Phát hiện đầu tượng đá 700 năm tuổi của vua
Bức tượng vỡ từng khiến các nhà khoa học bối rối vì khó xác định giới tính của người được điêu khắc.
Tiến sĩ Julian Richards và đầu tượng đá 700 năm tuổi. Ảnh: ZacharyCulpin/BNPS.
Các nhà khảo cổ xác định đầu tượng đá khai quật ở tàn tích tu viện Shaftesbury, Dorset, Anh, nhiều khả năng khắc họa chân dung vua Edward II, Guardian hôm 1/10 đưa tin. Khi mới tìm thấy bức tượng, họ rất băn khoăn về giới tính của nó. Những lọn tóc xoăn khiến bức tượng trông giống phụ nữ, nhưng đường nét của hàm lại giống đàn ông.
Ban đầu, trưởng nhóm khai quật Julian Richards cho rằng đầu tượng đội một loại mũ nào đó. Nhưng sau đó nhóm nghiên cứu nhận ra, người này đang đội vương miện. Những hạt nhỏ được chạm khắc nổi trên vương miện chính là để tượng trưng cho đá quý.
Các phân tích chỉ ra bức tượng tồn tại từ khoảng những năm 1340. “Đây rõ ràng là một nhân vật hoàng gia, có khả năng là vua Edward II nhưng chúng tôi không chắc chắn. Đây cũng có thể là chân dung của một vị vua Saxon, ví dụ Alfred Đại đế. Chất lượng điêu khắc vô cùng tuyệt vời. Bạn thậm chí nhìn thấy cả mí mắt”, Richards nhận xét. Vương triều của vua Edward II kéo dài từ năm 1307 đến năm 1327.
Video đang HOT
Với Richards, danh tính của bức tượng không phải vấn đề then chốt. Ông chú trọng hơn đến những thông tin về lịch sử tu viện mà bức tượng mang lại. Tu viện Shaftesbury do Alfred Đại đế lập ra vào năm 888. Đây là công trình tôn giáo đầu tiên chỉ dành cho phụ nữ. Alfred Đại đế giao cho con gái Aethelgifu quản lý tu viện. Nó phát triển rực rỡ suốt nhiều thế kỷ nhưng bị đóng cửa vào năm 1539 theo lệnh của vua Henry VIII. Vài năm sau, tu viện trở thành đống đổ nát.
Các nhà khảo cổ cho rằng đầu tượng đá có thể là một phần trong kho tàng tượng hoàng gia chưa từng được biết tới. Những bức tượng này bảo vệ cho các nữ tu. Khi tu viện bị phá hủy, người dân địa phương lấy đi các khối đá để xây nhà và tường chắn. “Người dân chỉ muốn đá tảng để xây nhà. Họ không cần những thứ như đầu tượng này. Nó chẳng có tác dụng gì với họ cả”, Richards giải thích.
Có thể người của vua Henry VIII đã cố tình phá hoại bức tượng, nhóm chuyên gia nhận định. “Ai đó đã lấy một chiếc búa và đập bức tượng vì nó bị vỡ ngang cổ. Nhưng cũng có khả năng họ chỉ đẩy ngã bức tượng. Nó đổ xuống và vỡ mũi”, Richards nói.
Đầu tượng được phát hiện trong một cuộc khai quật năm 2019. Từ đó đến nay, các nhà khoa học cố gắng xác định niên đại và danh tính của nó. Nhóm chuyên gia chưa thể trưng bày bức tượng do Covid-19. Tuy nhiên, họ hy vọng mọi người có thể đến quan sát nó trong bảo tàng vào mùa xuân tới.
Ngoài đầu tượng, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều vật thể khác tại Dorset như tẩu đất sét, đồ gốm sản xuất công nghiệp, những mảnh gốm quý hiếm cuối thời Saxon, đá lửa 7.000 năm tuổi và ba đồng xu bạc thời Trung Cổ. Trong đó, đáng chú ý là một hạt tròn lớn màu đen làm bằng huyền thạch từ Kimmeridge. Hạt tròn này có thể từng là một phần chuỗi hạt của một nữ tu, trở nên mòn nhẵn qua nhiều năm sử dụng.
Phát hiện xác tàu đắm từ Thế chiến II
Các nhà khảo cổ học cho biết đã xác định được vị trí của con tàu chiến Karlsruhe bị đánh chìm ngoài khơi Na Uy.
Xác tàu Karlsruhe được tìm thấy cách bờ biển Kristiansand 13 hải lý. Ảnh: Statnett.
Karlsruhe là một tàu tuần dương hạng nhẹ được hải quân Đức sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Kể từ khi bị tàu ngầm Anh đánh chìm ngoài khơi Kristiansand ở Na Uy vào ngày 9/4/1940, nơi con tàu "an nghỉ" đã là một bí ẩn suốt 80 năm.
Hôm 7/9, vị trí và những hình ảnh đầu tiên về Karlsruhe cuối cùng cũng được công bố trên đài truyền hình công cộng NRK của Na Uy. Con tàu nằm sâu 490 m dưới mặt nước và cách bờ biển Kristiansand khoảng 13 hải lý, ngay gần hệ thống cáp điện ngầm nối Na Uy với Đan Mạch được vận hành bởi công ty Statnett.
Xác tàu Karlsruhe nằm sâu 490 m dưới đáy biển Na Uy. Ảnh: Statnett.
Các nhân viên của Statnett lần đầu tiên báo cáo phát hiện một xác tàu bí ẩn vào năm 2017, nhưng gần đây các nhà khảo cổ mới có thể xác định đó là Karlsruhe dựa vào công nghệ quét sóng siêu âm thân tàu và dữ liệu hình ảnh do Statnett cùng một số đối tác thu thập.
"Sau ngần ấy năm, cuối cùng chúng ta cũng xác định được vị trí của con tàu nổi tiếng này. Bạn có thể tìm thấy những câu chuyện về Karlsruhe trong sử sách nhưng không ai biết chính xác nơi nó bị đắm", nhà khảo cổ học Frode Kvaloe tại Bảo tàng Hàng hải Na Uy cho biết.
Tàu Karlsruhe ở ngoài khơi San Diego vào năm 1934. Ảnh: US Navy.
Với chiều dài lên tới 174 m, Karlsruhe là tàu chiến lớn nhất và đáng sợ nhất trong chiến dịch Na Uy. Con tàu được trang bị hai thủy phi cơ, 9 hải pháo lớn, cùng hàng chục khẩu pháo phòng không và ống phóng ngư lôi. Nó có khả năng chở theo 850 thủy thủ đoàn và chạy với tốc độ 56 km/h.
Phôi khủng long 80 triệu năm tuổi chứa hộp sọ nguyên vẹn Các nhà cổ sinh vật học phát hiện phôi hóa thạch hiếm của một loài khủng long chân thằn lằn sống trong kỷ Phấn Trắng. Hộp sọ phôi khủng long được bảo quản bên trong trứng hóa thạch. Ảnh: Kundrát M. et al. Mẫu vật bao gồm một hộp sọ nguyên vẹn dài 3 cm được xác định thuộc về chi khủng long...