Phát hiện chất cấm trong sản xuất thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi
Ba tháng đầu năm 2015, qua kiểm tra đột xuất tại tỉnh Hậu Giang, cơ quan chức năng của Bộ NN-PTNT đã phát hiện việc sản xuất thuốc thú y có sử dụng kháng sinh cấm, thức ăn bổ sung không có trong danh mục, ngoài ra còn phát hiện một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất cấm.
Đó là nội dung được thông Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết tại cuộc họp giao ban ngày 25/3.
Cụ thể, trong quý I/2015, qua thanh tra đột xuất tại Hậu Giang, Thanh tra Bộ và Cục Thú y đã phát hiện việc sản xuất thuốc thú y có sử dụng kháng sinh cấm, thức ăn bổ sung không có trong danh mục. Các cơ quan chức năng đã tổ chức tiêu hủy sản phẩm thuốc thú y có kháng sinh cấm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 66 triệu đồng. Thanh tra Bộ cũng đã phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường thanh tra đột xuất một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất cấm, hiện đang xử lý kết quả.
Lãnh đạo Thanh tra Bộ cho biết, hiện đã có một công ty thừa nhận hành vi trộn chất cấm Salbutamol vào thức ăn chăn nuôi. Phía Thanh tra Bộ đã tịch thu hơn 4 tấn thức ăn chăn nuôi và tiến hành xử phạt vi phạm với số tiền 170 triệu đồng. Liên quan đến những vì phạm này, Thứ trưởng Vũ Văn Tám giao Thanh tra Bộ tiếp tục phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường làm rõ sai phạm của các công ty và công bố công khai trong thời gian tới.
Video đang HOT
Phát hiện doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất tạo nạc
Trước đó, ông Nguyễn Xuân Dương, Phú Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, Salbutamol thuộc nhóm beta agonist, thường sử dụng để kích thích tăng trọng hay còn gọi là chất tạo nạc. Hiện chất này bị cấm dùng trong chăn nuôi do có thể gây biến chứng ung thư, nguy hiểm với người tiêu dùng.
Cũng theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, 3 tháng đầu năm 2015 có 25 tỉnh triển khai kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản theo Thông tư 45. Kết quả cho thấy, tỷ lệ các cơ sở loại C được kiểm tra rất ít và lượng cơ sở tiếp tục xếp loại C ở mức cao.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chỉ đạo, trong năm 2015, ngành nông nghiệp phải tổ chức, kiểm tra phân loại 100% cơ cở mà ngành thống kê được và các cơ sở xếp loại C (không đáp ứng những tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm) phải được tái kiểm và xử lý nghiêm.
Không chỉ có vậy, các cơ quan chức năng cần phải hướng dẫn người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt sử dụng vật tư nông nghiệp để họ biết cách sử dụng đúng và hiệu quả. “Chúng ta phải nhắm vào người sản xuất từ nơi ao nuôi, chuồng trại, các ruộng vườn và trực tiếp hướng dẫn họ sử dụng vật tư nông nghiệp trong sản xuất cũng như thu hoạch ở thời điểm nào để có được thực phẩm an toàn” – Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh.
Cũng tại cuộc họp về quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và an toàn thực phẩm ngày 25/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đã yêu cầu các đơn vị chức năng thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao để tạo chuyển biến trong năm an toàn vệ sinh thực phẩm 2015.
Theo Vietnamnet
Phát hiện nhiều mặt hàng thức ăn chăn nuôi giả từ Trung Quốc và Ấn Độ
Trong cuộc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu gần đây, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã phát hiện một số mặt hàng nhập khẩu không đạt chất lượng và có dấu hiệu hàng giả.
Đoàn thanh tra Chi Cục Thú y kiểm tra đại lý thức ăn chăn nuôi tại Bắc Giang. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Cụ thể, cơ quan chức năng đã phát hiện các sản phẩm như Choline Chloride Cob 60% và Betaine Anhydrous 80% nhập về từ Trung Quốc nhưng không có các thành phần như quy định, hoặc chỉ đạt tối đa các thành phần là 6,2% và các sản phẩm axit amin xuất xứ từ Ấn Độ cũng không có các thành phần axit amin mà chủ yếu là tro, chiếm trên 90%.
Trước tình hình đó, Cục Chăn nuôi đã phối hợp làm việc với các doanh nghiệp và nhà cung cấp nước ngoài song hầu hết họ chỉ là trung gian nên thiếu trách nhiệm và năng lực khắc phục hậu quả. Cục Chăn nuôi đã có công văn gửi Tham tán thương mại Việt Nam tại các nước có liên quan đề nghị hỗ trợ và có ý kiến với cơ quan chức năng của nước sở tại về trường hợp các doanh nghiệp này.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, theo quy định của Việt Nam thì các mặt hàng này được quy về là hàng giả và Cục Chăn nuôi đã xử lý, buộc tiêu hủy hoặc tái xuất toàn bộ.
"Trong thực tế sản xuất, vẫn có thể tồn tại các loại sản phẩm này từ những nguồn gốc khác nhau," Phó Cục trưởng Nguyễn Xuân Dương cho biết.
Cục Chăn nuôi cũng khuyến cáo và yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong nước khi nhập khẩu mặt hàng này, phải yêu cầu phía đối tác cung cấp đầy đủ các thông tin về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Mặt khác. các đơn vị cần đặc biệt chú ý đến các phương pháp thử nghiệm đi kèm với các chỉ tiêu chất lượng công bố nhằm tránh thiệt hại cho người sản xuất và ngành chăn nuôi trong nước.
Bên cạnh đó, với những sản phẩm tương tự hiện có, các cơ sở sản xuất kinh doanh cần lấy mẫu gửi phân tích kiểm tra chất lượng tại các phòng thử nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ định. Nếu phát hiện chất lượng không đạt thì yêu cầu ngừng sử dụng ngay và báo cáo về Cục Chăn nuôi hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn để phối hợp xử lý./.
Theo Vietnam
Gà "nghìn đô" phục vụ nhà giàu ăn Tết: Bao nhiêu cũng... thiếu Những giống gà quý, "độc" như gà Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) hay gà Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) đang được rất nhiều khách hàng săn đón thời điểm giáp Tết Nguyên đán này. 2 triệu đồng /con gà Hồ Đến làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ vào những ngày này, không khí nhộn nhịp hơn ngày thường. Tại nhà các hộ...