Phát hiện hàng nghìn máy tính bị lợi dụng để phát tán mã độc
Theo thống kê của NCSC, cứ 10.000 người sử dụng hệ điều hành không an toàn, gần 3.000 IP liên quan tới rò rỉ dữ liệu và gần 9.000 IP nằm trong mạng botnet.
(Ảnh chụp màn hình)
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) cho biết “Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng năm 2022″ đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ các cơ quan, tổ chức và người dân sau hơn một tuần chính thức phát động.
Thống kê nhanh với mỗi 20.000 người tham gia chiến dịch thì phát hiện hơn 13.000 người sử dụng trình duyệt không an toàn, 10.000 người sử dụng hệ điều hành không an toàn, gần 3.000 IP liên quan tới rò rỉ dữ liệu và gần 9.000 IP nằm trong mạng botnet (là mạng lưới các thiết bị máy tính đã bị chiếm quyền điều khiển được sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công mạng, còn gọi là mạng máy tính ma).
Các phần mềm phòng, chống mã độc được cập nhật, cho phép sử dụng miễn phí qua , do vậy bất kỳ một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng miễn phí để kiểm tra mã độc.
Video đang HOT
Người dùng có thể kiểm tra điểm yếu trình duyệt, hệ điều hành, kiểm tra lộ lọt dữ liệu, hoặc lựa chọn và sử dụng miễn phí các công cụ xử lý mã độc chuyên sâu.
Trước đó vào ngày 14/9, hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia, Cục An toàn thông tin, trực tiếp là Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã phát động chiến dịch toàn dân cùng “quét sạch” mã độc trên không gian mạng Việt Nam.
Theo NCSC, chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng mong muốn có sự ủng hộ và lan tỏa của tất cả người dân thông qua việc báo cáo và chia sẻ các trang web phát tán mã độc để bảo vệ hình ảnh không gian mạng Việt Nam cũng như giúp thế giới giảm thiểu các cuộc tấn công mạng diện rộng.
Phát động chiến dịch toàn dân cùng "quét sạch" mã độc trên không gian mạng Việt Nam
"Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng" năm 2022 được Bộ TT&TT triển khai trên diện rộng.
Các phần mềm phòng chống mã độc sẽ được cập nhật, cho phép sử dụng miễn phí trên cổng thông tin khonggianmang.vn
Những năm gần đây, mức độ sử dụng máy tính và các thiết bị kết nối mạng tại Việt Nam tăng đột biến, đây cũng chính là môi trường lý tưởng để các loại mã độc bùng phát, lây lan mạnh.
Theo đại diện Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, ngoài tình trạng các thiết bị kết nối mạng của Việt Nam nằm trong các mạng botnet đã diễn ra từ rất lâu, gần đây xảy ra nhiều cuộc tấn công mạng bắt nguồn từ việc các website, máy chủ, địa chỉ IP của Việt Nam tham gia vào hạ tầng điều khiển các mạng máy tính ma (botnet) và phát tán mã độc.
"Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của Việt Nam trên không gian mạng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi số quốc gia", đại diện NCSC nhận xét.
Trong khi đó, nhiều người dùng Internet tại Việt Nam vẫn có thói quen dùng phần mềm bẻ khóa hoặc phần mềm không bản quyền mà không quan tâm rằng phần mềm không bản quyền thường không được cập nhật kịp thời các bản vá cho điểm yếu, lỗ hổng bảo mật. Điều này dẫn tới việc máy tính, thiết bị của người dùng không được bảo vệ liên tục và rất dễ bị nhiễm mã độc do phần mềm bẻ khóa thường cài cắm sẵn mã độc một cách có chủ đích.
Mỗi máy tính, thiết bị khi nhiễm mã độc là nguồn tiếp tục lây nhiễm virus, mã độc cho các máy tính khác. Phần lớn số lượng địa chỉ IP nằm trong các mạng botnet hiện nay không chỉ thuộc hệ thống mạng, thiết bị tại các hộ gia đình mà còn trong cả khối doanh nghiệp.
Chiến dịch năm nay hướng tới mục tiêu tiếp tục giảm tỷ lệ lây nhiễm mã độc tại Việt Nam (Ảnh minh họa: Internet)
Để cải thiện tình trạng trên đồng thời hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, Cục An toàn thông tin, trực tiếp là Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia phát động chiến dịch toàn dân cùng "quét sạch" mã độc trên không gian mạng Việt Nam.
Chiến dịch được triển khai đồng bộ tại 63 tỉnh, thành phố thông qua hệ thống các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin; đơn vị chuyên trách về CNTT các bộ, ngành, địa phương; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; các ngân hàng, tổ chức tài chính.
Chiến dịch "làm sạch" mã độc trên không gian mạng năm 2022 cũng huy động sự tham gia của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trữ web, dịch vụ trung tâm dữ liệu; doanh nghiệp sản xuất phần mềm phòng, chống mã độc; doanh nghiệp an toàn thông tin mạng; và các doanh nghiệp nền tảng có nhiều người sử dụng.
Chiến dịch năm nay hướng tới mục tiêu tiếp tục giảm tỷ lệ lây nhiễm mã độc tại Việt Nam, duy trì một cách bền vững dựa trên kết quả đã đạt được của chiến dịch năm 2020 cho đến nay.
"Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng sẽ cùng chung tay xử lý các nguồn lây nhiễm mã độc. Các phần mềm phòng chống mã độc sẽ được cập nhật, cho phép mọi người sử dụng miễn phí trên Cổng thông tin không gian mạng quốc gia tại địa chỉ khonggianmang.vn/chiendichmadoc2022", đại diện Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thông tin thêm.
Cơ quan quản lý hệ thống điện của Italy bị tấn công bằng mã độc tống tiền Các chuyên gia an ninh cho biết nhóm tin tắc BlackCat chuyên phát tán các mã độc tống tiền tuyên bố đứng sau cuộc tấn công mạng gần đây nhằm vào Cơ quan quản lý hệ thống điện (GSE) của Italy, đánh cắp một lượng lớn dữ liệu và đe dọa sẽ công bố những tài liệu này nếu yêu cầu của chúng...