Phát hiện bị mụn sinh dục khi mang thai: Mẹ bầu phải làm gì?
Đối với bà bầu, mụn sinh dục thật sự là một mối đe dọa. Nguyên do là căn bệnh này dễ lây lan, không có dấu hiệu đặc trưng và có nguy cơ gây ra nhiều nguy hiểm đối với cả mẹ lẫn thai nhi.
Mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm và bạn phải cẩn thận với tất cả mọi thứ. Một số bệnh sẽ có các triệu chứng cụ thể, trong khi một số khác lại không có dấu hiệu gì. Mụn cóc sinh dục là một trong số những bệnh như vậy. Để tránh tình trạng hoang mang, không biết phải làm sao khi phát hiện mình nhiễm bệnh, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về mụn cóc sinh dục thông qua những chia sẻ dưới đây nhé.
Mụn cóc sinh dục là bệnh gì?
Mụn cóc sinh dục (hay còn gọi là mục cóc hoa liễu) là bệnh về da rất phổ biến. Ở phụ nữ, mụn có thể phát triển trên âm hộ, thành âm đạo, khu vực giữa bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn, cổ tử cung… Trong một vài trường hợp, mụn thậm chí có thể phát triển trong miệng hay cổ họng nếu bạn có quan hệ tình dục bằng miệng với người có bệnh.
Mụn cóc sinh dục vốn không nguy hiểm nhưng nếu phát hiện, bạn cần đi khám ngay bởi mụn sinh dục là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bạn bị nhiễm virus HPV. HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục thường thấy ở cả nam và nữ, theo ước tính có đến gần 75% số người từng quan hệ tình dục mắc phải căn bệnh này. HPV thường rất khó chẩn đoán vì nó không có những dấu hiệu cụ thể, thêm vào đó, virus HPV hiện có hơn 100 chủng loại khác nhau. Đây là lý do tại sao khi đến khám mụn cóc sinh dục, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác xem bạn có bị nhiễm virus HPV hay không.
Đa phần, mụn cóc sinh dục sẽ tự khỏi, tuy nhiên cũng có trường hợp dẫn đến ung thư. Chính vì vậy, khi phát hiện mụn cóc sinh dục, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được hướng dẫn điều trị phù hợp.
Bà bầu bị mụn cóc sinh dục là điều rất phổ biến và phần lớn các trường hợp này thường không gây hại. Nguyên nhân là do khi mang thai, hệ miễn dịch suy yếu kết hợp với việc thay đổi hormone tạo cơ hội cho các loại virus gây hại, trong đó có virus HPV rất dễ tấn công cơ thể. Để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến cả bạn và bé, điều quan trọng là bạn cần đi khám sớm để xác định loại virus mà mình đang mắc phải. Điều này giúp các bác sĩ đề ra được cách điều trị phù hợp và kịp thời.
Triệu chứng của mụn sinh dục trong thai kỳ
Dấu hiệu phổ biến nhất là xuất hiện những cục thịt nhỏ có màu như màu da hoặc sẫm màu, mềm ở xung quanh hậu môn, âm đạo, cổ tử cung và trong trực tràng. Thông thường, mụn cóc sinh dục nhỏ, bằng phẳng khiến người mắc bệnh không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, đôi khi mụn cóc sinh dục có thể nhân lên thành cụm lớn. Các cục mụn này không gây đau nhưng bạn có thể cảm thấy ngứa, bỏng rát hoặc bị chảy máu khi giao hợp.
Chẩn đoán mụn cóc sinh dục như thế nào?
Cách phổ biến và nhanh nhất để chẩn đoán tình trạng này là thực hiện các xét nghiệm, gồm xét nghiệm máu, kiểm tra tổng quát và phết tế bào cổ tử cung (một xét nghiệm thường được sử dụng để tìm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung). Nếu vẫn chưa thể chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu sinh thiết để chẩn đoán chính xác.
Điều trị mụn cóc sinh dục trong thai kỳ như thế nào?
Không có cách để loại bỏ được virus HPV hoàn toàn, những cách hiện tại chỉ có thể làm giảm một số mụn cóc hoặc làm cho những mụn này biến mất nhanh hơn. Thông thường, mụn cóc sinh dục sẽ tự khỏi. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng trừ khi chúng tiếp tục phát triển:
1. Kem bôi
Thông thường, các bác sĩ sẽ kê toa các loại kem bôi để điều trị mụn cóc sinh dục trong thai kỳ. Tuy nhiên, đừng tự ý sử dụng mà không đi khám bởi một số loại kem có chứa steroid, một chất có thể ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ.
Video đang HOT
2. Phương pháp nitơ lỏng
Nếu mụn cóc sinh dục có chiều hướng to ra và có thể gây các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ có thể sử dụng nitơ lỏng để đóng băng và loại bỏ chúng một cách an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện khi những phương pháp khác không có tác dụng.
3. Phẫu thuật
Cũng giống như phương pháp làm lạnh bằng nitơ, phương pháp này cũng chỉ được sử dụng nếu tình trạng mụn cóc của mẹ bầu gây hại cho thai kỳ. Phần lớn các trường hợp, bác sĩ sẽ không chỉ định mẹ bầu phẫu thuật để loại bỏ mụn cóc bởi phương pháp này có thể gây tổn thương cho cơ thể bạn và làm ảnh hưởng đến quá trình sinh con. Bác sĩ chỉ đề nghị phẫu thuật trong những tình huống rất nghiêm trọng và thường được thực hiện khi thai kỳ đã bước sang tam cá nguyệt thứ hai.
4. Laser
Laser cũng là một phương pháp khá phổ biến được dùng để loại bỏ mụn cóc sinh dục. Phương pháp này không can thiệp đến các tế bào đáy nên nguy cơ tái phát khá cao. Ngoài ra, việc sử dụng laser để điều trị còn có thể gây đau trong quá trình thực hiện. Do đó, nếu tình trạng mụn cóc không quá khó chịu, bạn cũng không cần đến phương pháp này.
5. Thuốc
Hiện có rất ít loại thuốc được dùng để điều trị mụn cóc sinh dục trong thai kỳ. Phần lớn các loại thuốc chỉ được kê trước khi mang thai hoặc sau khi mang thai và hầu hết chúng đều có chứa steroid. Các loại thuốc an toàn khi mang thai để điều trị mụn cóc HPV có thể khó tìm. Các bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn dựa trên tình trạng thực tế của mẹ bầu.
Những điều không nên làm
Dưới đây là một số điều bạn không nên thực hiện:
Cố gắng tìm cách nặn những mụn cóc nàyTự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩSử dụng các loại kem bôi có chứa steroidSử dụng nước đá để loại bỏ mụn cóc.Biến chứng bà bầu có thể gặp khi bị mụn cóc sinh dục
Việc phát hiện mình bị nổi mụn cóc sinh dục sẽ khiến bạn vô cùng lo lắng, luôn tự hỏi liệu tình trạng này có thể gây biến chứng cho mình và bé cưng hay không. Câu trả lời là có, mặc dù rất hiếm:
Virus có thể truyền sang cho béQuá trình sinh con diễn ra đau đớn hơn do virus là suy yếu hệ miễn dịch của bạnTăng nguy cơ sinh nonTrẻ sinh ra có thể có hệ miễn dịch yếu hơn so với những đứa trẻ khác. Tình trạng này có thể cải thiện khi trẻ lớn hơn nhưng đôi khi bé cần được chăm sóc y tế.Làm thế nào để tránh bị mụn sinh dục trong thai kỳ?
Mụn cóc sinh dục thường lây nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, bạn cần:
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ lây lanThường xuyên đi xét nghiệm HPVTiêm ngừa vaccine HPV nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh mụn cóc sinh dục, mụn cóc thông thường, sùi mào gà, u mềm lây…Không tiếp xúc với các sẩn ngứa, vết loét, u nhú… trên da của người khácTích cực điều trị trong thời gian mang thai để giảm nguy cơ lây nhiễm virus cho trẻ.
Virus HPV rất dễ lây, nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh này, hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh để bảo vệ cho chính mình và người thân. Nếu phát hiện mắc bệnh trong thai kỳ, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt và tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hoặc kem bôi nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Theo Hellobacsi.
"Yêu" cuồng nhiệt đến mấy nếu thấy những dấu hiệu này cần đến viện ngay lập tức
Tình trạng này gây ra cơn đau sinh dục tái phát hoặc kéo dài liên quan đến quan hệ tình dục, có thể xảy ra ở cả nam và nữ.
1. Đau âm đạo khi "quan hệ"
Đây là một tình trạng khá phổ biến. Nó thường gây đau đớn ngày từ khi mới giao hợp. Cần tiến hành kiểm tra sức khỏe chuyên sâu xác định nguyên nhân của tình trạng này là do kết cấu xương chậu, tâm lý, khô âm đạo,... để có những phương pháp điều trị thích hợp.
2. Đau dai dẳng khi giao hợp
Tình trạng này gây ra cơn đau sinh dục tái phát hoặc kéo dài liên quan đến quan hệ tình dục, có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Nguyên nhân gây ra bởi nhiều yếu tố cả về y tế, thể chất và tâm lý. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ của các cặp đôi. Để giúp giảm đau, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng chất bôi trơn có gốc silicone và giảm sử dụng thuốc kháng histamine có thể làm khô các mô âm đạo. Nếu vẫn cảm thấy đau, hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ tiết niệu để được thăm khám và điều trị.
3. Xuất tinh sớm
Tình trạng này liên quan đến xuất tinh không chủ định ngay trước hoặc ngay sau khi giao hợp. Trung bình, quý ông xuất tinh sau khi bắt đầu giao hợp khoảng 4 phút, vì vậy đừng quá lo lắng nếu bạn nằm trong ngưỡng bình thường này. Nếu quý ông liên tục xuất tinh ngay lập tức sau khi bị kích thích, hãy gặp chuyên gia trị liệu tình dục để được tư vấn và điều trị.
4. Khô âm đạo
Vấn đề tình dục cực kỳ phổ biến này thường không được giải quyết ở hầu hết phụ nữ. Theo các chuyên gia tình dục học, khô âm đạo có thể do cho con bú, thay đổi nội tiết tố khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh hoặc tác dụng phụ của thuốc. Nồng độ estrogen thấp xảy ra khi phụ nữ cho con bú đều đặn, điều này có thể làm giảm sự bôi trơn âm đạo. Những thay đổi nội tiết tố ở thời kỳ tiền mãn kinh cũng làm giảm sự bôi trơn và làm mỏng các mô âm đạo.
5. Đau do thâm nhập sâu
Nguyên nhân chính của tình trạng này là cổ tử cung bị tác động trong khi giao hợp và phổ biến hơn khi thử nghiệm ở 1 số tư thế quan hệ tình dục mới lạ. Tùy thuộc vào sự kích thích và vị trí mà cảm giác đau ít hay nhiều ở mỗi lần quan hệ tình dục.
6. Lạc nội mạc tử cung
Cảm giác đau này xuất hiện ở sâu bên trong khu vực vùng chậu. Có khoảng 11% phụ nữ trên thế giới gặp phải trường hợp này, và đến bây giờ các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể.
7. Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng tử cung và vòi trứng, thường gây ra bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chlamydia hoặc lậu, nhưng cũng có khả năng gây ra bởi các vi khuẩn khác. Nếu không được điều trị, PID có thể dẫn đến mang thai ngoài tử cung hoặc vô sinh, vì nó có thể để lại mô sẹo bên trong và bên ngoài ống dẫn trứng, ngăn chặn trứng đi vào tử cung.
8. Tắc nghẽn động mạch
Mặc dù rối loạn cương dương là một trong những nguyên nhân ngăn chặn sự cương cứng, nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất. Tắc nghẽn động mạch cũng có thể là 1 trong những nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng tới lưu lượng máu vận chuyển đến các khu vực khác của cơ thể, bao gồm cả "cậu nhỏ".
9. Đau hoặc ngứa âm đạo
Nếu bạn đang bị ngứa hoặc cảm giác nóng rát ở âm đạo thì nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng nấm men hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn, cần được bác sĩ điều trị. Nhiễm trùng nấm men xảy ra khi nấm candida mất cân bằng, có thể là do bất cứ sự thay đổi nào ở nội tiết tố: thụt rửa âm đạo quá sâu và thậm chí là các tình trạng sức khỏe khác như hệ thống miễn dịch hoặc bệnh tiểu đường suy yếu.
10. Khó đạt cực khoái
Theo Mary Jane Minkin, Giáo sư lâm sàng của tại Đại học Yale cho rằng, rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng này. Nếu các kích thích được áp dụng mà vẫn không thoát khỏi tình trạng này, có thể là do tác dụng phụ của thuốc, ví dụ thuốc chống trầm cảm làm giảm khả năng nhận cực khoái.
11. Gãy dương vật
Loại chấn thương này mặc dù không phổ biến nhưng nó vẫn là mối lo sợ hàng đầu của các quý ông. Nguyên nhân có thể do chuyển động đột ngột làm cong dương vật quá nhiều hoặc thủ dâm ở nơi bị uốn cong quá mạnh. Nếu điều này xảy ra, các chuyên gia khuyên bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
12. Mụn cóc sinh dục
Mụn cóc sinh dục có thể gây ung thư cổ tử cung, cũng như ung thư miệng và hậu môn, vì vậy tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt là vô cùng lớn. Nếu bạn hoặc đối tác xuất hiện tình trạng này, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị.
Theo Dân việt
Suy giảm sinh lý nữ: Hãy "lắng nghe" cơ thể mình! Vào tuổi sau 40, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rất quan trọng về mặt sinh học. Sự suy giảm các hormone sinh dục sẽ kéo theo các nguy cơ mắc các bệnh tật "đặc thù" của thời kỳ mãn kinh, như: suy giảm trí nhớ, loãng xương, đái thao đường, thấp khớp, u xơ buồng trứng, ung thư vú,...