Phát hiện hành tinh kỳ lạ
Phát hiện này đem lại những hướng đi mới cho nghiên cứu hình thành các hành tinh khí khổng lồ.
Theo Independent, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vật thể mới là lõi của một hành tinh khí (bao quanh là khí và chúng ta có thể nhìn thấy lõi bên trong).
Đây là lần đầu tiên họ có thể nhìn vào bên trong hành tinh, điều có thể mang đến những phát hiện mới về cách các hành tinh được hình thành.
Hành tinh này được đặt tên là TOI 849 b, xoay quanh ngôi sao tương tự Mặt Trời với chu kỳ rất ngắn, chỉ 18 giờ và cách chúng ta 730 năm ánh sáng. Vì gần ngôi sao chủ nên điều kiện ở đó rất khắc nghiệt, nhiệt độ bề mặt lên đến 1.500 độ C.
Đây có thể là lõi của hành tinh khí khổng lồ như sao Mộc và sao Thổ. Lõi này lớn gần bằng sao Hải Vương, có thể đã mất đi hoặc chưa kịp hình thành.
Sau nhiều tính toán kỹ lưỡng, giới nghiên cứu kết luận đây là lõi của hành tinh ngoại có trọng lượng nặng gấp 40 lần Trái Đất, tuy nhiên kích thước chỉ lớn hơn địa cầu 3,4 lần. Từ mật độ vật chất có thể thấy được nó hình thành chủ yếu từ sắt, đá và nước, chỉ có một phần nhỏ khí hydro và heli.
Video đang HOT
“Chúng ta không thấy được các khí đó, có nghĩa TOI 849 b là một lõi hành tinh trần”, David Armstrong, nhà khoa học đứng đầu nhóm nghiên cứu cho hay.
TOI 849 b lần đầu tiên được tìm thấy qua Vệ tinh Khảo sát hành tinh ngoại của NASA. Ảnh: BBC.
Vật thể này nằm ngay Sa mạc sao Hải Vương, khu vực gần một ngôi sao trong đó ngoại hành tinh không có kích cỡ tương đương sao Hải Vương được tìm thấy.
“Hành tinh này nằm gần ngôi sao chủ một cách lạ lùng, dù có kích cỡ lớn. Nói cách khác, chúng tôi thường không thấy hành tinh nào có chu kỳ quay quanh sao chủ quá ngắn, lại có khối lượng như thế”, David Armstrong cho biết thêm.
TOI 849 b lần đầu tiên được tìm thấy qua Vệ tinh Khảo sát hành tinh ngoại của NASA. Đây là vệ tinh chuyên săn lùng hành tinh bằng nhận biết qua đặc trưng độ sáng giảm xuống khi chúng di chuyển qua ngôi sao chủ.
Sau khi được tìm thấy, vật thể được phân tích bằng máy quang phổ HARPS của Đài thiên văn Nam châu Âu, ứng dụng hiệu ứng Doppler để đo các ngoại hành tinh bằng cách tìm hiểu sự thay đổi ánh sáng của chúng khi di chuyển đến gần Trái Đất.
“Đây là lần đầu tiên, chúng ta biết rằng các hành tinh như thế này có tồn tại và có thể được tìm thấy. Chúng ta có cơ hội nhìn vào lõi của một hành tinh theo cách con người không thể làm trong Hệ Mặt Trời của chính mình”, nhà nghiên cứu David Armstrong nhận định.
Vẫn còn nhiều câu hỏi về bản chất của lõi các hành tinh khổng lồ như sao Thổ và sao Mộc. Phát hiện này có thể đem lại những hướng đi mới cho nghiên cứu hình thành các hành tinh khí khổng lồ.
Phát hiện 'hành tinh giả thuyết': một Hải Vương Tinh hóa Trái Đất
Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học đã khám phá ra một vật thể kỳ lạ thuộc lớp hành tinh giả thuyết Chthonia, nằm cách trái đất 730 năm ánh sáng.
Vật thể mang tên TOI-849b, là hành tinh con của một ngôi sao giống Mặt Trời mang tênTOI-849. TOI-849b mang đặc điểm của một hành tinh khí và băng như Sao Hải Vương, chỉ nhỏ hơn một chút. Tuy nhiên các phép đo cho một kết quả kỳ dị: nó có mật độ tương đương với Trái Đất và Sao Kim.
Hành tinh giả thuyết Chthonia TOI-849b - ảnh đồ họa từ University of Warwick/Mark Garlick
Những hành tinh khí như Sao Mộc, Sao Hải Vương tuy khổng lồ nhưng có mật độ thấp hơn nhiều so với lớp hành tinh đá mà Trái Đất của chúng ta đại diện. Những hành tinh khí nặng như đá nói trên vốn chỉ tồn tại trong lý thuyết thiên văn, chưa từng được ghi nhận trong thực tế, gọi "lớp hành tinh giả thuyết Chthonia" - theo thần thoại Hy Lạp là tên một nàng công chúa bị hy sinh để vua cha chiến thắng trước kẻ thù.
Để có thể xuất hiện trước mắt người Trái Đất với những tính chất kỳ lạ nói trên, các nhà khoa học tin rằng TOI-849b thực sự đã "hy sinh" bầu khí quyển của mình cho sao mẹ. Nó là một hành tinh khí đúng nghĩa, nhưng sau đó bị tước bỏ hết bầu khí quyển, chỉ còn trơ lõi đá dày đặc nên hiện tại trông giống một hành tinh đá kiểu Trái Đất!
Nguyên nhân của việc bị tước bầu khí quyển này là hành tinh TOI-849b quay quá gần sao mẹ, một năm chỉ mất 18 ngày. Khoảng cách gần này thậm chí khiến sao mẹ bị "chao đảo" vì lực hấp dẫn của đứa "con" khổng lồ. Nó có một nhiệt độ bề mặt "địa ngục" là 1.530 độ C và nặng gấp 39,1 lần trái đất của chúng ta.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature, đứng đầu bởi tiến sĩ David Amstrong từ Đại học Warwick (Anh).
Kỳ thú 'cuộc diễu hành của các hành tinh' diễn ra vào tháng 7 Cuộc diễu hành của các hành tinh sẽ diễn ra trong khoảng 2 tuần của tháng 7 nhưng không thể quan sát hoàn toàn. Mặc dù không có thuật ngữ "cuộc diễu hành của các hành tinh" trong khoa học, người yêu thiên văn học thường dùng cụm từ này khi nói về hiện tượng các hành tinh xếp thành một hàng trong...