Phát hiện hàng trăm hũ rượu vang 5.000 năm tuổi trong lăng mộ nữ hoàng Ai Cập
Các nhà khảo cổ tìm thấy hàng trăm hũ rượu vang có niên đại khoảng 5.000 năm tuổi hiện vẫn được bảo quản tốt trong lăng mộ Nữ hoàng Ai Cập Meret-Neith ở Abydos.
Nhiều hũ vẫn được niêm phong, nút chai vẫn còn nguyên. Một số thậm chí còn giữ được phần hạt nho đọng lại dưới đấy.
Những bình rượu 5.000 năm tuổi tại lăng mộ Nữ hoàng Meret-Neith, một số bình vẫn còn được niêm phong. Ảnh: EC Köhler/Đại học Vienna
Trưởng nhóm khai quật Christiana Köhler, một nhà khảo cổ học tới từ đại học Vienna, đã rất ngạc nhiên trước tình trạng nguyên vẹn của các hũ rượu và các món đồ tạo tác khác trong lăng mộ Meret-Neith.
Köhler nói: “Khi biết đây là những di tích về cuộc sống của con người khoảng 5.000 năm trước, chúng tôi đều choáng váng trước những chi tiết đáng kinh ngạc như những hạt nho được bảo quản hoàn hảo, đồ thủ công và thậm chí cả dấu chân trên bùn”.
Những hạt nho được bảo quản ở trạng thái hoàn hảo. Ảnh: EC Köhler/Đại học Vienna
Video đang HOT
Emlyn Dodd, nhà khảo cổ học tại Viện Nghiên cứu Cổ điển của Anh, người không tham gia vào nghiên cứu, nói với Aristos Georgiou của Newsweek rằng việc phân tích sâu hơn về các chiếc bình có thể làm sáng tỏ nghệ thuật sản xuất rượu cổ xưa.
Dodd cho biết: “Việc phát hiện ra những bình rượu còn nguyên vẹn, kín ở Abydos, cùng với những trái nho được bảo quản tốt, có khả năng nâng cao sự hiểu biết của chúng ta về một số hoạt động sản xuất, sử dụng và buôn bán rượu vang sớm nhất ở Địa Trung Hải và Bắc Phi cổ đại. Ví dụ, việc phân tích cặn còn sót lại bên trong lọ có thể làm sáng tỏ thành phần hóa học của rượu ở bên trong, tiết lộ hương vị của nó và bất kỳ thành phần phụ gia nào đã được sử dụng”.
Khu phức hợp lăng mộ của Nữ hoàng Meret-Neith ở Abydos trong quá trình khai quật. Ảnh: EC Köhler/Đại học Vienna
Ngoài các hũ đựng rượu, nhóm của Köhler hy vọng tìm hiểu thêm về cuộc đời của Meret-Neith, người sống vào khoảng năm 3.000 trước Công nguyên. Các cuộc khai quật trong lăng mộ cũng tiết lộ những dòng chữ cho thấy nữ hoàng Ai Cập phụ trách các cơ quan chính phủ quan trọng, bao gồm cả hoàng gia hay kho bạc.
Nhóm nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố: “Bà ấy có lẽ là người phụ nữ quyền lực nhất trong thời đại của mình và các nhà nghiên cứu ngày nay suy đoán rằng Meret-Neith có thể là nữ pharaoh đầu tiên ở Ai Cập cổ đại”.
Các học giả khác phản đối những tuyên bố này, cho rằng phụ nữ hiếm khi giữ vai trò cai trị trong thời kỳ đầu của lịch sử Ai Cập.
Margaret Maitland, người phụ trách chính các bộ sưu tập Địa Trung Hải cổ đại tại Bảo tàng Quốc gia Scotland, nói với Sascha Pare của Live Science: “Những người vợ và con gái thường không được coi là người kế vị hoàng gia. Tuy nhiên, Meret-Neith dường như đã được hưởng “quyền lực cao bất thường đối với một phụ nữ hoàng gia”, cô nói thêm.
Khu phức hợp chôn cất rộng lớn của nữ hoàng Ai Cập còn bao gồm lăng mộ của 41 người hầu và cận thần. Dựa trên phân tích của họ, các nhà nghiên cứu cho biết những ngôi mộ này được xây dựng theo nhiều giai đoạn trong một khoảng thời gian dài.
Kết luận này thách thức quan điểm cho rằng nghi lễ hiến tế con người là một phần trong lễ chôn cất của hoàng gia Ai Cập trong thời kỳ này, “điều này thường được giả định trong nghiên cứu ban đầu nhưng chưa bao giờ thực sự được chứng minh”, theo tuyên bố.
Các cuộc khai quật tại ngôi mộ đang diễn ra và nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ làm sáng tỏ thêm những bí ẩn xung quanh cuộc đời và ảnh hưởng của Meret-Neith ở Ai Cập. Như Köhler nói với Live Science, “Tôi gần như chắc chắn rằng sau khi hoàn thành việc khai quật khu phức hợp khổng lồ này, chúng tôi sẽ biết nhiều hơn về thời đại của Meret-Neith”.
Mở lăng mộ cổ chứa xác ướp Ai Cập, nhà khoa học mắc bệnh bí ẩn
Liệu nhà khoa học này mắc bệnh có phải do 'lời nguyền' xác ướp không?
Ramy Romany, một nhà Ai Cập học kiêm nhà làm phim chia sẻ trong chương trình podcast The Jordan Harbinger Show rằng, bản thân mắc phải căn bệnh bí ẩn.
Mọi chuyện bắt đầu khi ông mở ngôi mộ cho chương trình Mummies Unwrapped trên kênh truyền hình Discovery. Bên trong ngôi mộ cổ này là xác ướp của một nhân vật mà mọi người cho rằng có trong Kinh Thánh.
Ramy Romany, nhà Ai Cập học cho rằng bản thân mắc phải căn bệnh bí ẩn sau khi mở một ngôi mộ cổ tại Ai Cập. (Ảnh: Ramy Romany)
Theo kịch bản chương trình, Ramy Romany đi vào hầm mộ đóng kín suốt nhiều năm. Ông là người mở cửa và đi vào kiểm tra xem có rắn hoặc cạm bẫy hay không. Ramy Romany vốn không tin vào những lời nguyền nên đã đi thẳng qua cầu thang xuống hầm. Hầm mộ này rất dài, nhiều bụi bặm.
Trở lại thủ đô Cairo (Ai Cập), ông thấy không khỏe. Ramy Romany sốt cao, thân nhiệt luôn ở mức 42 độ C và ông bắt đầu ho ra máu. Romany còn bị ảo giác và ốm thập tử nhất sinh. Các bác sĩ phải kê thuốc kháng sinh liều cao cho ông.
Hiện sức khỏe của ông đỡ hơn nhiều.
Theo Ramy Romany thì ngôi mộ cổ trên không được mở trong suốt 600 năm. Các bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân gây ra bệnh của Ramy Romany có thể là do rắn, dơi hoặc từ bụi bên trong ngôi mộ.
Công Romany thì tin rằng bản thân bị dính "lời nguyền" của Pharaoh. Ông nói có thể mình bị nhiễm bệnh nấm - loại bệnh thường gặp của người từng chui vào các ngôi mộ cổ.
Theo Ramy Romany thì ngôi mộ cổ này đã không được mở trong suốt 600 năm. (Ảnh: Ramy Romany)
Tháng 11/1922, các nhà khảo cổ học người Anh làm nên lịch sử khi tìm thấy lăng mộ của Vua Tutankhamun (gọi tắt là Tut) ở Thung lũng các vị vua ở Ai Cập.
Sau đó, George Carnarvon, một người có mặt trong đoàn khảo cổ đã qua đời bất ngờ không rõ nguyên do vào năm 1923. Vài tháng sau, người anh em của Carnavon, Aubrey Herbert cũng qua đời vì lý do tương tự.
Cả những người không đặt chân vào khu mộ cũng gặp tai họa khủng khiếp. Có ý kiến cho rằng ông đã bị nhiễm mầm bệnh nấm Aspergillus khi mở ngôi mộ của Pharaoh Tutankhamun.
Ai Cập phát hiện kho rượu vang cổ 5.000 năm tuổi tại tỉnh Sohag Ngày 1/10, đoàn khảo cổ gồm các chuyên gia Ai Cập, Đức và Áo đã công bố phát hiện một kho rượu vang cổ 5.000 năm tuổi, trong quá trình khai quật ngôi mộ của Meret-Neith - một người phụ nữ quyền lực ở Vương triều thứ nhất, tại địa điểm khảo cổ Um Al-Qaab ở thành phố Abydos, tỉnh Sohag. Ai Cập...