Phát hiện đặc điểm khí quyển độc đáo của hành tinh ’siêu phồng’ WASP-107b
Các nhà khoa học cho biết hành tinh “ siêu phồng” WASP-107b mới được phát hiện mang những đặc điểm khí quyển độc đáo.
Hành tinh này có những đám mây tạo thành từ cát, thay vì nước.
Theo đài Sputnik (Nga), hành tinh WASP-107b cách Trái Đất 212 năm ánh sáng, nhỏ hơn và nhẹ hơn Sao Mộc, với khối lượng riêng bằng Sao Hải Vương. Hành tinh này quay quanh rất gần ngôi sao chủ – hoàn thành quỹ đạo chỉ trong 5,7 ngày Trái Đất với bầu khí quyển bị nung nóng tới 482 độ C bởi sức nóng của ngôi sao này.
Với những đặc điểm độc đáo đó, WASP-107b được mô tả là hành tinh “siêu phồng” hay hành tinh “kẹo bông”. Vào thời điểm phát hiện ra hành tinh này hồi năm 2017, các phương pháp phân tích chỉ giới hạn ở việc nhận biết các đám mây trên cùng của hành tinh. Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học đã hướng Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) mới vào WASP-107b, đây là kính viễn vọng mạnh nhất mà con người từng chế tạo và thực hiện một số khám phá đáng kinh ngạc.
Ông Leen Decin – Giám đốc Viện Thiên văn học tại KU Leuven ở Bỉ, một trong những tác giả chính của nghiên cứu – giải thích đây là một hành tinh rất mềm mại. Điều đó chứng tỏ rằng chúng ta có thể khám phá rất sâu bầu khí quyển của hành tinh này.
Video đang HOT
Các nhà khoa học từng dự đoán sẽ tìm thấy nhiều loại khí như metan, vốn tồn tại ở các hành tinh khí khổng lồ trong Hệ Mặt Trời, nhưng thay vào đó họ lại tìm thấy các hợp chất như sulfur dioxide và silicat – tức là cát trên hành tinh này.
Loại cát này mịn hơn nhiều so với loại cát được tìm thấy trên các bãi biển ở Trái Đất. Giống như cách nước hình thành trên Trái Đất, loại cát này ngưng tụ thành mây, tạo mưa cát rơi xuống bầu khí quyển thấp hơn, sau đó lại nổi lên tạo thành những đám mây mới.
“Chúng tôi chắc chắn rằng những đám mây cát này có thể hình thành. Việc khám phá ra các đám mây cát, nước và sulfur dioxide ở hành tinh mềm mại này là một cột mốc quan trọng. Khám phá mới định hình lại sự hiểu biết của loài người về quá trình hình thành và tiến hóa của một hành tinh mới, làm sáng tỏ thêm về Hệ Mặt Trời của chúng ta”, ông Decin nói.
Theo Tiến sĩ Michiel Min – nhà khoa học cấp cao tại Viện Nghiên cứu Vũ trụ SRON Hà Lan và là tác giả chính của nghiên cứu – việc chúng ta nhìn thấy những đám mây cát này bay cao trong bầu khí quyển có nghĩa là những giọt mưa cát bay hơi ở sâu hơn, các lớp rất nóng và hơi silicat tạo thành được di chuyển ngược lên trên một cách hiệu quả, ngưng tụ lại để tạo thành các đám mây silicat một lần nữa.
“Điều này rất giống với chu trình của hơi nước và mây trên Trái Đất của chúng ta, nhưng chúng là những giọt cát”, ông Michiel nói.
NASA phát hiện ngoại hành tinh đại dương có dấu hiệu của sự sống
Các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát hiện sự tồn tại của một đại dương hiếm trên một ngoại hành tinh khổng lồ, cách Trái Đất hàng trăm năm ánh sáng và có dấu hiệu của sự sống.
Hình minh họa về kính viễn vọng James Webb trong không gian. Ảnh: NASA/ Shutterstock
Theo trang The Guardian (Anh), khám phá đầy hấp dẫn này được thực hiện bởi kính viễn vọng James Webb của NASA. Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho ngoại hành tinh này là K2-18 b.
NASA cho biết ngoại hành tinh này quay quanh ngôi sao lùn lạnh K2-18, có bán kính gấp 2,6 lần và khối lượng gần gấp 9 lần Trái Đất. Đây là một ngoại hành tinh Hycean - hành tinh có bầu khí quyển giàu hydro và bề mặt được bao phủ bởi nước. Cụ thể, thành phần hóa học của bầu khí quyển trên hành tinh này cho thấy khả năng tồn tại một thế giới đại dương.
"Khí metan và carbon dioxide dồi dào, cũng như không có amoniac trong bầu khí quyển, đã củng cố giả thuyết rằng có thể có một đại dương nước bên dưới bầu khí quyển giàu hydro ở ngoại hành tinh K2-18 b," NASA tuyên bố.
NASA cho biết bên trong ngoại hành tinh này có thể chứa một lớp băng lớn có áp suất cao, tương tự như sao Hải Vương. Tuy nhiên, K2-18 b có khả năng có bầu khí quyển giàu hydro mỏng hơn và một đại dương. Các hành tinh Hycean thường là đại dương nước, nhưng trên K2-18 b cũng có thể là đại dương quá nóng để có thể sinh sống.
Điều đáng chú ý là các nhà khoa học còn phát hiện một phân tử mang tên Dimethyl sulfide (DMS), loại phân tử chỉ được tạo ra bởi sự sống trên Trái Đất, ở ngoại hành tinh này.
Thông cáo báo chí của NASA cho biết phần lớn DMS trong bầu khí quyển Trái Đất được phát ra từ thực vật phù du trong môi trường biển. Tuy nhiên, sự hiện diện của DMS vẫn chưa được xác nhận và cần phải nghiên cứu thêm.
Ảnh minh hoạ hành tinh đại dương K2-18b và ngôi sao lùn đỏ mà nó quay quanh. Ảnh: NASA
Ông Nikku Madhusudhan - nhà thiên văn học tại Đại học Cambridge, tác giả chính của nghiên cứu NASA - cho biết: "Các quan sát sắp tới của Webb sẽ có thể xác nhận liệu DMS có thực sự hiện diện trong bầu khí quyển của K2-18 b ở mức đáng kể hay không".
Đây không phải là lần đầu tiên NASA tìm thấy dấu hiệu của nước trên các hành tinh khác. Trước đây, các nhà khoa học cũng từng phát hiện hơi nước trên ngoại hành tinh nhỏ hơn, HAT-P-11b, gần bằng kích thước của Sao Hải Vương trong chòm sao Cygnus, cũng cách chúng ta 120 năm ánh sáng. Tuy nhiên, các nhà khoa học rất phấn khích trước phát hiện mới này, dù họ nhấn mạnh điều đó không khẳng định rằng hành tinh này có thể hỗ trợ sự sống.
"Phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét các môi trường có thể sinh sống đa dạng trong quá trình tìm kiếm sự sống ở những khu vực ngoài Trái Đất. Trước đây, việc tìm kiếm sự sống trên các ngoại hành tinh chủ yếu tập trung vào bầu khí quyền của các hành tinh đá nhỏ hơn, nhưng việc quan sát khí quyển lại thuận lợi hơn đáng kể ở các hành tinh Hycean lớn hơn", ông Madhusudhan nói.
Sự tồn tại của ngoại hành tinh K2-18 b lần đầu tiên được phát hiện bởi sứ mệnh K2 của NASA hồi năm 2015. Tuy nhiên, công nghệ cải tiến của Webb đã cho phép các nhà khoa học phân tích chi tiết hơn về ngoại hành tinh này và tiết lộ rằng nó có thể là một thế giới đại dương.
"Kết quả này có thể thực hiện được nhờ phạm vi bước sóng mở rộng và độ nhạy chưa từng có của kính viễn vọng Webb, cho phép phát hiện rõ nét các đặc điểm quang phổ chỉ với 2 lần quan sát", ông Madhusudhan nói.
Phát hiện hành tinh phản chiếu như tấm gương Giới thiên văn học ngày 10/7 thông báo đã tìm thấy một thế giới nóng như thiêu đốt là hành tinh phản chiếu mạnh nhất từng được quan sát bên ngoài Hệ Mặt trời. Ngoại hành tinh LTT9779b phản chiếu 80% ánh sáng từ ngôi sao chủ. Ảnh: ESA Cách Trái đất hơn 260 năm ánh sáng, ngoại hành tinh kỳ lạ này...