Phát hiện đột phá từ mẫu đất Mặt Trăng mà tàu thăm dò Trung Quốc mang về
Trong lúc phân tích các mẫu đất mang về từ Mặt Trăng, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra những phân tử nước kèm theo khoáng chất có trong mẫu vật.
Tàu Thường Nga 5 hạ cánh xuống khu vực thuộc Khu tự trị Nội Mông, phía Bắc Trung Quốc, hoàn thành sứ mệnh khám phá Mặt Trăng, ngày 17/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đài truyền hình CNN, việc tìm thấy nước trên Mặt Trăng không phải là một phát hiện quá mới mẻ. Trước đây, tàu vũ trụ của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Ấn Độ đều được cho là tìm thấy thứ cho là nước trên bề mặt Mặt Trăng. Năm ngoái, các nhà khoa học Trung Quốc cũng phát hiện nước đọng trong các hạt thủy tinh rải rác trên mặt trăng.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, khám phá mới nhất này đánh dấu lần đầu tiên họ tìm thấy nước ở dạng phân tử H2O trong các mẫu vật.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra kỹ càng các mẫu đất được tàu thăm dò Thường Nga 5 của Trung Quốc thu thập. Năm 2020, tàu đã hạ cánh trên bề mặt Mặt Trăng và tìm thấy một “tinh thể trong suốt hình lăng trụ” – có chiều rộng gần bằng một sợi tóc người – gọi là ULM-1.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu được công bố vào ngày 16/7 trên tạp chí Nature Astronomy, tinh thể ULM-1 (có công thức hóa học là (NH4)MgCl3·6H2O) bao gồm khoảng 41% là nước, với các mảnh amoniac giúp giữ cho các phân tử H2O ổn định bất chấp sự thay đổi nhiệt độ mạnh trên Mặt Trăng.
Theo kết luận trong nghiên cứu, loại nước này có thể là “nguồn tài nguyên tiềm năng cho sự sống trên Mặt Trăng”.
Phát hiện này là phát hiện mới nhất trong nỗ lực rộng lớn của Trung Quốc nhằm trở thành cường quốc thống trị không gian, với những tham vọng lớn hơn như xây dựng một cơ sở nghiên cứu trên Mặt Trăng.
“Việc phát hiện ra một loại khoáng chất trữ nước tại địa điểm hạ cánh của tàu Thường Nga 5 khá thú vị và điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về phản ứng hơi đá trong lớp vỏ Mặt Trăng và trên bề mặt Mặt Trăng”, David A. Kring, nhà khoa học chính tại Viện Mặt Trăng và Hành tinh Texas (Mỹ), giải thích.
Theo bà Yuqi Qian, một nhà địa chất hành tinh tại Đại học Hong Kong, trên Mặt Trăng tồn tại ba dạng nước, bao gồm các phân tử nước, hợp chất mà chúng ta quy định là H2O; dạng đông lạnh thành băng; và một hợp chất phân tử gọi là hydroxyl.
Những phát hiện trước đây cho thấy nước đã tồn tại trên Mặt Trăng khi núi lửa phun trào trong quá khứ. Điều đó đồng nghĩa với việc nước có sẵn bên trong Mặt Trăng và có từ khi Mặt Trăng mới hình thành.
Chỉ đến những năm gần đây, các nhà khoa học mới tìm thấy nước, băng và các phân tử nước chủ yếu nằm ở các cực Mặt Trăng tối và lạnh, nơi ánh sáng Mặt Trời không chiếu tới. Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng nước hoặc hydroxyl có thể bị mắc kẹt trong các hạt thủy tinh rải rác trên bề mặt Mặt Trăng, và gió Mặt Trời có thể biến đổi hydroxyl (công thức hóa học dạng OH) thành nước, hay H2O.
Tuy nhiên, đối với công nghệ hiện tại, việc chiết xuất nước trên Mặt Trăng vẫn là một thách thức hàng đầu. Các nhà khoa học đánh giá do địa hình núi đá hiểm trở, các cực của Mặt Trăng rất trở thành địa điểm khó khăn đối với con người trong việc khai thác nước. Bên cạnh đó, phân tử nước có thể không ổn định ở các khu vực khác nhau của Mặt Trăng và bốc hơi ở vĩ độ thấp hơn, khi nhiệt độ có thể vượt quá 100 độ C.
Trung Quốc phóng vệ tinh lên quỹ đạo chuyển tiếp Trái Đất - Mặt Trăng
Ngày 20/3, Cục Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết nước này đã phóng một vệ tinh chuyển tiếp mới để cung cấp dịch vụ liên lạc giữa Trái Đất-Mặt Trăng.
Đây là một bước quan trọng nhằm phục vụ các sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng trong tương lai của Bắc Kinh, như lấy các mẫu từ phía xa của Mặt Trăng.
Tên lửa đẩy Trường Chinh-2D mang theo 14 vệ tinh rời bệ phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc ngày 15/1/2023. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo Tân Hoa xã, Tên lửa Trường Chinh-8, mang theo vệ tinh Thước Kiều 2 (Queqiao-2), đã được phóng lên không gian lúc 8:31 (giờ địa phương) từ bãi phóng Văn Xương ở thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, phía Nam Trung Quốc. Hơn 20 phút sau khi được phóng lên không gian, vệ tinh Thước Kiều 2 đã tách khỏi tên lửa và đi vào quỹ đạo chuyển tiếp Trái Đất - Mặt Trăng theo kế hoạch. CNSA cho biết các tấm pin mặt trời và ăng-ten liên lạc của vệ tinh Thước Kiều 2 đã được mở ra.
Vệ tinh Thước Kiều 2 đóng vai trò là chuyển tiếp cho giai đoạn 4 trong chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc. Vệ tinh này sẽ cung cấp dịch vụ liên lạc cho các sứ mệnh Thường Nga (Chang'e) 4, 6, 7 và 8.
Hiện Trung Quốc đang đẩy mạnh chương trình thám hiểm Mặt Trăng và nước này dự kiến đưa người lên hành tinh này trước năm 2030.
Nga lập đội 103 tàu chở dầu để lách lệnh trừng phạt, Tổng thống Ukraine nói về áp trần giá dầu Nga Tờ Financial Times đưa tin rằng Nga đã tập hợp một đội tàu để tránh các lệnh trừng phạt dầu mỏ của phương Tây. Tàu chở dầu Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Getty Images Theo nguồn tin này ngày 3/12, Nga đã âm thầm tập hợp 103 tàu chở dầu lâu năm. Công ty tư vấn năng lượng Rystad cho biết, Nga...