Phát hiện hai lỗ đen gần Trái Đất nhất, thuộc loại chưa từng thấy
Hai lỗ đen ẩn nấp ở sân sau của Trái Đất với khoảng cách chỉ 1.560 và 3.800 năm ánh sáng, đại diện cho một loại mà các nhà thiên văn học chưa từng thấy.
Các lỗ đen được đặt tên là Gaia BH1 và Gaia BH2, do được phát hiện từ dữ liệu của tàu vũ trụ Gaia do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) điều hành.
Theo tờ Space, Gaia BH1 nằm cách TRái Đất 1.560 năm ánh sáng về hướng chòm sao Xà Phu, trong khi Gaia BH2 cách Trái Đất 3.800 năm ánh sáng về hướng chòm sao Bán Nhân Mã, thuộc khu vực được gọi là “sân sau của Trái Đất”, vùng mà hầu hết các kính thiên văn không hướng về.
Đây là các khoảng cách gần kỷ lục của các lỗ đen từng được phát hiện quanh Trái Đất.
Hai lỗ đen vừa được phát hiện – Ảnh: ESA
Trưởng nhóm nghiên cứu Kareem E-Badry, người đồng thời làm việc cho Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ) và Viện Thiên văn học Max Plack (Đức), cho biết: “Điều khiến nhóm lỗ đen mới này khác biệt là chúng có khoảng cách lớn với các ngôi sao đồng hành”.
Lỗ đen khối lượng sao, tức loại lỗ đen nhỏ như Gaia BH1 và Gaia BH2 có thể đồng hành với một ngôi sao và tạo ra một hệ thống phát sáng trong bức xạ tia X trong các quan sát.
Chúng thường khá gần nhau và tương tác, trong đó lỗ đen ăn mòn dần ngôi sao đồng hành và chính điều đó khiến hệ thống phát sáng.
Tuy nhiên, hai lỗ đen này ở xa, hoàn toàn tối vì hiệu ứng hấp dẫn mà chúng tác động lên bạn đồng hành không hề giúp chúng phát sáng. Cách mà các cặp đôi xa cách kỳ lạ này vẫn chưa thể lý giải.
Các nhà khoa học hy vọng câu trả lời sẽ được tìm thấy khi có thêm những hệ thống tương tự lộ diện, một nhiệm vụ khó bởi những lỗ đen tối tăm này rất khó để quan sát – lý do chúng ở gần Trái Đất như thế mà bấy lâu vẫn ẩn nấp thành công.
Chòm sao Nhân Mã trong Hệ Mặt trời có thể gây nguy hiểm cho Trái đất?
Theo nhận định của các nhà thiên văn học đến từ Vienna và Mỹ, sự gia tăng nhanh chóng về kích thước và tần suất dày đặc của các vụ nổ lớn thuộc chòm sao Nhân Mã sẽ sớm gây ảnh hưởng tiêu cực tới Trái Đất và sự sống trên hành tinh xanh của chúng ta.
Trong báo cáo được công bố hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia, nhà thiên văn học Mattia Galiazzo và Rudolf Dvorak từ Đại học Vienna, phối hợp với Elizabeth A. Silber (Đại học Brown, Mỹ) đã nghiên cứu sự phát triển nhanh chóng của chòm sao Nhân mã nằm trong Hệ Mặt trời và nhận thấy thời gian gần đây nó đã nhanh chóng phát triển và xuất hiện nhiều vụ va chạm có tính chất gần giống với vụ nổ cách đây khoảng 3,8 tỷ năm trước. Ban đầu, chòm sao này chỉ có quỹ đạo bằng với sao Mộc và sao Hải Vương.
Cũng theo nhận định của các nhà khoa học, những vụ va chạm này gần giống với vụ nổ cách đây khoảng 3,8 tỷ năm trước. Báo cáo được công bố trong Thông báo hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia.
Các vụ va chạm của chòm sao Nhân mã trong Hệ Mặt trời có thể ảnh hưởng tới Trái đất.
Chòm sao Nhân mã có nguồn gốc chủ yếu từ các vật chất từ sao Hải Vương và cũng nằm gần Trái đất. Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu được sự tiến hóa quỹ đạo của chúng. Trong trường hợp xảy ra bất kỳ vụ va chạm nào với hành tinh gần Trái đất, hàng loạt thảm họa sẽ xảy ra. Đối với các tiểu hành tinh thuộc chòm sao Nhân mã tần suất va chạm với Trái đất là 14 lần trên một tiểu hành tinh.
Chòm sao Nhân Mã.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng, khoảng một nửa số hành tinh thuộc chòm sao Nhân mã có thể xâm nhập vào bầu khí quyển của Trái đất và khoảng 7% trong số chúng có thể ảnh hưởng tới sự sống trên Trái đất. Và chính chòm sao Nhân Mã cũng có thể là nguyên nhân của các sự kiện thảm khốc trong quá khứ trên Trái đất.
Những phát hiện và kết quả nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của việc phân tích các sự kiện thảm khốc có nguồn gốc ngoài Trái đất.
Hành tinh khiến bạn nặng gấp 3 lần so với trái đất Nếu có thể đến được hành tinh TOI-1075 b, con người sẽ phát hiện sự thật phũ phàng tại đây: cân nặng khi đứng trên hành tinh này sẽ tăng gấp 3 lần so với trái đất, vì TOI-1075 b lớn hơn gấp 10 lần địa cầu. Mô phỏng hành tinh TOI-1075 b CORTESÍA Trong lúc các nhà thiên văn học tiếp tục...