Phát hiện ‘đèn thần Aladdin’ 2.000 năm tuổi bên trong thành phố cổ
Chiếc đèn quý hiếm mới phát hiện ở thành phố cổ Jerusalem có niên đại 2.000 năm tuổi vẫn còn nguyên phần bấc.
Phát hiện đèn dầu cổ 2.000 năm tuổi còn nguyên bấc
Cơ quan quản lý cổ vật Israel cho biết chiếc đèn quý có hình dáng giống một khuôn mặt kỳ dị, ước tính có từ thế kỷ 1 đến đầu thế kỷ 2 sau công nguyên.
Chiếc đèn làm bằng đồng, vẫn còn nguyên phần bấc bằng lanh, từng dùng để thắp sáng nghi lễ chôn cất để cầu may mắn.
Người ta phát hiện chiếc đèn ở khu vực có tên ‘thành phố của David’, Jerusalem. Tiến sĩ Yuval Baruch và Ari Levy cho biết: “Việc phát hiện chiếc đèn cổ chứng mình tầm quan trọng của tòa nhà, có thể còn liên quan đến việc bảo vệ hồ bơi Siloam, nguồn nước chính cung cấp cho thành phố. Chiếc đèn cũng là một phát hiện độc đáo”.
Các chuyên gia tin rằng lúc đầu chiếc đèn có gắn vào một vật thể phẳng hoặc bức tường bên trong ngôi đền thiêng, dùng để thắp sáng trong các buổi lễ cầu nguyện.
Video đang HOT
Các nhà khảo cổ cho biết: “ Lễ vật rất phổ biến trong thế giới cổ đại nhằm cầu mong sự may mắn, đảm bảo việc tồn tại của công trình. Những người ngụ cư trong đó thường được chôn dưới sàn nhà hoặc nền móng”.
Để tạo ra chiếc đèn, người thợ sử dụng đồng lỏng đổ vào khuôn có hình dạng giống nửa khuôn mặt người đàn ông có râu. Đền được trang trí hình mặt trăng lưỡi liềm, tay cầm giống như một loài thực vật có hoa, có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới ấm áp.
Đáng chú ý, chiếc bấc bên trong đèn được bảo quản tốt. Sau khi kiểm tra, phân tích dưới kính hiển vi, Tiến sĩ Naama Sukenik phát hiện ra nó làm từ cây lanh.
Nhóm nghiên cứu mà Tiến sĩ Naama Sukenik dẫn đầu sẽ tiến hành kiểm tra thêm để xác định cách người xưa sử dụng đèn cũng như loại dầu dùng để thắp sáng nó.
Các bộ sưu tập trên khắp thế giới đã ghi nhận sự tồn tại của hàng ngàn mẫu đèn cổ bằng đồng, chế tạo vô cùng cầu kỳ, tỉ mỉ, nhưng cây đèn đồng có hình nửa gương mặt người với niên đại 2.000 năm tuổi này là cổ vật hiếm hoi chưa từng được tìm thấy trước đây tại Jerusalem.
Phát hiện đầu tượng bằng đá cẩm thạch của hoàng đế La Mã
Đầu tượng của hoàng đế đầu tiên cai trị Đế quốc La Mã là một phát hiện khảo cố quan trọng, góp phần làm sáng tỏ ảnh hưởng của đế quốc La Mã trong khu vực.
Một đầu tượng bằng đá cẩm thạch của hoàng đế Augustus, người trị vì đầu tiên của Đế quốc La Mã, vừa được tìm thấy tại Isernia, miền Trung Italy, theo CNN.
Nhà khảo cổ học Francesco Giancola dẫn đầu nhóm các nhà nghiên cứu phát hiện ra tượng cổ vào ngày 29/4. Ông đã tìm thấy cái đầu khi đang phục hồi và trùng tu một bức tượng từ thời trung cổ bị đổ do mưa lớn vào năm 2013.
Đầu tượng hoàng đế Augustus được phát hiện. Ảnh: MIBACTmolise/Facebook.
"Khi chúng tôi đang đào phía sau bức tường, bỗng nhiên tôi thấy đất có màu sắc bất thường", ông cho biết.
Sau đó, nhóm của ông tiếp tục đào và một khối đá cẩm thạch xuất hiện. Nhờ vào hình dạng mái tóc và đôi mắt, nhà khảo cổ Giancola nhận ra đây là một phần của bức tượng hoàng đế Augustus. Ông ngay lập tức gọi cho chính quyền và Bộ Di sản Văn hóa Italy.
Đầu tượng có chiều cao 35 cm, có thể có niên đại từ giữa năm 20 trước Công nguyên đến năm 10 sau Công nguyên.
"Đây là một khám phá rất quan trọng, nhưng chúng tôi không biết tại sao nó lại ở đây", Maria Diletta Colombo, một nhà khảo cổ học, nhận xét.
Một số đồng nghiệp của cô đã khóc vì vui sướng khi họ khám phá ra đầu tượng, Colombo nói thêm. Đó là khoảnh khắc cô nói rằng cô sẽ nhớ mãi.
Đầu có khả năng đã được tách ra khỏi một bức tượng cao hơn 2 m. Loại đá cẩm thạch của đầu tượng cùng loại với chất liệu mà nhà điêu khắc nổi tiếng Michelangelo đã sử dụng. Michelangelo cũng đã tạo nên bức tượng của hoàng đế Augustus.
Isernia còn được gọi là Aesernia trong thời cổ đại. Đây là quê hương của người Samnites. Sau đó, vùng đất này bị La Mã biến thành thuộc địa. Thị trấn Isernia từng bị phá hủy một phần trong Thế chiến II nhưng đã được xây dựng lại.
"Isernia có một lịch sử rất cổ xưa. Có những di tích khảo cổ bên dưới toàn bộ thành phố. Cuộc khai quật cũng tìm thấy những ngôi mộ thời trung cổ và các hiện vật đất nung", thị trưởng Isernia Giacomo D'Apollonio cho biết.
Đầu tượng có khả năng sẽ được đặt trong bảo tàng Santa Maria delle Monache, thuộc thị trấn Isernia.
Caesar Augustus (63 TCN - 14 SCN) là hoàng đế đầu tiên của La Mã cổ đại. Ông đã thay thế nền cộng hòa La Mã bằng một nền quân chủ hiệu quả, đồng thời đem lại hòa bình, ổn định cho La Mã trong suốt 41 năm trị vì. Tên Augustus và Caesar được lấy làm đế hiệu của các hoàng đế sau này. Đồng thời, tháng Tám (August) được đặt theo tên ông.
Phát hiện bướm đêm khổng lồ ở Australia Một cá thể bướm đêm khổng lồ hiếm gặp đã được tìm thấy trong quá trình các công nhân cải tạo trường tiểu học tại Australia vào ngày 5/5. Theo Guardian, cá thể bướm đêm trên được các công nhân tìm thấy trong quá trình xây dựng các lớp học mới tại trường tiểu học Mount Cotton ở bang Queensland, Australia. Con bướm...