Phát hiện dấu vết của hồ nước ngầm khổng lồ nằm sâu dưới bề mặt Sao Hỏa
Theo nghiên cứu mới công bố ngày 12/8, dữ liệu từ tàu đổ bộ InSight của NASA đã tiết lộ bằng chứng về một hồ nước ngầm khổng lồ nằm sâu bên dưới bề mặt Sao Hỏa.
Lượng nước dưới lòng đất đủ để bao phủ toàn bộ bề mặt hành tinh
Theo nghiên cứu được công bố hôm 11/8 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, với những hình ảnh thu thập được, các nhà khoa học NASA ước tính có thể có lượng nước đủ bao phủ toàn bộ bề mặt hành tinh đỏ với độ sâu 1 – 2km, mắc kẹt trong các vết nứt và lỗ rỗng nhỏ của đá ở giữa lớp vỏ Sao Hỏa.
Dữ liệu do từ tàu đổ bộ InSight thu thập sử dụng máy đo địa chấn để nghiên cứu bên trong Sao Hỏa từ năm 2018 đến năm 2022. Tuy nhiên, các phi hành gia khám phá Sao Hỏa trong tương lai sẽ gặp phải rất nhiều thách thức nếu họ cố gắng tiếp cận nguồn nước, bởi nó nằm rất sâu dưới bên dưới bề mặt hành tinh.
Tàu thăm dò Mars Reconnaissance Orbiter của NASA đã chụp ảnh InSight đang đậu trên bề mặt Sao Hỏa vào ngày 2/2/2019 (Ảnh: NASA)
Nhưng phát hiện này hé lộ những chi tiết mới về lịch sử địa chất của Sao Hỏa, đồng thời gợi ý một địa điểm mới cho việc tìm kiếm sự sống trên hành tinh đỏ nếu có thể tiếp cận được nguồn nước.
Việc phát hiện dấu hiệu của nước trên Sao Hỏa cho thấy hành tinh này có thể là một nơi ấm áp và ẩm ướt hơn hàng tỷ năm trước, dựa trên bằng chứng về các hồ, lòng sông, đồng bằng châu thổ và đá cổ đại… bị nước làm biến đổi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Sao Hỏa đã mất bầu khí quyển của mình hơn 3 tỷ năm trước, chấm dứt thời kỳ ẩm ướt trên hành tinh đỏ. Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn tại sao hành tinh này lại mất bầu khí quyển và vô số sứ mệnh đã được phát triển để tìm hiểu về lịch sử của nước có thể đã từng tồn tại và tạo ra điều kiện cho sự sống trên Sao Hỏa.
Một số giả thuyết cho rằng nước đã đóng băng hoặc bị bay hơi vào không gian, trong khi những giả thuyết khác lại cho rằng nước đã thấm vào các khoáng chất bên dưới bề mặt hành tinh hoặc nhỏ giọt vào các tầng chứa nước sâu.
Động đất trên Sao Hỏa
Tàu InSight đã thu thập dữ liệu chưa từng có về độ dày của lớp vỏ hành tinh đỏ, nhiệt độ của lớp phủ, cũng như độ sâu và thành phần của lõi và bầu khí quyển và phát hiện ra những trận động đất đầu tiên trên hành tinh đỏ, được gọi là “marsquakes”.
Hình ảnh cắt ngang của Sao Hỏa cùng với đường đi của sóng địa chấn từ hai trận động đất riêng biệt được InSight phát hiện vào năm 2021 (Ảnh: NASA)
Trong khi động đất xảy ra khi các mảng kiến tạo dịch chuyển, di chuyển và nghiền vào nhau, lớp vỏ Sao Hỏa giống như một mảng khổng lồ với các đứt gãy và vết nứt khi hành tinh tiếp tục co lại và nguội đi theo thời gian. Lớp vỏ Sao Hỏa giãn, nứt ra và máy đo địa chấn của InSight có thể phát hiện hơn 1.300 trận động đất sao Hỏa khi chúng rung chuyển từ cách xa hàng trăm và hàng nghìn dặm.
Các nhà khoa học nghiên cứu dữ liệu của InSight đã có thể nghiên cứu tốc độ của các trận động đất Sao Hỏa khi chúng xảy ra trên hành tinh, có thể đóng vai trò là chỉ dấu về các chất tồn tại bên dưới bề mặt Sao Hỏa.
Cửa sổ nhìn vào lịch sử Sao Hỏa
Những phát hiện này bổ sung thêm một mảnh ghép mới những nghi ngờ sự tồn tại của nước trên Sao Hỏa. Ý tưởng cho rằng nước lỏng có thể tồn tại sâu bên dưới bề mặt Sao Hỏa đã tồn tại trong nhiều thập kỷ nhưng đây là lần đầu tiên dữ liệu thực tế từ một sứ mệnh Sao Hỏa có thể xác nhận suy đoán như vậy.
Alberto Fairén, một nhà khoa học hành tinh liên ngành và nhà sinh vật học của Đại học Cornell, cho biết: “Nước có thể là một loại bùn sâu dưới lòng đất. Những kết quả mới này chứng minh rằng nước lỏng thực sự tồn tại trong lòng đất Sao Hỏa không phải dưới dạng các hồ riêng biệt và biệt lập mà là các trầm tích bão hòa nước lỏng hoặc tầng chứa nước.
Trên Trái đất, tầng sinh quyển bên dưới thực sự rộng lớn, chứa hầu hết sự đa dạng và sinh khối của sinh vật nhân sơ trên hành tinh của chúng ta. Một số cuộc điều tra thậm chí còn chỉ ra nguồn gốc của sự sống trên Trái đất chính xác là nằm sâu bên dưới bề mặt. Do đó, những hàm ý về mặt sinh học vũ trụ của việc xác nhận sự tồn tại của môi trường sống nước lỏng nằm sâu dưới bề mặt Sao Hỏa hàng km thực sự rất thú vị”.
Sao Hỏa bị hàng trăm thiên thạch oanh tạc mỗi năm
Đài CNN dẫn một nghiên cứu mới cho biết mỗi năm có hàng trăm thiên thạch to bằng trái bóng rổ đâm vào sao Hỏa, gây ra tiếng động lớn và tạo thành miệng hố trên bề mặt hành tinh đỏ.
Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ trên sao Hỏa, robot thăm dò InSight của Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Mỹ (NASA) dựa vào máy đo ghi nhận hơn 1.300 địa chấn xảy ra khi phần dưới bề mặt hành tinh bị nứt do áp suất cùng nhiệt độ. Đặc biệt, thiết bị cũng thu thập được bằng chứng thiên thạch oanh tạc sao Hỏa.
Sao Hỏa nằm cạnh vành đai tiểu hành tinh chính của hệ mặt trời, nơi có rất nhiều thiên thạch. Khí quyển sao Hỏa chỉ dày bằng 1% khí quyển Trái đất nên không ít thiên thạch sẽ dễ dàng bay qua mà không bị cháy mất. Thế nhưng hành tinh đỏ lại ít bị tác động - điều mà giới khoa học chưa thể lý giải.
2 va chạm lớn
Ngày 5.9.2021, một thiên thạch bay vào khí quyển rồi phát nổ thành ít nhất 3 mảnh tạo thành miệng hố trên bề mặt sao Hỏa. Kể từ đó nhóm nghiên cứu do giáo sư khoa học môi trường Ingrid Daubar (Đại học Brown) bắt đầu xem xét dữ liệu InSight gửi về và kết luận rằng thiên thạch oanh tạc hành tinh đỏ nhiều hơn ước tính trước đây.
"Có thể sao Hỏa hoạt động địa chất mạnh hơn chúng ta nghĩ, tác động lớn đến tuổi tác cùng quá trình tiến hóa của bề mặt hành tinh. Kết luận chúng tôi đưa ra dựa trên số ít ví dụ sẵn có, nhưng ước tính về tỷ lệ va chạm hiện tại cho thấy hành tinh đang bị oanh tạc thường xuyên hơn những gì chúng ta nhìn qua hình ảnh", theo ông Daubar.
Từ dữ liệu InSight gửi về, nhóm xác định được 8 miệng hố mới hình thành, trong đó 6 miệng hố nằm gần địa điểm robot thăm dò hạ cánh, 2 miệng hố ở xa do va chạm lớn gây ra. 2 va chạm lớn xảy ra cách nhau 97 ngày và tạo thành miệng hố kích thước bằng sân bóng đá.
Ông Daubar cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng va chạm quy mô như vậy xảy ra vài thập kỷ một lần hay thậm chí chỉ xảy ra đúng một lần. Nhưng ở đây ta lại có 2 lần cách nhau hơn 90 ngày. Đây có thể là ngẫu nhiên, tuy nhiên khả năng thực sự rất thấp".
Nhóm muốn so sánh những gì xảy ra trên sao Hỏa với loạt sự kiện ở Trái đất, qua đó hiểu rõ hơn về hệ mặt trời cùng mối đe dọa thiên thạch mà Trái đất luôn phải đối mặt.
Hàng trăm va chạm nhỏ
Sự kiện địa chấn thu thập bởi InSight cũng chỉ ra thiên thạch to bằng trái bóng rổ đâm vào sao Hỏa gần như hàng ngày. Mỗi năm khoảng 280 - 360 thiên thạch oanh tạc tạo thành miệng hố đường kính lớn hơn 8 mét. Mỗi tháng có 1 thiên thạch tạo thành đường kính lớn hơn 30 mét.
"Tỷ lệ này cao hơn khoảng 5 lần so với con số ước tính", tiến sĩ Géraldine Zenhäusern (Viện nghiên cứu ETH Zürich) - đồng tác giả nghiên cứu - cho biết.
Phát hiện ra nguyên nhân trận động đất lớn nhất trên sao Hỏa Vào tháng 5/2022, trạm InSight của NASA ghi nhận động đất cỡ 4,7 độ trên sao Hỏa. Kể từ đó, các chuyên gia đã nghiên cứu nguyên nhân có thể gây ra trận động đất này. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Khác với phần lớn động đất sao Hỏa ngừng hẳn trong vòng một giờ, dư chấn từ trận động đất vào hôm...