Phát hiện hồ cổ hàng triệu năm tuổi ở Greenland
Các nhà khoa học vừa thông tin mới tìm thấy tàn tích của một hồ nước cổ đại khổng lồ dưới Greenland. Hồ cổ được cho bị chôn vùi sâu bên dưới lớp băng ở phía tây bắc.
Phát hiện hồ cổ hàng triệu năm tuổi ở Greenland
Lòng hồ hóa thạch khổng lồ là một hiện tượng mà các nhà khoa học chưa từng thấy trước đây ở khu vực này.
Năm 2019, các nhà khoa học từng báo cáo việc phát hiện ra hơn 50 hồ nước là các khối nước lỏng tan băng bị mắc kẹt giữa lớp nền và lớp băng trên cao.
Tuy nhiên, phát hiện mới có một bản chất khác vì đó là một lưu vực hồ cổ, khô từ lâu và hiện chứa đầy hàng tấn trầm tích, đá rời dày tới 1,2 km và được bao phủ bởi 1,8 km băng.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu cho biết đó là một hồ nước hoành tráng với diện tích bề mặt rộng đến khoảng 7.100 km2. Hồ khổng lồ này được cho chứa khoảng 580 km3 nước, được cung cấp bởi một mạng lưới gồm ít nhất 18 con suối cổ đại đã từng tồn tại ở phía bắc của lòng hồ, chảy vào nó dọc theo một vách đá dốc. Hiện tại vẫn chưa có cách nào để biết được hồ này cổ như thế nào.
“Đây có thể là một kho lưu trữ thông tin quan trọng, trong bối cảnh mà hiện tại hoàn toàn bị che giấu và không thể tiếp cận được. Nếu chúng tôi có thể lấy được những lớp trầm tích đó, nó có thể cho chúng tôi biết khi nào băng có mặt hoặc biến mất”, trưởng nhóm nghiên cứu, nhà địa vật lý sông băng Guy Paxman từ Đại học Columbia cho biết.
Lòng hồ khổng lồ còn được gọi là “ Lòng chảo thế kỷ Camp”, liên quan đến một cơ sở nghiên cứu quân sự lịch sử gần đó, được xác định thông qua các quan sát từ sứ mệnh Operation IceBridge của NASA. Đó là một cuộc khảo sát trên không về các vùng cực trên thế giới.
Trong các chuyến nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã lập bản đồ địa mạo dưới băng bằng cách sử dụng một loạt các thiết bị đo radar, trọng lực và dữ liệu từ trường. Các kết quả đọc được cho thấy sự tồn tại của khối trầm tích khổng lồ được cấu tạo từ vật liệu ít đặc hơn và ít từ tính hơn so với đá cứng bao quanh khối.
Nhóm nghiên cứu cho rằng có thể hồ được hình thành trong thời gian ấm hơn do sự dịch chuyển của nền đá do một đường đứt gãy bên dưới, hiện đang không hoạt động. Ngoài ra, sự xói mòn của băng có thể đã tạo nên hình dạng của lưu vực theo thời gian.
Trong cả hai trường hợp, các nhà nghiên cứu tin rằng lưu vực cổ đại này có thể lưu giữ một hồ sơ trầm tích quan trọng. Nếu chúng ta bằng cách nào đó có thể khoan đủ sâu để khai thác và phân tích nó, nó có thể chỉ ra thời điểm khu vực này không có băng hoặc băng bao phủ, cho thấy những hạn chế của phạm vi của lớp băng Greenland, cung cấp những hiểu biết sâu sắc về điều kiện khí hậu và môi trường trong khu vực.
Bất kể bí mật nào mà những tảng đá bị chôn vùi sâu đó có thể cho chúng ta biết về sự thay đổi khí hậu vùng cực trong quá khứ cổ đại là thông tin quan trọng để giải thích những gì đang xảy ra ở thế giới hiện tại.
Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới, lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch và từng được Tổng thống Mỹ Donald Trump ngỏ ý muốn mua hồi năm ngoái. Tuy nhiên, cả Đan Mạch và Greenland đều khước từ đề xuất này.
Greenland có 80% diện tích bao phủ bởi băng và dân cư chưa tới 60.000 người. Tuy nhiên, Greenland được cho là sở hữu kho tàng tài nguyên thiên nhiên đồ sộ bao gồm quặng sắt, chì, kẽm, kim cương, vàng, các nguyên tố đất hiếm, urani và dầu.
Bể trầm tích dầu khí là gì?
Chúng ta biết rằng hơn 2/3 diện tích bề mặt trái đất là biển và đại dương, là vùng có địa hình trũng sâu hơn nhiều so với 1/3 diện tích còn lại là lục địa, trong đó có cả hồ ao, sông ngòi...
Nước là môi trường vận chuyển và lắng đọng chủ yếu tất cả các loại đất đá hay thường gọi là trầm tích từ nơi có địa hình cao như núi đồi, cao nguyên xuống vùng địa hình thấp như ao hồ, biển và đại dương.
Quá trình này xảy ra liên tục và khắp mọi nơi trong suốt hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu năm từ trước đến nay. Vì vậy, trên bề mặt lớp ngoài cùng hay thường gọi là lớp vỏ của trái đất, có nhiều khu vực với diện tích hàng trăm nghìn kilômét vuông có bề dày của lớp trầm tích lắng đọng, nhiều nơi dày hơn mười nghìn mét. Những khu vực như thế được các nhà địa chất gọi là bể trầm tích.
Như vậy, bể trầm tích là vùng bề mặt trái đất rộng lớn, bị sụt lún gần như liên tục trong hàng chục triệu năm và luôn được lắng đọng trầm tích do sông ngòi và các dòng chảy của biển hoặc đại dương mang đến từ các khu vực có địa hình tương đối cao hơn. Nhưng nguyên nhân dẫn đến bề mặt trái đất bị sụt lún: Lớp vỏ ngoài cùng của trái đất được cấu thành bởi các mảng, địa khối có mật độ đất đá, bề dày khác nhau nằm trên lớp (tầng) Manti dẻo có nhiệt độ rất cao tới hàng nghìn độ C với những dòng đối lưu liên tục vận động. Các mảng và địa khối luôn trôi trượt trên tầng Manti theo hai xu hướng chính, hoặc là húc vào nhau hoặc là tách giãn ra. Những đợt tách giãn đó là tiền đề của sự sụt lún theo một trục kéo dài hàng chục, hàng trăm kilômét và cũng là tiền thân của các bể trầm tích.
Bức tranh ngược lại các đới sụt lún là ở những nơi húc trồi sẽ tạo nên các dãy núi, các cao nguyên có địa hình cao hơn mực nước biển đến hàng nghìn mét. Do mưa gió và các dòng chảy bề mặt, đất đá ở những vùng cao này bị xói mòn, trôi đi và lắng đọng ở các đới trũng, tạo nên các tầng (tập) trầm tích có bề dày và thành phần vật chất khác nhau trong các bể trầm tích. Quá trình này diễn ra liên tục từ đời này sang đời khác, qua nhiều niên đại địa chất khác nhau và dựa vào tuổi (thời gian) tích tụ trầm tích mà các nhà địa chất đặt tên cho các bể trầm tích từ cổ đến nay như: bể trầm tích Paleozoic (niên đại Cổ sinh) có tuổi địa chất khoảng từ 284 đến 542 triệu năm trước; bể trầm tích Mezozoic (niên đại Trung sinh), có tuổi địa chất khoảng từ 65 đến 251 triệu năm trước và bể trầm tích Cenozoic (niên đại Tân sinh) có tuổi địa chất khoảng từ 0 đến 65 triệu năm trước.
Trầm tích lắng đọng trong các bể thành lớp này chồng lên lớp khác theo thời gian. Đồng thời, trong trầm tích có chứa vật chất hữu cơ ở dạng phân tán hay tập trung tùy thuộc vào loại đất đá và môi trường lắng đọng. Đất đá chứa vật chất hữu cơ được chôn vùi trong bể trầm tích đến một độ sâu nhất định sẽ chịu tác động của nhiệt độ, từ đó vật chất hữu cơ sẽ chuyển hóa thành bitum và tiếp tục bitum chuyển hóa thành dầu thô và khí hydro cácbon (hay còn gọi là khí thiên nhiên). Tầng hoặc lớp đá chứa hàm lượng vật chất hữu cơ đủ lớn để có thể sinh ra dầu khí được các nhà địa chất gọi là tầng hoặc lớp đá sinh. Sau khi dầu khí được sinh ra, dưới tác động của thủy động lực trong lòng đất và lực trọng trường, chúng sẽ dịch chuyển hay còn gọi là di cư đến những lớp đất đá có lỗ hổng như những "ngôi nhà tí hon" để trú ngụ ở đó. Tầng đất đá có nhiều "ngôi nhà" như thế được gọi là tầng chứa dầu khí.
Thông thường các lớp hoặc tầng đá có cấu trúc dạng mái vòm là thuận lợi nhất để tích trữ dầu khí và còn được gọi là vỉa hay tích tụ dầu khí. Thể tích hoặc khối lượng dầu khí tồn tại trong một hay nhiều vỉa dầu khí được các nhà địa chất tính toán chính là trữ lượng của tích tụ dầu khí đó. Nếu tích tụ dầu khí có trữ lượng đủ lớn, tức là có giá trị thương mại khi tiến hành khai thác được coi là mỏ dầu khí. Như vậy, trong một bể trầm tích có thể tồn tại các mỏ và tích tụ dầu khí. Bể trầm tích đó được gọi là bể trầm tích dầu khí.
Phát hiện tinh vân Đầu lâu ma quái cách xa Trái đất 1.600 năm ánh sáng Tinh vân có hình dạng kỳ lạ còn có tên gọi là NGC 246, có hình dáng rất giống với một chiếc đầu lâu được Kính viễn vọng Rất lớn của Đài quan sát Nam Âu chụp lại với độ chi tiết tuyệt đẹp. Hình ảnh tinh vân Đầu lâu mới được công bố. Tinh vân đầu lâu này nằm cách Trái đất...