Chứng khoán hỗn loạn và rủi ro tài chính toàn cầu
Ngày 5/8, thị trường chứng khoán toàn cầu đã chứng kiến phiên “chao đảo” trên diện rộng. Nhiều sàn giao dịch giống như bị cuốn vào trong một cơn bão lớn.
Trên khắp châu Âu, Mỹ, Nhật Bản các nền kinh tế lớn khác, hàng loạt cổ phiếu giảm, khiến các nhà đầu tư choáng váng và lo lắng.
Cho đến nay, chỉ số công nghệ Nasdaq đã giảm 6%, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 3%. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bài viết đăng trên tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 6/8, ông Từ Tường, chuyên gia đặc biệt tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và An ninh tại Đại học Thanh Hoa và là nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc cho biết, với tư cách là một “phong vũ biểu” của thị trường tài chính toàn cầu, biểu hiện của thị trường chứng khoán Mỹ đặc biệt đáng chú ý. Cho đến nay, chỉ số công nghệ Nasdaq đã giảm 6%, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 3%.
Theo chuyên gia Từ Tường, những yếu tố khiến các thị trường lao dốc bao gồm: Thứ nhất, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp quý II/2024 của Mỹ đều yếu hơn dự kiến là tác nhân chính cho vòng hỗn loạn của thị trường lần này. Tăng trưởng kinh tế chậm lại đã khiến các nhà đầu tư không lạc quan về khả năng sinh lời trong tương lai của các doanh nghiệp và thúc đẩy hiện tượng bán tháo.
Thứ hai, báo cáo tài chính của một số công ty công nghệ lớn thể hiện sự không khả quan. Nhóm 7 công ty công nghệ lớn hàng đầu (Magnificent Seven) đã “bốc hơi” hơn 1.000 tỷ USD giá trị thị trường trong khoảng một tháng gần đây và tăng trưởng lợi nhuận mờ nhạt của những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Amazon và Google đã làm trầm trọng thêm sự bi quan của thị trường.
Thứ ba, thái độ lưỡng lự của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đối với việc tăng lãi suất đã làm tăng cảm giác không chắc chắn của thị trường về hướng đi của lãi suất trong tương lai. Một mặt, Fed báo hiệu khả năng sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9/2024, nhưng đồng thời “thận trọng” phủ nhận điều đó, dẫn đến sự hoảng loạn của thị trường gia tăng.
Sự hỗn loạn trên thị trường chứng khoán Mỹ chỉ là một hình ảnh thu nhỏ của rủi ro tài chính toàn cầu. Trên các thị trường chứng khoán châu Á, tình huống tương tự cũng đang xảy ra. Ngày 5/8, chỉ số chứng khoán Nikkei 225 trên sàn giao dịch Tokyo giảm khoảng 7% với biên độ dao động của chỉ số tăng 50%, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020. Chỉ số chứng khoán KOSPI của Hàn Quốc cũng giảm 8,8%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2008, gây ra hiện tượng ngắt mạch. Đặc biệt, cổ phiếu của Samsung giảm hơn 10%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2008.
Video đang HOT
Sự đan xen của nhiều yếu tố như sự khác biệt về chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương, rủi ro địa chính trị gia tăng, các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu, sự mong manh của thị trường mới nổi và tâm lý thị trường biến động… tiếp tục làm trầm trọng thêm rủi ro trên thị trường tài chính toàn cầu.
Chuyên gia Từ Tường luu ý, có sự khác biệt rất lớn trong chính sách tiền tệ giữa các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế lớn, dẫn đến sự bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu. Để đối phó với lạm phát cao, Fed, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) trong liên tiếp các năm gần đây đã đảo chiều chính sách, thắt chặt cung tiền bằng cách tăng lãi suất và cắt giảm mua tài sản. Mặc dù điều này sẽ giúp kiểm soát lạm phát, nhưng nó cũng sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Ngược lại, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã kết thúc chính sách lãi suất âm dài hạn vào tháng 3 năm nay, nhưng vẫn duy trì môi trường chính sách tiền tệ tương đối lỏng lẻo, tiếp tục kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua lãi suất thấp và mua tài sản. Sự khác biệt về chính sách giữa hai bên đã dẫn đến sự biến động mạnh về tỷ giá hối đoái của đồng USD, euro và đồng yen – những đồng tiền phổ biến nhất thế giới, làm tăng sự không chắc chắn và rủi ro trên thị trường ngoại hối.
Nguy cơ xung đột địa chính trị gia tăng cũng có tác động đáng kể đến thị trường tài chính. Trong bối cảnh xung đột tại Ukraine kéo dài, bất ổn ở Trung Đông đột nhiên gia tăng. Những sự kiện địa chính trị này đã dẫn đến giá năng lượng không ổn định, làm tăng áp lực lạm phát toàn cầu và làm suy yếu niềm tin của doanh nghiệp, người tiêu dùng, từ đó có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Do tác động của các diễn biến địa chính trị, sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu là đáng lo ngại, không những chưa phục hồi hoàn toàn, thậm chí còn có nguy cơ gián đoạn một lần nữa. Điều này đã ảnh hưởng đến sản xuất và thương mại của ngành sản xuất toàn cầu, làm tăng chi phí sản xuất và sự không chắc chắn của chuỗi cung ứng, đồng thời không chỉ gây ra mối nguy cho ngành sản xuất mà còn tạo thành trở ngại tiềm tàng đối với sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, nhiều nước mới nổi với nền tảng kinh tế mong manh cũng đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Nợ nước ngoài cao đã làm gia tăng áp lực trả nợ của các nước liên quan trong bối cảnh điều kiện tài chính toàn cầu không ổn định. Lạm phát cao làm xói mòn sức mua và kìm hãm hơn nữa tăng trưởng kinh tế. Do hậu quả của tình trạng hỗn loạn, dòng vốn chảy ra khỏi các thị trường mới nổi để đến với thị trường an toàn hơn, làm trầm trọng thêm sự không chắc chắn của nền kinh tế.
Tất cả những yếu tố này làm cho các thị trường mới nổi trở nên rủi ro hơn và suy giảm sức đề kháng trước các cuộc khủng hoảng tài chính.
Điều này giải thích cho lý do vì sao tâm lý nhà đầu tư bị dao động với các sự kiện tin tức và tin đồn thị trường, dẫn đến biến động thị trường gia tăng và xác suất bán tháo mang tính hoảng loạn cao hơn đáng kể.
Sự hỗn loạn của thị trường hiện tại có thể chỉ là khúc dạo đầu cho một cơn bão thậm chí còn lớn hơn. Nó không chỉ phơi bày tính mong manh của các nền kinh tế lớn, mà còn cảnh báo về những rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống tài chính toàn cầu. Để ứng phó, các quốc gia cần tăng cường phối hợp chính sách và củng cố niềm tin thị trường. Một mặt, các nền kinh tế lớn trên thế giới cần tăng cường phối hợp chính sách và hợp tác càng sớm càng tốt để cùng nhau ứng phó những thách thức kinh tế. Ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua hợp tác quốc tế, giảm rủi ro địa chính trị và tăng tính chắc chắn của thị trường.
Mặt khác, các ngân hàng trung ương cần linh hoạt điều chỉnh chính sách tiền tệ theo những thay đổi của tình hình kinh tế, tìm sự cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng, tránh thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức. Ngoài ra, các quốc gia cần tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và đổi mới khoa học và công nghệ để nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, tăng cường giám sát và quản lý rủi ro của thị trường tài chính để ngăn chặn sự bùng phát của những rủi ro mang tính hệ thống.
Các quốc gia cũng nên hoàn thiện tính minh bạch của thị trường và tăng cường niềm tin của nhà đầu tư bằng cách cải thiện khung giám sát, quản lý tài chính. Chỉ thông qua sự phối hợp chính sách đa phương vững chắc và các biện pháp ứng phó linh hoạt, hiệu quả, thị trường tài chính toàn cầu mới có thể vượt qua cơn bão, đạt được sự ổn định và phát triển.
Kinh tế Anh phục hồi mạnh mẽ sau suy thoái
Số liệu chính thức cho thấy nền kinh tế Anh rơi vào suy thoái trong quý 4/2023. Nhưng tổng sản phẩm quốc nội tăng 0,6% trong ba tháng tính đến tháng 3 năm nay.
Nền kinh tế Anh có dấu hiệu khởi sắc đầu năm 2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Nền kinh tế Anh tăng trưởng lần đầu tiên sau một năm trong quý đầu tiên năm nay, thoát khỏi cuộc suy thoái nhẹ vào nửa cuối năm 2023.
Tổng sản phẩm quốc nội đã tăng 0,6% trong ba tháng tính đến tháng 3 vừa qua và tăng 0,2% so với một năm trước đó, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh cho biết hôm 10/5.
Con số này cao hơn mức 0,4% mà các nhà phân tích dự báo trước đó, một phần do lĩnh vực sản xuất hoạt động tốt hơn dự kiến trong tháng 3. Sản lượng sản xuất tăng 0,3%, thay vì giảm 0,5% như dự kiến.
Các số liệu này được đưa ra một ngày sau khi Ngân hàng Trung ương Anh báo hiệu rằng họ đang tiến gần hơn đến việc cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ khi lạm phát gia tăng sau đại dịch COVID-19.
Những con số tốt hơn mong đợi, kết hợp với triển vọng cắt giảm lãi suất trong những tháng tới, đã đẩy chỉ số chứng khoán FTSE 100 chuẩn lên mức cao kỷ lục mới khi mở cửa, trong khi đồng bảng Anh nhích cao hơn so với đồng đô la Mỹ khi giao dịch ở mức hơn 1,25 USD.
"Nền kinh tế đã rẽ sang một hướng khác. Báo cáo hôm nay chứng minh điều đó. Chúng ta biết mọi thứ vẫn còn khó khăn với nhiều người, nhưng kế hoạch đang hiệu quả và chúng ta phải bám sát kế hoạch", Thủ tướng Anh Rishi Sunak viết trên trang xã hội X.
Giám đốc nghiên cứu của Quỹ "Resolution" James Smith cho biết đây là quý có mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ cuối năm 2021, nhưng nói thêm rằng "bối cảnh rộng hơn vẫn đáng lo ngại".
Chi tiêu của hộ gia đình và chính phủ đều hỗ trợ tăng trưởng, nhưng đầu tư kinh doanh chậm lại, đặc biệt là ngành xây dựng đã trải qua hai tháng yếu kém trong tháng 2 và tháng 3.
Ông Smith lưu ý rằng cuộc suy thoái năm ngoái là cuộc suy thoái thứ ba kể từ năm 2008 và lập luận rằng: "Những cú sốc và sụt giảm quá thường xuyên này đang làm giảm mức sống và gây căng thẳng cho tài chính công".
Báo cáo chính thức của Văn phòng thống kê Anh (ONS) công bố hôm 28/3 cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh giảm 0,1% trong quý 3/2023 và giảm 0,3% trong quý 4/2023.
Nền kinh tế Anh đã phát đi những tín hiệu khởi sắc hơn vào đầu năm 2024 với GDP trong tháng 1 tăng 0,2% so với tháng trước đó và các cuộc khảo sát không chính thức cho thấy đà tăng trưởng tiếp tục trong tháng 2 và tháng 3. Tuy nhiên, đà phục hồi còn chậm sau những tác động của đại dịch COVID-19 và nền kinh tế của nước này chỉ mở rộng quy mô hơn 1% so với mức cuối năm 2019, xếp sau Đức trong số Nhóm các nước phát triển (G7) có tốc độ tăng trưởng chậm.
Tổng thể nền kinh tế của Anh năm 2023 chỉ tăng trưởng 0,1% - mức tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 2009, thời điểm cuối của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Ngân hàng Anh (BoE - Ngân hàng trung ương) dự báo kinh tế nước này sẽ chỉ tăng trưởng 0,25% trong năm nay, mặc dù các nhà dự báo ngân sách cho rằng nền kinh tế quốc gia châu Âu này sẽ tăng trưởng 0,8%. BoE trước đó đánh giá lạm phát của Anh đang tiến tới mức có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong tuần qua trước thềm cuộc họp của Fed Cả ba chỉ số chứng khoán chính trên Phố Wall đều kết thúc phiên 15/3 trong sắc đỏ, và giảm điểm khi tính chung cả tuần qua. Giao dịch tại sàn chứng khoán New York, Mỹ ngày 31/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN Khép lại phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 190,89 điểm, hay 0,5%, xuống 38.714,77 điểm, trong khi chỉ số S&P...