Phát hiện hành tinh phản chiếu như tấm gương
Giới thiên văn học ngày 10/7 thông báo đã tìm thấy một thế giới nóng như thiêu đốt là hành tinh phản chiếu mạnh nhất từng được quan sát bên ngoài Hệ Mặt trời.
Ngoại hành tinh LTT9779b phản chiếu 80% ánh sáng từ ngôi sao chủ. Ảnh: ESA
Cách Trái đất hơn 260 năm ánh sáng, ngoại hành tinh kỳ lạ này phản chiếu 80% ánh sáng từ ngôi sao chủ, theo các quan sát mới từ kính viễn vọng không gian Cheops của châu Âu.
Đặc điểm đó khiến nó trở thành ngoại hành tinh đầu tiên sáng bóng tương tự như sao Kim – thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm của chúng ta ngoài Mặt trăng.
Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2020, hành tinh có kích thước bằng sao Hải Vương này có tên LTT9779b và quay quanh ngôi sao của nó chỉ trong 19 giờ.
Vì ở quá gần nhau nên mặt đối diện của hành tinh LTT9779b với ngôi sao của nó có nhiệt độ nóng đến 2.000 độ C, được coi là quá nóng để mây hình thành.
Video đang HOT
Thế nhưng, LTT9779b vẫn có mây. “Đó thực sự là một câu đố”, nhà nghiên cứu Vivien Parmentier tại Đài thiên văn Cote d’Azur của Pháp cho biết.
Sau đó, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng họ nên hiểu về sự hình thành của những đám mây này giống như cách ngưng tụ hơi nước trong phòng tắm sau khi tắm nước nóng.
Ông giải thích rằng giống như luồng hơi nước nóng bốc lên trong phòng tắm, một dòng kim loại và silicat nóng như thiêu đốt đã làm quá bão hòa bầu khí quyển của LTT9779b cho đến khi các đám mây chưa đầy kim loại hình thành.
Hành tinh có kích thước gấp 5 lần Trái đất này là một ngoại lệ theo nhiều cách khác nhau.
Các ngoại hành tinh duy nhất được tìm thấy trước đây quay quanh các ngôi sao của chúng trong vòng chưa đầy 24 giờ là những hành tinh khí khổng lồ lớn hơn Trái đất 10 lần hoặc các hành tinh đá có kích thước bằng một nửa Trái đất.
Nhưng LTT9779b lại tồn tại trong một khu vực được gọi là “sa mạc sao Hải Vương”, nơi không thể tìm thấy các hành tinh có kích thước như nó.
“Đó là một hành tinh không nên tồn tại. Những hành tinh như thế này sẽ bị thổi bay bầu khí quyển bởi ngôi sao của chúng, để lại những tảng đá trơ trụi”, ông Parmentier nói.
Theo nhà khoa học Maximilian Guenther thuộc dự án Cheops của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, các đám mây kim loại của hành tinh LTT9779b hoạt động giống như một tấm gương, phản chiếu ánh sáng và ngăn không cho bầu khí quyển bị thổi bay.
“Nó hơi giống một tấm khiên, giống như trong những bộ phim Star Trek cũ, nơi họ có những tấm khiên xung quanh tàu của mình”, ông nói với AFP.
Ông nhận xét nghiên cứu trên đánh dấu một cột mốc quan trọng vì nó cho thấy làm thế nào một hành tinh có kích thước bằng sao Hải Vương có thể tồn tại trong sa mạc của sao Hải Vương.
Kính viễn vọng không gian Cheops của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu được phóng lên quỹ đạo Trái đất vào năm 2019 với sứ mệnh điều khám phá các ngoại hành tinh nằm bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta.
Nó đo độ phản xạ của LTT9779b bằng cách so sánh ánh sáng trước và sau khi ngoại hành tinh biến mất sau ngôi sao của nó.
Châu Âu thực hiện sứ mệnh khám phá 'vũ trụ tối'
Ngày 1/7, một vệ tinh do châu Âu phát triển đã được phóng lên không gian với sứ mệnh khám phá những hiện tượng vũ trụ bí ẩn là năng lượng tối và vật chất tối.
Đây là những lực bí ẩn mà các nhà khoa học đến nay vẫn chưa quan sát được dù nhận định tạo nên tới 95% vũ trụ được biết đến.
Tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo vệ tinh với kĩnh viễn vọng Euclid rời bệ phóng tại Trạm Vũ trụ Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ, ngày 1/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Vệ tinh mang theo kính viễn vọng Euclid, được đặt theo tên nhà toán học Hy Lạp cổ đại, được đưa lên không gian bằng tên lửa đẩy Falcon 9 từ Trạm Vũ trụ Cape Canaveral, bang Florida (Mỹ).
Sau khi được đưa lên không gian, vệ tinh sẽ bắt đầu hành trình kéo dài một tháng để tới một vị trí trong quỹ đạo Mặt trời, cách Trái Đất gần 1,6 triệu km.
Từ vị trí này, Euclid sẽ bắt đầu sứ mệnh kéo dài ít nhất 6 năm nhằm khám phá sự phát triển của vũ trụ tối cũng như quan sát các thiên hà cách xa Trái Đất tới 10 tỉ năm ánh sáng. Sứ mệnh lần này cũng tập trung vào 2 yếu tố cơ bản của vũ trụ tối là vật chất tối và năng lượng tối.
Với chi phí lên tới 1,4 tỷ USD, kính viễn vọng Euclid được thiết kế và xây dựng bởi Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), có khả năng phát hiện những kết cấu và cơ chế ẩn của vũ trụ thông qua khả năng khắc họa rõ nét vũ trụ quan sát được dưới dạng 3D.
Iran phát triển thành công tên lửa đạn đạo thế hệ mới Mới đây, truyền thông Iran xác nhận nước này đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo tầm trung thế hệ mới Khaibar, được mô tả là thế hệ nâng cấp thứ 4 của mẫu tên lửa Khorramshahr. "Thông điệp của chúng tôi gửi tới những ai thù địch với Iran là chúng tôi sẽ bảo vệ đất nước và những thành...