cũng như làm rõ hơn bức tranh về sự giãn nở của vũ trụ.
Anh Thư
Kính viễn vọng James Webb phát hiện 4 thiên hà lâu đời nhất từ trước đến nay
Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện ra 4 thiên hà ở khoảng cách xa nhất được biết đến, với một trong số đó hình thành 320 triệu năm sau vụ nổ Big Bang khi vũ trụ vẫn còn ở giai đoạn sơ khai.
Hình ảnh chụp bởi kính viễn vọng không gian James Webb cho thấy tâm của M74, một thiên hà xoắn ốc cách Trái Đất 32 triệu năm ánh sáng, bao gồm khoảng 100 tỷ ngôi sao. Ảnh: AFP/TTXVN
Dẫn hai nghiên cứu mới công bố ngày 4/4, hãng tin AFP đưa tin kể từ chính thức đi vào hoạt động vào năm ngoái, kính viễn vọng khổng lồ James Webb đã đạt được nhiều thành tựu về khám phá khoa học, quan sát xa hơn bao giờ hết vào các vùng xa xôi của vũ trụ.
Khi ánh sáng từ các thiên hà đến được Trái Đất, các tia sáng này đã bị kéo giãn bởi hiện tượng giãn nở của vũ trụ và chuyển thành tia hồng ngoại.
Với thiết bị quang phổ cận hồng ngoại NIRCam, kính viễn vọng James Webb có khả năng phát hiện các tia hồng ngoại này, từ đó cho phép thiết bị xác nhận một loạt thiên hà chưa từng thấy trước đây. Một số thiên hà trong đó có thể định hình lại sự hiểu biết của các nhà thiên văn học về vũ trụ sơ khai.
Trong hai nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy, các nhà thiên văn tiết lộ họ đã phát hiện 4 thiên hà xa nhất từng được quan sát. Các thiên hà có niên đại từ 300 đến 500 triệu năm sau vụ nổ Big Bang hơn 13 tỷ năm trước.
Điều đó có nghĩa là các thiên hà xuất hiện từ thời kỳ gọi là "kỷ nguyên tái ion hóa" - thời kỳ mà những ngôi sao đầu tiên xuất hiện. Kỷ nguyên này tiếp nối ngay sau thời kỳ đen tối của vũ trụ do vụ nổ Big Bang gây ra.
Stephane Charlot, một nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý thiên văn Paris đồng thời là một trong những tác giả của hai nghiên cứu mới, nói rằng thiên hà xa nhất, có ký hiệu khoa học JADES-GS-z13-0, hình thành 320 triệu năm sau nổ Big Bang. Đó là khoảng cách lớn nhất mà các nhà thiên văn học từng quan sát được. Với khoảng cách rất xa, ánh sáng từ thiên hà JADES-GS-z13-0 phải mất hơn 13,4 tỷ năm mới đến được kính viễn vọng.
Kính viễn vọng James Webb cũng xác nhận sự tồn tại của một thiên hà khác, JADES-GS-z10-0, xuất hiện 450 triệu năm sau vụ nổ Big Bang.
Tất cả 4 thiên hà mới được tìm thấy đều có khối lượng rất ít, nặng bằng một trăm triệu khối lượng Mặt Trời. Tuy nhiên, các thiên hà này rất thích ứng trong việc hình thành các ngôi sao tương ứng với khối lượng của chúng. Nhà nghiên cứu Charlot nói thêm những ngôi sao này đang hình thành với tốc độ tương đương với Ngân hà.
Các thiên hà mới được phát hiện cũng tương đối nghèo kim loại. Điều này phù hợp với mô hình chuẩn của vũ trụ học. Theo lý thuyết, nếu như thiên hà xuất hiện gần với vụ nổ Big Bang, thì càng có ít thời gian để kim loại hình thành.
Australia phát hiện loài gấu túi thời tiền sử Các nhà nghiên cứu tại Australia đã phát hiện răng hóa thạch của một loài gấu túi (koala) từ thời tiền sử, có niên đại cách đây 25 triệu năm, ở vùng hẻo lánh của nước này. Loài gấu túi tại Port Macquarie, bang New South Wales, Australia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo nghiên cứu, do Đại học Flinders công bố ngày 7/9,...