Phát hiện hầm mộ được xây bằng gạch bùn từ thời La Mã ở Ai Cập
Bộ Cổ vật Ai Cập trên cho biết các nhà khảo cổ còn phát hiện 5 pho tượng nữ thần Isis cùng với nhiều đồ dùng bằng đất sét ở gần cửa trước của hầm mộ này.
Các nhà khảo cổ khai quật một hầm mộ được tạc trong đá ở tỉnh Giza của Ai Cập. (Nguồn: Xinhuanet)
Ngày 5/11, Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết một nhóm khảo cổ chung của Ai Cập và Nhật Bản đã khai quật một hầm mộ được tạc trong đá ở tỉnh Giza của nước này.
Hầm mộ trên được phát hiện tại khu vực khảo cổ Saqqara phía Nam thủ đô Cairo.
Bộ Cổ vật Ai Cập dẫn lời nhà quản lý khu vực khảo cổ Saqqara, Sabry Farah cho biết hầm mộ này có niên đại vào thế kỷ thứ nhất và thứ hai của thời La Mã.
Hầm mộ được xây bằng gạch bùn, có một thang leo và một căn phòng được tạc trong đá vôi, có chiều cao 15m, rộng 2m. Đây là hầm mộ La Mã đầu tiên được phát hiện tại khu vực Saqqara.
Bộ trên cho biết các nhà khảo cổ còn phát hiện 5 pho tượng nữ thần Isis cùng với nhiều đồ dùng bằng đất sét ở gần cửa trước của hầm mộ này./.
Viết Tuân
Theo vietnamplus.vn
Bí ẩn xác ướp "bốc hơi" trong lăng mộ pharaoh Ai Cập
Lăng mộ pharaoh Ai Cập Seti I ẩn chứa bí ẩn lớn mà giới khoa học 'đau đầu' đi tìm lời giải trong suốt nhiều năm. Nguyên do là vì xác ướp bên trong lăng mộ 'mất tích' một cách kỳ bí. Các chuyên gia phải mất một thời gian mới tìm thấy thi hài Seti I.
Vào ngày 16/10/1817, nhà nghiên cứu Giovanni Battista Belzoni tìm thấy lăng mộ pharaoh Ai Cập Seti I tại Thung lũng các vị vua. Đây được coi là phát hiện lớn vào thời điểm ấy.
Ban đầu, ông Belzoni không nghĩ rằng lăng mộ này là của một ông hoàng Ai Cập nên chỉ cho rằng nơi đây được tạo ra để tôn vinh thần Apis mang hình hài một con bò.
Sở dĩ ông Belzoni nghĩ như vậy là do phát hiện một xác ướp bò trong lăng mộ. Thêm nữa, ông không phải là nhà Ai Cập học chuyên nghiệp nên không có đánh giá chính xác về lăng mộ.
Theo đó, chỉ khi chính phủ Ai Cập chính thức khai quật lăng mộ thì những bí ẩn về nơi này dần được hé lộ.
Lăng mộ của Seti I được gọi là KV17, là ngôi mộ dài nhất trong Thung lũng các vị vua với kích thước 137m. Nơi yên nghỉ ngàn thu của pharaoh Ai Cập này cũng được trang trí công phu và xa hoa.
Điển hình là trên tường của lăng mộ là những bức tranh được vẽ thủ công mô tả chi tiết và sống động cuộc sống của người dân Ai Cập thời cổ đại.
Các chuyên gia khảo cổ phát hiện lăng mộ từng bị đột nhập và cướp phá. Hậu quả là các chuyên gia không tìm thấy xác ướp nào trong mộ cổ.
Tuy nhiên, sau quá trình nghiên cứu và điều tra, các chuyên gia phát hiện xác ướp Seti I biến mất không phải do những kẻ trộm mộ gây nên. Cụ thể, những người trông coi lăng mộ thời cổ đại bí mật di chuyển xác ướp nhà vua Seti I đến một địa điểm bí mật tại Thung lũng các vị vua để tránh bị kẻ gian quấy nhiễu.
Cuối cùng, các chuyên gia tìm thấy xác ướp Seti I tại hầm mộ DB320. Không chỉ có thi hài nhà vua quyền lực này của Ai Cập, hầm mộ DB320 còn là nơi lưu giữ nhiều xác ướp của các thành viên hoàng tộc.
Sau khi được đưa ra khỏi lăng mộ, xác ướp Seti I được bảo quản và trưng bày trong bảo tàng Cairo.
Video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC Now)
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/Ancient-origins
Chụp CT xác ướp mèo nghìn tuổi, phát hiện chấn động Kết quả này nằm ngoài những gì các nhà khoa học dự kiến thu được khi thực hiện công việc của mình. Xác ướp một con mèo Ai Cập cổ đại có niên đại khoảng 2.500 năm đã được "mổ xẻ" bằng các phương pháp khoa học tiên tiến và các nhà khoa học thực sự sốc với những kết quả thu được....