Phát hiện điều bí mật làm cho cà phê trở nên mê hoặc
Bạn có bao giờ tự hỏi điều gì đã làm cho cà phê thơm ngon đến vậy chưa?
ShutterStock
Một nghiên cứu đã tìm thấy đáp án. Đó là nhờ các vi sinh vật.
Nghiên cứu đã phát hiện điều không ai nghĩ ra, là chính vi khuẩn a xít lactic đã mang lại hương vị độc đáo cho hạt cà phê, trong quá trình lên men lâu hơn của hạt cà phê, theo The Health Site.
Một tách cà phê là sản phẩm cuối cùng của một chuỗi các hoạt động phức tạp, gồm trồng trọt, chế biến sau thu hoạch, rang và pha chế, chuyên gia khảo sát hàng đầu, De Vuyst, giáo sư tại Đại học Brussel (Bỉ), cho biết.
Có hai phương pháp chế biến sau thu hoạch là chế biến ướt và chế biến khô.
Chế biến ướt, thường được sử dụng cho cà phê chè Arabica và các đặc sản cà phê, là một quá trình lên men.
Trong nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Vi sinh vật học ứng dụng và môi trường, tiến sĩ De Vuyst và nhóm nghiên cứu thực hiện một loạt các thí nghiệm trên hạt cà phê tại một trang trại ở Ecuador.
Những thí nghiệm này xoay quanh hệ vi sinh vật, sự chuyển hóa và phân tích cảm giác.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng quá trình lên men hạt cà phê càng lâu thì hương vị cà phê càng ngon nhờ vi khuẩn a xít lactic và một số loài vi khuẩn khác, theo The Health Site.
Video đang HOT
Vi khuẩn a xít lactic đã có mặt trước khi lên men, và những vi khuẩn a xít lactic chịu axít này sinh sôi nảy nở hơn nữa trong quá trình lên men cà phê.
Thật khó để giải thích rõ mối liên hệ nhân quả giữa hệ vi sinh vật này và các hợp chất dễ bay hơi trong hạt cà phê, những hợp chất góp phần tạo ra mùi vị đặc biệt của cà phê. Vì nhiều hợp chất này có thể là vi khuẩn, sự chuyển hóa sinh học bên trong hạt cà phê hoặc nguồn gốc hóa học, De Vuyst giải thích.
Nhưng giáo sư De Vuyst lưu ý rằng các cộng đồng vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn a xít lactic, đã có tác động đến hương vị của hạt cà phê.
Có thể là tác dụng bảo vệ nhằm đảm bảo chất lượng cà phê trong quá trình lên men do hiện tượng a xít hóa các sản phẩm lên men, tạo ra một môi trường vi sinh vật ổn định. Và do đó ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật không mong muốn, nhờ đó, đảm bảo được mùi vị thơm ngon của hạt cà phê, theo The Health Site.
Bên cạnh vi khuẩn a xít lactic, các vi sinh vật khác có vai trò trong quá trình lên men cà phê ướt bao gồm vi khuẩn enterobacteria, nấm men, vi khuẩn a xít axetic, trực khuẩn và nấm sợi.
Theo thanhnien.vn
Kiểm tra ngay lưỡi của bạn để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại
Lưỡi thường là cơ quan ít được quan sát tới, tuy nhiên chúng lại có thể nói lên tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn đang tốt hay xấu.
Lưỡi nằm trong khoang miệng và thường ít được quan sát tới, tuy nhiên, đây lại là một trong những cơ quan đầu tiên trong cơ thể có thể cảnh báo cho bạn biết về những vấn đề sức khỏe mà bạn đang mắc phải. Khi cơ thể khỏe mạnh, lưỡi sẽ có màu hồng, sạch và được bao phủ bởi những gai vị giác. Bạn nên thường xuyên quan sát lưỡi để nắm bắt được sức khỏe bản thân. Dưới đây là những dấu hiệu bất thường xuất hiện trên lưỡi và lời cảnh báo của chúng về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.
Lưỡi có màu đỏ tươi
Lưỡi mang màu đỏ tươi như quả dâu tây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt một vài dưỡng chất. Nếu lưỡi có màu đỏ tươi, có nghĩa là trong cơ thể bạn không có đủ sắt hoặc vitamin B12. Đi cùng với màu sắc đỏ, lưỡi sẽ trở nên mịn hơn và bạn có thể cảm thấy các gai vị giác dần biến mất. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cảm giác đau, xót khi bạn ăn uống đồ cay nóng. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám bác sĩ và xem xét lại chế độ ăn uống của mình.
Lưỡi có mảng bám nâu đen
Mảng bám màu nâu hoặc đen trên lưỡi trông có thể khá đáng sợ, tuy nhiên chúng lại không hề nguy hiểm. Những mảng bám này chỉ là kết quả của việc vệ sinh răng miệng không kỹ, hút thuốc lá hoặc uống nhiều cà phê, trà đen. Đi cùng với những mảng bám này thường là hơi thở có mùi. Để giải quyết tình trạng này, bạn nên từ bỏ những thói quen xấu gây ra mảng bám, đồng thời vệ sinh lưỡi mỗi ngày bên cạnh việc chải răng.
Lưỡi có nhiều mảng bám màu trắng
Có nhiều mảng bám màu trắng trên lưỡi là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng nấm men hoặc nấm Candida. Những mảng bám này xuất hiện khi vi khuẩn Candida albicans và nấm men phát triển quá mức trong khoang miệng. Nấm men thường phát triển quá mức khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, hoặc dùng quá liều kháng sinh hay mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp. Bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đồng thời đến gặp bác sĩ để chữa trị triệt để tình trạng này.
Xuất hiện nhiều vết nứt trên lưỡi
Nứt lưỡi là tình trạng thường xuất hiện ở người lớn tuổi, do đây là một quá trình lão hóa của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở độ tuổi trẻ mà trên lưỡi xuất hiện nhiều vết nứt thì điều này có thể do những thủ thuật nha khoa như cấy ghép răng, niềng răng đã được thực hiện sai kỹ thuật. Trong trường hợp này, bạn cần đến gặp nha sĩ để chỉnh sửa lại thủ thuật nha khoa.
Nứt lưỡi thường không cần điều trị, dù vậy bạn vẫn cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng với bàn chải mềm, và đặc biệt chú trọng đến chải lưỡi để loại bỏ các mảng bám hay vụn thức ăn. Nếu không, vi khuẩn tích tụ trong những đường nứt có thể gây ra hôi miệng, nhiễm trùng, trường hợp nặng có thể gây đau dữ dội và sốt cao.
Xuất hiện đốm trắng nhỏ trên lưỡi
Những đốm trắng nhỏ có thể là dấu hiệu kích ứng lưỡi, ví dụ như sự cọ xát của những chiếc răng hay niềng răng. Nhưng trong phần lớn trường hợp, những đốm trắng này là kết quả của sự gia tăng sản xuất tế bào ở những người hút thuốc. Có từ 5 - 17% những đốm trắng này là tế bào tiền ung thư. Nếu các đốm trắng này không tự biến mất sau vài tuần thì đây là lúc bạn cần đến bác sĩ để thực hiện những xét nghiệm cần thiết.
Lưỡi có đốm đỏ và mụn nước
Các đốm đỏ và mụn nước trên lưỡi rất dễ bị nhầm lẫn với một chứng bệnh thông thường, đó là nhiệt miệng. Tuy nhiên, nếu các đốm đỏ và mụn này không tự biến mất mà tồn tại trong thời gian dài thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay bởi đó là dấu hiệu của căn bệnh ung thư lưỡi.
Cảm giác nóng rát
Cảm giác nóng rát ở lưỡi thường xảy ra khi bạn bị dị ứng với một số thành phần trong sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng. Ngoài ra, cảm giác nóng rát lưỡi còn xảy ra phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ đầu mãn kinh, do sự thay đổi đáng kể của những nội tiết tố trong cơ thể.
Lưỡi có vết loét và sưng đau
Trên lưỡi xuất hiện những vết loét, gây sưng và đau đớn thì đây là dấu hiệu của bệnh nấm miệng. Căn bệnh này phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên cũng có đến 20% người lớn mắc phải. Các vết loét là tín hiệu cảnh báo hệ miễn dịch của bạn đang yếu đi. Các vết loét lành tính thường biến mất trong vòng hai tuần, nếu như chúng vẫn xuất hiện dai dẳng thì bạn nên đi khám bác sĩ, bởi đây có thể là dấu hiệu của ung thư lưỡi. Ngoài ra, bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn và tập trung cải thiện hệ miễn dịch bằng cách bổ sung thêm nhiều vitamin cho cơ thể.
Nguồn: Brightside
Uống nhiều cà phê có thể giảm ung thư da Caffeine và polyphenols giúp ngăn ngừa ung thư do tia cực tím, hạt cà phê còn tiết ra chất dẫn xuất vitamin trong quá trình rang xay. Theo NYT, uống một hoặc hai tách cà phê mỗi sáng không những giúp bạn tỉnh táo để làm việc suốt ngày mà còn bảo vệ da. Một nghiên cứu được trình bày tại Học viện...