Phát hiện dấu hiệu tiến hóa của loài người
Đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi liệu loài người có còn tiến hóa, và nếu có, dấu hiệu tiến hóa của chúng ta là gì?
Thật khó có thể hình dung loài người trong tương lai sẽ trở nên như thế nào, biến đổi ra sao. Hầu hết chúng ta không thể quan sát quá trình tiến hóa của loài người vì thường mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của ngành giải phẫu học, các nhà khoa học đã tìm ra dấu hiệu tiến hóa mới của loài người.
Theo nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Flinders và Đại học Adelaide, Australia, ngày càng có nhiều người trên thế giới có thêm động mạch chạy xuống giữa cánh tay. Động mạch này đáng lẽ phải biến mất sau quá trình con người được sinh ra.
3 động mạch chính ở cẳng tay người, động mạch trung gian nằm vị trí giữa. Ảnh: Getty.
“Kể từ thế kỷ 18, các nhà giải phẫu học đã nghiên cứu dây động mạch này ở người lớn và chúng tôi phát hiện thấy chúng ngày càng phổ biến. Với nhóm người sinh vào giữa những năm 1880, tỷ lệ xuất hiện trường hợp này khoảng 10%, tuy nhiên tăng lên tới 30% ở những người sinh vào cuối thế kỷ 20. Đây là một bước tiến hóa vô cùng nhanh chóng”, nhà giải phẫu Teghan Lucas của Đại học Flinders cho biết.
Video đang HOT
Động mạch trung gian vốn có nhiệm vụ vận chuyển máu xuống giữa cánh tay để nuôi đôi bàn tay đang phát triển. Chúng thường biến mất sau 8 tuần kể từ khi sinh và nhường chỗ cho mạch xuyên tâm và động mạch ulnar.
Để so sánh mức độ phổ biến này, Lucas và các đồng nghiệp bao gồm Maciej Henneberg, Jaliya Kumaratilake đã kiểm tra 80 chi từ cơ thể người hiến xác, sau đó so sánh với tài liệu thu thập được. Độ tuổi trung bình của người hiến xác từ 51-101 tuổi, đều sinh ra vào nửa đầu thế kỷ 20.
Theo ScienceAlert, so với một thế kỷ trước, sự xuất hiện của động mạch trên người trưởng thành hiện nay phổ biến hơn gấp 3 lần.
“Sự gia tăng này có thể do sự đột biến các gen liên quan , ảnh hưởng đến sự phát triển động mạch trung gian hoặc các vấn đề sức khỏe ở bà mẹ trong thời kỳ mang thai, cũng có khả năng do cả hai”, Lucas nhận xét.
Việc người trưởng thành sở hữu động mạch trung gian sẽ giúp các chuyển động của ngón tay và cánh tay trở nên khéo léo, khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên chúng có thể khiến người đó mắc hội chứng ống cổ tay cao, theo đó hạn chế khả năng sử dụng tay.
Nhà giải phẫu Lucas đồng thời dự đoán nếu xu hướng này tiếp tục, phần lớn cá thể người sẽ có động mạch trung gian ở cẳng tay vào năm 2100. Sự gia tăng nhanh chóng của động mạch trung gian không giống với hội chứng fabella, xương đầu gối tái xuất hiện, vốn đang phổ biến gấp ba lần so với một thế kỷ trước.
Tuy những thay đổi trong cơ thể con người rất nhỏ, chúng vẫn có khả năng tạo ra những biến thể quy mô lớn, có nhiệm vụ xác định loài. Không chỉ thế, quá trình tiến hóa của loài người sẽ đẩy chúng ta vào những phát hiện mới liên quan đến vấn đề sức khỏe cũng như bệnh tật.
Bằng chứng rõ ràng cho thấy loài người vẫn đang tiếp tục tiến hóa
Các nhà khoa học vẫn luôn theo dõi tiến triển của một biến đổi tiến hóa ở loài người và biến đổi này sẽ trở nên phổ biến ở hầu hết cá thể người vào năm 2100.
Một phụ nữ đang giãn cơ cánh tay.
Tưởng như loài người chính là "điểm đích", là "tất cả" của quá trình tiến hóa tự nhiên, nhưng sự thật là chúng ta vẫn còn xa mới trở thành hoàn hảo. Tất nhiên chúng ta đã khác rất nhiều so với tổ tiên xa xưa của mình, nhưng quá trình tiến hóa của loài người vẫn đang tiếp tục diễn ra. Một nghiên cứu mới đây phát hiện ra ngày càng nhiều trẻ sơ sinh có những đặc điểm thích ứng với môi trường và điều này có thể sẽ là biến đổi lớn ở loài người.
Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Giải phẫu học, Mỹ, cho thấy ngày càng có thêm người có một động mạch mới trong cánh tay. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây có thể là một biến đổi tiến hóa cho thấy loài người đang tiếp tục thay đổi cho dù là rất chậm.
Theo nghiên cứu này, một động mạch phát thường phát triển ở thai nhi nhưng dần biến mất theo thời gian thì nay tồn tại ở ngày càng nhiều người hơn. Biến đổi này tuy rất nhỏ nhưng vẫn quan trọng vì nó cho thấy cơ thể loài người vẫn đang tiếp tục tiến hóa.
Tiến sỹ Teghan Lucas, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết kể từ thế kỷ XIIX, các nhà giải phẫu học đã nghiên cứu sự xuất hiện của động mạch này ở người lớn và nghiên cứu mới đây cho thấy rõ ràng ngày càng nhiều người có động mạch này. Vào giữa những năm 1880 chỉ có khoảng 10% trẻ sơ sinh vẫn còn có động mạch này nhưng đến cuối thế kỷ XX đã có khoảng 30% trẻ sinh ra vẫn còn động mạch này. Về mặt tiến hóa, chỉ trong một thời gian ngắn như vậy thì tỷ lệ tăng như vậy là rất đáng kể.
Tiến sỹ Lucas nhận định điều này có thể là kết quả của đột biến gene xảy ra trong quá trình phát triển động mạch giữa hoặc người mẹ có các vấn đề về sức khỏe trong quá trình mang thai, hoặc cả hai nguyên nhân. Nếu xu hướng này tiếp tục thì đến năm 2100, đại bộ phận người sẽ có động mạch giữa ở cẳng tay.
Các nhà nghiên cứu còn so sánh sự phổ biến của động mạch giữa này với xu hướng mất dần răng khôn ở trẻ sơ sinh. Ngày càng có nhiều người sinh ra không có răng khôn. Điều này là hợp lý vì răng không thường gây phiền toái nhiều hơn là có tác dụng đối với người hiện đại.
Như vậy, trong khi con người không phát triển nhiều đặc điểm ví dụ như thần giao cách cảm hoặc khả năng bẻ cong thìa chỉ bằng sức mạnh của ý nghĩ thì ít nhất chúng ta cũng biết rằng tiến hóa vẫn giúp cho con người trở thành những phiên bản tốt hơn của chính mình.
1001 thắc mắc: Loài vật nào cũng có dấu vân tay như con người? Trên thế giới tồn tại loài động vật có dấu vân tay giống con người đến mức kính hiển vi điện tử quét cũng khó có thể phân biệt được. Mỗi người trong chúng ta đều có dấu vân tay riêng, không ai giống ai - đó là điều không phải bàn cãi. Những tưởng cái đặc điểm này chỉ tồn tại duy...