Phát hiện bất ngờ về hiện tượng sương giá trên đỉnh núi lửa của Sao Hỏa
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Geoscience ngày 10/6, các nhà khoa học đã phát hiện sương giá vào sáng sớm trên đỉnh của những ngọn núi lửa khổng lồ trên Sao Hỏa.
Khám phá bất ngờ này về hiện tượng phân tán nước trên Hành tinh Đỏ có thể rất quan trọng đối với các sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa của con người trong tương lai.
Phát hiện sương giá vào sáng sớm trên đỉnh của những ngọn núi lửa khổng lồ trên Sao Hỏa. Ảnh: ESA
Các nhà khoa học đã ghi nhận hiện tượng lý thú này qua hình ảnh được chụp từ tàu thăm dò Trace Gas của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Những ngọn núi lửa khổng lồ nằm ở cao nguyên Tharsis rộng tới 5000 km gần xích đạo sao Hỏa. Những núi lửa này đã tắt hàng triệu năm nay. Nổi bật trong số đó có ngọn núi lửa lớn nhất trong hệ Mặt Trời, Olympus Mons, cao gần gấp 3 lần đỉnh Everest.
Video đang HOT
Nhà khoa học Adomas Valantinas tại Đại học Brown (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu cho biết việc phát hiện sương giá tại khu vực xung quanh đường xích đạo của sao Hỏa là hoàn toàn tình cờ và ngoài dự kiến. Theo ông, giới khoa học cho rằng sương giá không thể hình thành xung quanh xích đạo của sao Hỏa vì khu vực này nhiều ánh sáng Mặt Trời và khí quyển mỏng, do đó nhiệt độ tương đối ấm áp – không giống như trên Trái Đất, nơi sương giá có thể hình thành trên những đỉnh núi cao. Ngoài ra, trong bầu khí quyển gần xích đạo sao Hỏa rất ít nước, do đó ít khả năng xảy ra hiện tượng ngưng tụ hơi nước.
Nhà khoa học Frederic Schmidt tại Đại học Paris-Saclay (Pháp) – đồng tác giả nghiên cứu – cho biết các tàu thăm dò vũ trụ trước đây đã quan sát thấy hiện tượng sương giá ở những vùng ẩm hơn trên sao Hỏa, đáng chú ý là các đồng bằng phía Bắc.
Tàu thăm dò Trace Gas đã chụp được ảnh khi những tia sáng đầu tiên của Mặt Trời chiếu qua đỉnh các ngọn núi lừa. Qua ảnh, các nhà khoa học nhìn thấy một lớp đọng màu xanh da trời lấp lánh, một lớp kết cấu đặc biệt chỉ nhìn thấy được vào sáng sớm và trong mùa lạnh. Theo ESA, lớp băng này chỉ mỏng bằng một sợi tóc và tồn tại trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, ESA ước tính có khoảng 150.000 tấn nước – tương đương 60 bể bơi tiêu chuẩn Olympic – trong sương giá hình thành hằng ngày trên đỉnh các ngọn núi lửa Olympus Mons, Arsia Mons, Ascraeus Mons và Ceraunius Tholus.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sương giá hình thành do một hiện tượng khí hậu bên trong miệng núi lửa. Theo đó, gió thổi mạnh dọc theo sườn núi lửa mang không khí tương đối ẩm từ gần bề mặt lên cao, nơi khí ẩm ngưng tụ thành sương giá. Nhà khoa học Nicolas Thomas cho biết giới khoa học đã quan sát được hiện tượng này trên Trái Đất cũng như các khu vực khác trên Sao Hỏa.
Theo ESA, việc mô hình hóa cách thức hình thành sương giá có thể giúp các nhà khoa học khám phá thêm những bí mật của Hành tinh Đỏ như nơi có nước tồn tại và sự di chuyển của nước giữa các hồ chứa. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các sứ mệnh đưa con người lên sao Hỏa trong tương lai.
NASA phát hiện Sao Hỏa từng có khí hậu thuận lợi cho sự sống
Theo một nghiên cứu mới công bố ngày 9/8, xe tự hành Curiosity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện bằng chứng đầu tiên cho thấy Sao Hỏa từng có khí hậu đan xen giữa mùa khô và mùa mưa tương tự như ở Trái Đất.
Điều này cho thấy 'Hành tinh Đỏ' khả năng từng là môi trường thích hợp cho sự sống.
Tàu đổ bộ InSight chuẩn bị hạ cánh xuống bề mặt Sao Hỏa, tháng 11/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Hàng tỷ năm trước, các dòng sông và hồ rộng lớn được cho là đã trải dài trên bề mặt Sao Hỏa trước khi hóa thành sa mạc khô cằn như hiện nay. Những bằng chứng đầu tiên được tìm thấy kể từ năm 2012, sau khi xe tự hành Curiosity đã khám phá ra miệng núi lửa Gale khổng lồ - nơi trước đây được cho là có một hồ nước và một núi trầm tích khổng lồ cao gần 6 km ở ngay trung tâm.
Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature, khi leo lên sườn núi trầm tích vào năm 2021, xe tự hành Curiosity đã tìm thấy các mỏ muối hình lục giác trong đất có niên đại gần 4 tỷ năm trước và xác định đây là những vết nứt trên nền đất bùn khô - dấu hiệu của một hồ nước đã bị cạn. Theo ông William Rapin, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và là tác giả chính của nghiên cứu, đây chính là bằng chứng hữu hình đầu tiên cho thấy Sao Hỏa có khí hậu theo chu kỳ. Việc các mùa mưa và mùa khô diễn ra thường xuyên giống như ở Trái Đất cho thấy Sao Hỏa có thể có các điều kiện cần thiết để hình thành sự sống.
Xe tự hành Curiosity đã phát hiện ra sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ được coi là nền tảng của sự sống trên Sao Hỏa. Tuy nhiên, các hợp chất này cần những điều kiện thích hợp để trở thành tiền thân của sự sống. Ông Rapin giải thích trong thế giới quá khô hạn, những phân tử này không bao giờ có cơ hội hình thành. Nếu Sao Hỏa từng có sự sống, thì đó có thể là những vi sinh vật đơn bào nguyên thủy.
Ông Ashwin Vasavada, chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA chia sẻ trong suốt hơn 11 năm, các nhà nghiên cứu đã miệt mài tìm kiếm các bằng chứng cho thấy Sao Hỏa thời cổ đại có thể là môi trường hỗ trợ sự sống của vi sinh vật nhờ xe tự hành Curiosity. Giờ đây, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về các điều kiện có thể đã thúc đẩy nguồn gốc của sự sống. Theo chuyên gia này, việc phát hiện ra địa hình cổ đại như vậy không bao giờ có thể thực hiện được trên Trái Đất, nơi các mảng kiến tạo liên tục xáo trộn bề mặt và làm mất những dấu vết còn sót lại của quá khứ. Do đó, việc nghiên cứu Sao Hỏa - nơi không có các mảng kiến tạo - có thể giúp các nhà khoa học giải quyết bí ẩn về cách thức sự sống bắt đầu hình thành trên "Hành tinh xanh" của chúng ta.
Lần đầu tiên con người ở Trái Đất có thể xem Sao Hỏa trực tiếp Ngày 2/6, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ phát trực tuyến trên YouTube một giờ những hình ảnh trực tiếp đầu tiên từ Sao Hỏa. Miệng núi lửa Belva trên Sao Hỏa. Ảnh: NASA Theo hãng tin Reuters, sự kiện này nhằm kỷ niệm 20 năm ngày ra mắt tàu Mars Express của ESA - sứ mệnh chụp ảnh 3D bề...