Phát hiện gây sốc về hố bẫy voi ma mút đầu tiên trong lịch sử loài người
Ngày 6-11-2019, các nhà nghiên cứu từ Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico đã phát hiện ra những chiếc bẫy cổ được con người thiết kế để săn voi ma mút, trong 1 cuộc khai quật trên mảnh đất dự kiến sẽ được sử dụng làm bãi rác ở khu phố Tultepec, phía Bắc thành phố Mexico.
Theo các nhà nhân chủng học Mexico, các hố bẫy do con người tạo ra, chứa xương của ít nhất 14 con voi ma mút, đã được đào khoảng vào khoảng 15.000 năm trước, như một phương tiện cho phép thợ săn đuổi những con thú vào bẫy. Mỗi hố bẫy được khai quật có chiều sâu 1,8 mét và đường kính 22 mét.
Bức ảnh của Viện Nhân chủng học Quốc gia Mexico (INAH) cho thấy hình ảnh ngà voi ma mút ở Tultepec, Mexico
Một chuyên gia đang nghiên cứu về xương voi ma mút ở Tultepec, Mexico, nơi tìm thấy xương của ít nhất 14 con voi ma mút, có niên đại hơn 14.000 năm, trong 1 hố được cho là chiếc bẫy voi ma mút đầu tiên do con người tạo nên
Các hố bẫy và xương của voi ma mút được tìm thấy trong các cuộc khai quật trên nền đất được quy hoạch làm bãi rác
Hiện vật khai quật được cho thấy có thể các thợ săn cổ đại đã đuổi và lùa voi ma mút vào bẫy
Video đang HOT
Trong hố bẫy cũng có tìm thấy xương của 2 loài động vật khác đã tuyệt chủng ở châu Mỹ từ lâu là ngựa và lạc đà
Xác của loài động vật này chủ yếu được vùi dưới băng tuyết, nên bộ xương của chúng gần như được bảo toàn nguyên vẹn bất chấp thời gian
Một hộp sọ gần như còn nguyên vẹn của voi ma mút được tìm thấy trong hố bẫy do con người tạo ra từ 15.000 năm trước, ở Tultepec
Những hồ băng hay hố sâu có thể giúp bảo quản xác voi ma mút tới hàng ngàn năm
Theo các nghiên cứu khoa học, voi ma mút sống ở các vùng lãnh thổ rộng lớn của châu Âu hiện đại, Siberia và một số vùng ở Bắc Mỹ cho đến khoảng 4.000 năm trước.
Người ta tin rằng loài này chủ yếu biến mất vào cuối thời kỳ được gọi là thời kỳ Pleistocene, khoảng 10.000 năm trước, mặc dù một số quần thể nhỏ sống vào thời của các pharaoh của Ai Cập cổ đại.
Voi ma mút là một trong những động vật tiền sử được khoa học nghiên cứu và hiểu rõ nhất vì hài cốt của chúng thường không bị hóa thạch mà bị đóng băng và bảo quản rất tốt trong môi trường tự nhiên
Các nhà nhân chủng học Mexico cho biết, đến thời điểm này phát hiện của họ là duy nhất và cho thấy rằng những cái hố có thể được tạo ra bởi người cổ đại dưới đáy hồ khô Xaltocan, khi mực nước giảm đáng kể khoảng 15.000 năm trước.
Các nhà nghiên cứu cho rằng chiến thuật săn voi ma mút phổ biến liên quan đến một nhóm khoảng 20-30 người được trang bị giáo mác và lửa, bao vây 1 đàn voi ma mút.
Sau khi 1 hoặc 2 cá thể voi bị tách khỏi đàn, các thợ săn sẽ đuổi theo chúng, lùa vào bẫy và tàn sát con vật bằng đá và gậy nhọn. Các nhà nhân chủng học tin rằng các thợ săn cổ đại đã sử dụng bẫy trong khoảng thời gian ít nhất 500 năm.
Trang Vũ
Theo anninhthudo.vn/Daily Mail
Phát hiện bẫy voi ma mút 15.000 năm tuổi ở Mexico
Những nhà khảo cổ học tại Mexico cho biết họ vừa phát hiện hai hố lớn được người tiền sử đào từ 15.000 năm trước để bẫy voi ma mút.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico ngày 6/11 cho biết hai bẫy voi ma mút được phát hiện trong quá trình giải tỏa một khu đất để làm bãi đổ rác, theo AP.
Hai hố chứa nhiều mảnh xương từ ít nhất 14 cá thể voi ma mút. Địa điểm khai quật nằm tại vùng Tultepec, phía bắc thủ đô Mexico City. Nhiều mẫu vật cho thấy các con vật đã bị xẻ thịt.
Các nhà khảo cổ phát hiện được xương của ít nhất 14 cá thể voi ma mút và nhiều loại động vật khác trong 2 hố bẫy. Ảnh: AFP.
Các hố này sâu khoảng 1,7 m và có đường kính gần 22 m. Các nhà nghiên cứu cho biết thợ săn thời tiền sử có thể đã vây bắt, săn đuổi các con vật đến cái hố.
Họ còn tìm thấy xương của hai loài ngựa và lạc đà đã tuyệt chủng từ lâu tại châu Mỹ.
Giới chức Mexico chưa thông báo về số phận của dự án bãi rác ngoại ô Mexico City sau phát hiện khảo cổ này.
Địa điểm khai quật nằm gần thủ đô Mexico City. Ảnh: AFP.
Loài voi ma mút từng sinh sống đông đúc tại châu Âu và Bắc Mỹ trong gần 140.000 năm, cho đến khi kỷ băng hà kết thúc gần 10.000 năm trước.
Voi ma mút đực thường cao gần 3,5 m, còn những con cái có kích thước nhỏ hơn không quá nhiều. Ngà voi ma mút có thể dài đến 5 m. Phần lông dày dưới bụng được cho là dài gần 1 m.
Các nhà nghiên cứu ước tính hố bẫy được đào từ gần 15.000 năm trước. Ảnh: AFP.
Voi ma mút có tai nhỏ và đuôi ngắn để giảm mất nhiệt. Ngà voi thường có phần sừng nhô ra như hai "ngón tay", giúp chúng đào bới cỏ, rễ cây và các loại thực vật dưới nền tuyết dày.
Đây là một trong những loài động vật tiền sử ít bí ẩn nhất với khoa học. Xác voi ma mút phần lớn được bảo quản bởi băng tuyết chứ không phải hóa thạch.
Theo news.zing.vn
11 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu. Các nhà khoa học đã mất hàng thế kỷ để đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi ai, tại sao và cách chúng được dựng nên. Có nhiều giả thuyết khác nhau được đưa...