Phát hiện chiến dịch tấn công mạng nhằm vào người dùng châu Á
Các nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện ra một chiến dịch tấn công mạng nhằm vào người dùng tại châu Á, được thực hiện từ tháng 5/2019 đến nay.
Các nhà nghiên cứu của hãng bảo mật Kaspersky đã phát hiện một chiến dịch tấn công nhằm vào người dùng tại châu Á, sử dụng hình thức tấn công “ Watering hole”, được thực hiện từ tháng 5 năm ngoái cho đến nay.
“Watering hole” là chiến lược tấn công có chủ đích, trong đó tin tặc quan sát và suy đoán những trang web mà nạn nhân tiềm năng thường sử dụng, từ đó dùng phần mềm độc hại để lây nhiễm mã độc vào máy tính nạn nhân. Chỉ cần truy cập vào một trang web bị xâm nhập để chứa mã độc, thiết bị của người dùng đã có khả năng lây nhiễm mã độc. Điều này khiến phương thức tấn công này dễ lây lan và do đó rất nguy hiểm.
Tin tặc giả mạo bản cập nhật của plugin Flash Player trên trình duyệt để lừa người dùng tải và cài đặt mã độc vào máy tính
Các nhà nghiên cứu bảo mật của Kaspersky đã đặt tên cho chiến dịch tấn công mà mình vừa phát hiện là “Holy Water”, trong đó đã phát hiện thấy các mã khai thác liên quan đến lỗ hổng bảo mật trên trình duyệt được chèn vào những trang web của các cá nhân, cơ quan cộng đồng, tổ chức từ thiện cũng như nhiều tổ chức khác nhau… mục tiêu tấn công của chiến dịch này là người dùng ở khu vực châu Á.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho biết cuộc tấn công nhiều giai đoạn này có công cụ không phức tạp nhưng rất sáng tạo với những cải tiến lớn kể từ khi bắt đầu chiến dịch.
Khi truy cập một trong những trang web chứa mã độc, một tài nguyên bị xâm nhập trước đó sẽ tải một mã JavaScript độc hại bị che giấu, tập hợp thông tin về người truy cập. Sau đó, một máy chủ bên ngoài sẽ xác định xem người truy cập có phải là mục tiêu nhắm đến để tấn công hay không. Nếu người truy cập được xác nhận là mục tiêu, mã JavaScript thứ hai sẽ tải một plugin, kích hoạt một cuộc tấn công và hiển thị cửa sổ cập nhật Adobe Flash giả mạo.
Nếu người truy cập bị rơi vào bẫy và tải xuống gói cài đặt chứa mã độc, một cửa hậu có tên gọi “Godlike12″ sẽ được thiết lập, cung cấp cho tin tặc quyền truy cập từ xa vào thiết bị của nạn nhân, từ đó có thể sửa đổi các tệp, thu thập dữ liệu bảo mật, hoạt động đăng nhập trên máy tính….
Các chuyên gia của Kaspersky nhận định cuộc tấn công được thực hiện bởi một nhóm tin tặc nhỏ, nhưng nhanh nhẹn.
“Watering hole là một chiến lược tấn công thú vị, mang lại kết quả bằng cách sử dụng những cuộc tấn công nhắm mục tiêu vào các nhóm cụ thể. Chiến dịch này một lần nữa chứng minh tại sao quyền riêng tư trực tuyến cần được tích cực bảo vệ. Rủi ro về quyền riêng tư đặc biệt lớn khi chúng tôi xem xét các nhóm người dùng khác nhau vì luôn có những tin tặc quan tâm đến những nhóm như vậy”, Ivan Kwiatkowski, nhà nghiên cứu bảo mật cao cấp của Kaspersky nhận định.
Để tránh trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công nhắm vào các tổ chức hoặc cá nhân, các chuyên gia bảo mật khuyến nghị:
- Nếu cần sử dụng plugin Adobe Flash Player trên trình duyệt và được yêu cầu cập nhật, hãy kiểm tra trên trang web chính thức của sản phẩm xem có cần cập nhật không, vì rất có thể, bản cập nhật đang bị ngụy trang mã độc.
- Sử dụng mạng ảo VPN để ẩn liên kết của bạn với một nhóm cụ thể bằng cách che giấu địa chỉ IP và vị trí của bạn.
- Chọn một các phần mềm bảo mật uy tín để bảo vệ máy tính hiệu quả trước các mối đe dọa đã biết và chưa biết.
T.Thủy
Nỗi lo bị tấn công mạng gây cản trở tăng trưởng kinh tế
Khu vực châu Á có tiềm năng tăng trưởng GDP tới 145 tỉ USD trong thập kỷ tới, nếu khả năng quản lý rủi ro an ninh mạng hiệu quả.
Doanh nghiệp cần nâng cao biện pháp bảo mật để tránh các đợt tấn công mạng
VMware vừa công bố bản báo cáo Deloitte Cyber Smart: Enabling APAC business report (Thông minh mạng: Kích hoạt doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương), đưa ra những phân tích nguy cơ mạng, sự chuẩn bị và cơ hội của 12 nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC).
Bản báo cáo còn cho thấy cơ hội tăng trưởng GDP của toàn khu vực lên tới 145 tỉ USD trong vòng 10 năm tới, nếu các doanh nghiệp áp dụng một phương thức tiếp cận bảo mật đa lớp từ lõi nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục, đồng thời thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới .
Theo các báo cáo khác, chi tiêu an ninh mạng khu vực Đông Nam Á ước tính đạt khoảng 1,9 tỉ USD trong năm 2017, và dự báo tăng tới 5,5 tỉ USD vào năm 2025. Tuy vậy, các cuộc tấn công mạng vẫn là mối đe dọa chính đối với các tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực. Ngoài ra, gần một nửa doanh nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã bị tấn công mạng trong vòng 12 tháng qua. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 63% các doanh nghiệp đã chịu tổn thất vì bị gián đoạn kinh doanh do bị tấn công bảo mật .
Bản báo cáo chỉ ra tác động của tấn công mạng đang ngày trở nên tốn kém hơn - các doanh nghiệp lớn với hơn 500 nhân viên ở khu vực APAC có thể tổn thất tới 30 triệu USD cho một vụ tấn công bảo mật, và đối với doanh nghiệp vừa với 250-500 nhân viên, chi phí này ít nhất là 96.000 USD.
Ngoài ra, báo cáo còn chia sẻ chỉ số Thông minh Mạng 2020 (VMware-Deloitte Cyber Smart Index 2020) đánh giá mức độ rủi ro mạng của từng quốc gia trong khu vực cũng như sự chuẩn bị sẵn sàng của họ với những nguy cơ đó. Tập trung vào những nguy cơ thường thấy đối với tấn công mạng, chỉ số này xem xét quy mô của cuộc tấn công, tần suất tấn công và giá trị của doanh nghiệp gặp phải rủi ro.
Ông Phạm Việt Thắng, Giám đốc quốc gia VMware Việt Nam cho biết: "Nhu cầu chưa từng có về một lực lượng lao động di động, được đặt ra trong bối cảnh nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng, đã đánh dấu giai đoạn chuyển đổi quan trọng cho các doanh nghiệp trong nước. Trong mô hình mới này, các doanh nghiệp cần triển khai hệ thống bảo mật đa lớp từ lõi để đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh, hướng tới thành công. VMware đang cung cấp giải pháp bảo mật đa lớp từ lõi giúp bảo vệ tất cả bộ phận quản lý quan trọng của doanh nghiệp hiện đại, giúp hệ thống bảo mật của họ trở nên tự động hóa, chủ động và toàn diện hơn".
Nhờ áp dụng bảo mật đa lớp từ lõi, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu quy mô tấn công, thay vì tìm và ngăn chặn các mối đe dọa, thì có thể chủ động ngăn chặn sớm các kẻ tấn công tiềm tàng. Điều này cũng phù hợp với chiến lược bảo mật đa lớp từ lõi của VMware, theo đó ứng dụng công nghệ VMware ngay bên trong các lớp hạ tầng mạng để triển khai bảo mật tới mọi ứng dụng, mọi đám mây và qua mọi thiết bị.
Phát hiện 23 phần mềm độc hại liên quan đến Covid-19 tại Việt Nam Hãng bảo mật Kaspersky vừa phát hiện 23 phần mềm độc hại tại Việt Nam lợi dụng dịch Covid-19 để phát tán phần mềm độc hại, email lừa đảo. Một email được gửi từ "WHO" dẫn đến một trang web lừa đảo để lấy cắp dữ liệu của người dùng. Kaspersky cũng đã phát hiện 93 phần mềm độc hại liên quan đến...