Phát hiện chấn động lịch sử vê hài cốt loài thủy quái cổ dài dưới đáy đại dương
Bộ hài cốt sinh vật lạ 242 triệu năm có chiếc cổ dài gấp 3 lần thân người
Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Zurich (Thụy Sĩ) đã phục dựng một thủy quái từ kỷ Tam Điệp bằng phương pháp ghép các mảnh hài cốt hóa thạch đã bị nghiền nát.
Kết quả cho ra một sinh vật mà chính các tác giả mô tả là “điều phi lý trong thế giới cổ sinh vật học”.
Một loài bò sát có thân hình khá nhỏ, dài 70cm, nhưng chiếc cổ tới 3m, 13 đốt sống và đuôi dài gần 2m.
Tiến sĩ Olivier Rieppel, nhà cổ sinh vật học từ Bảo tàng Field ở Chicago, nói: “Trông nó kỳ dị, có thể đây là một con cá sấu mập mạp với chiếc cổ rất dài. Sinh vật này cũng có mũi nằm trên đỉnh mõm và những chiếc răng cong”.
Nhìn vào mẫu phục dựng 3D, chiếc cổ này sẽ khiến con vật di chuyển khó khăn, bởi riêng việc mang vác chiếc cổ theo đã là một gánh nặng.
Video đang HOT
Chiếc cổ kỳ dị có chiều dài gấp 3 lần thân mình của thủy quái.
Cuối cùng, nỗ lực phục dựng những mảnh hài cốt trong tình trạng khá tồi tệ đã giúp họ xác định được đây là loài Tanystropheus.
Trước đó, hóa thạch mang tên Tanystropheus được mô tả lần đầu tiên năm 1852 gây bối rối cho các nhà khoa học.
Có thời điểm, các nhà cổ sinh vật học cho rằng đó là thằn lằn có cánh giống như loài pterodactyl, và những chiếc xương dài rỗng của nó là các đốt ở ngón đầu cánh. Sau đó, họ nhận ra thực chất đó là phần xương cổ kéo dài.
Họ không biết chắc Tanystropheus sống trên cạn hay dưới biển và liệu mẫu vật nhỏ là con non chưa trưởng thành hay thuộc loài khác.
Để tìm hiểu mẫu vật nhỏ là cá thể chưa trưởng thành hay loài riêng biệt, nhóm nghiên cứu kiểm tra dấu hiệu sinh trưởng và độ tuổi trên xương.
Họ nhận thấy hóa thạch nhỏ hơn thuộc về một con vật trưởng thành, hé lộ có 2 loài Tanystropheus.
Họ đặt tên cho loài lớn hơn là Tanystropheus hydroides theo quái vật cổ dài trong thần thoại Hy Lạp. Loài nhỏ hơn được gọi là Tanystropheus longobardicus.
Có một điều các nhà khoa học đã nhầm, đó chính là chiếc cổ quái dị của chúng lại không phải điều cản trở trong môi trường nước, thậm chí nó còn là một thủy quái săn mồi khá tài tình với thức ăn yêu thích là những con mực cổ đại.
Phát hiện loài bọ cạp khổng lồ từng "khủng bố" các đại dương Trái đất
Với móng vuốt to lớn, các nhà khoa học vừa phát hiện ra loài bọ cạp biển khổng lồ mới có kích thước lớn hơn nhiều so với con người, từng đi lang thang và săn bắt trong các đại dương cổ đại.
Các sinh vật đáng sợ đã được ghi nhận trong một nghiên cứu mới đã tiếp tục làm dày hơn hồ sơ khoa học chắp vá của bọ cạp biển Úc.
Sinh vật khổng lồ này được cho sống trong thời kỳ Đại cổ sinh khoảng 541 - 252 triệu năm trước. Đó là một thời gian mà động vật chân đốt như côn trùng, động vật giáp xác và bọ cạp, có thể đạt đến kích thước đến cực lớn. Động vật chân đốt là một trong những động vật lớn nhất trên Trái đất vào thời điểm đó và được tìm thấy ở nhiều đại dương trên khắp thế giới.
Chúng ta biết đến những con bọ cạp biển khổng lồ trông giống như những con bọ cạp mà chúng ta có ngày nay do tàn tích hóa thạch. Tuy nhiên, chúng giống như anh em họ với những con bọ cạp hiện đại mà chúng ta biết.
Bọ cạp biển khổng lồ mới được phát hiện cũng là một trong những loài săn mồi biển lớn nhất từng được quan sát trong hồ sơ hóa thạch. Chúng có tên khoa học là Jaekelopterus rhenaniae, dài tới hơn 2,5m.
Hóa thạch cho thấy bọ cạp biển khổng lồ cổ đại có thể đã bắt được con mồi trong móng vuốt khổng lồ của chúng và nghiền nát với các cấu trúc giống như răng trên chân. Chúng cũng được cho có khả năng bơi rất nhanh.
Các nhà khoa học nghĩ rằng thức ăn chủ yếu của loài sinh vật này là cá và động vật chân đốt nhỏ hơn, nhưng không loại trừ được những con bọ cạp khổng lồ sẽ ăn thịt người nếu chúng ta xuất hiện vào thời điểm đó.
Bọ cạp biển cổ đại của Úc lần đầu tiên được ghi nhận hóa thạch vào năm 1899 nhưng vẫn còn nhiều điều chúng ta không biết về chúng. Do đó, nghiên cứu mới bao gồm hóa thạch bọ cạp biển mà trước đây chưa được ghi nhận là rất quan trọng bởi nó cung cấp bằng chứng về sáu nhóm sinh vật khác nhau có thể tồn tại ở Úc.
Các nhà nghiên cứu trong tương lai hy vọng sẽ tìm thấy các mẫu vật đầy đủ hơn và ghi nhận các loài cổ xưa tốt hơn nữa.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gondwana Research.
Top 'thủy quái' nước ngọt nguy hiểm nhất hành tinh So với các 'quái vật' sống dưới đáy đại dương, những loài 'thủy quái' nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mức độ đáng sợ và nguy hiểm của chúng thì không hề thua kém. Cá Goliath (cá hổ Congo) là một huyền thoại của các con sông ở Congo. Với chiều dài lớn nhất gần 2m, cân...