Phát hiện bản đồ lâu đời nhất thế giới mô tả các vì sao của Hipparchus
Các nhà khoa học phát hiện ra tấm bản đồ lâu đời nhất thế giới về những vì sao do nhà thiên văn học Hy Lạp cổ đại Hipparchus biên soạn vào khoảng năm 129 trước Công nguyên.
Tấm bản đồ các vì sao ẩn dưới những dòng chứ viết trên giấy da cổ đại là phát hiện gây bất ngờ cho các nhà khoa học trong thời gian gần đây.
Bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích hình ảnh, nhóm nghiên cứu có thể quay ngược lại thời gian, nhìn ra vô số thông tin thiên văn cổ đại trên tấm bản đồ.
Tấm bản đồ mô tả các vì sao do nhà thiên văn Hy lạp cổ đại Hipparchus biên soạn vào khoảng năm 129 trước Công nguyên. Được biết, bản đồ ẩn dưới những dòng chữ viết trên giấy da có tên gọi là Codex Climaci Rescriptus. Tấm giấy da cổ đại đã cạo đi và tái sử dụng trong nhiều thế kỷ nhưng gần đây các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra hình ảnh về bản đồ thiên văn. Tấm giấy da bảo quản tại Tu viện St Catherine trên Bán đảo Sinai, Ai Cập.
Video đang HOT
Bằng cách sử dụng hình ảnh đa quang, hoạt động giống như một hệ thống tia X để nhìn xuyên văn bản, các nhà nghiên cứu đã chụp tất cả 42 trang ở các bước sóng ánh sáng khác nhau. Họ cũng sử dụng các thuật toán máy tính để tìm kiếm sự kết hợp các tần số giúp tăng cường phát hiện nội dung ẩn.
Một số văn bản lịch sử gọi Hipparchus là ‘cha đẻ của thiên văn học’. Không có nhiều thông tin về nhà thiên văn học Hipparchus, chỉ biết ông sinh ra ở Nicea, thành phố vùng Bithynia, thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Sau này ông qua đời ở Rhodes.
Nhà thiên văn học Hy Lạp cổ đại đã viết về vũ trụ nhưng tài liệu lưu trữ không còn nhiều, chủ yếu là bị thất lạc. Cho đến khi tìm thấy bản đồ này, bản đồ sao lâu đời nhất do nhà thiên văn học Claudius Ptolemy tập hợp lại vào thế kỷ thứ hai sau Công nguyên, ba thế kỷ sau Hipparchus.
Peter Williams, một chuyên gia về ngôn ngữ Hebrew tại Đại học Cambridge, Anh, là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết ông rất phấn khích với phát hiện mới nên đã liên hệ với nhà sử học Victor Gysembergh để dịch đoạn văn, tìm ra tọa độ, kinh độ, vĩ độ của chòm sao trong bản đồ.
Victor Gysembergh chắc chắn đây là bản đồ lâu đời nhất mô tả các ngôi sao. Kết luận đưa ra dựa vào đặc trưng trong một số dữ liệu thể hiện, độ chính xác của các phép đo phù hợp với vị trí của các ngôi sao tồn tại cách đây 2.000 năm.
Tiểu hành tinh kích cỡ "cá voi xanh" tiến gần Trái đất vào thứ Sáu
Tiểu hành tinh với tên gọi 2015 FF, đường kính ước tính từ 13m đến 28m (tương đương chiều dài cơ thể của một con cá voi xanh trưởng thành), sẽ phóng qua Trái đất với tốc độ 33.012 km/h.
NASA cho biết, ở gốc độ tiếp cận gần nhất, tiểu hành tinh 2015 FF di chuyển với tốc độ gấp 27 lần tốc độ âm thanh. Nó sẽ tiến đến cách Trái đất khoảng 4,3 triệu km, gấp hơn 8 lần khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trăng. Theo tiêu chuẩn vũ trụ, đây là một biên độ nhỏ.
NASA gắn cờ "vật thể gần Trái đất" với bất kỳ vật thể không gian nào bay cách Trái đất trong vòng 193 triệu km. Những vật thể chuyển động nhanh trong phạm vi 7,5 triệu km sẽ được phân loại là "có khả năng nguy hiểm". Các nhà thiên văn học sẽ theo dõi sát sao những vật thể bị gắn cờ, tìm kiếm sự sai lệch so với quỹ đạo dự đoán của chúng - giả dụ như khả năng va chạm bất ngờ với một tiểu hành tinh khác có thể khiến những vật thể này gây ra vụ va chạm với Trái đất.
Tiểu hành tinh 2015 FF với kích cỡ "cá voi xanh" sẽ tiến gần Trái đất vào thứ Sáu tuần này. Ảnh: Live Science
NASA đã biết và theo dõi về vị trí, quỹ đạo của khoảng 28.000 tiểu hành tinh, lập bản đồ bằng Hệ thống cảnh báo cuối cùng về tác động trên mặt đất của tiểu hành tinh (ATLAS) - một loạt 4 kính viễn vọng có thể thực hiện quét toàn bộ bầu trời buổi tối ngay sau 24 giờ.
Kể từ khi ATLAS trực tuyến vào năm 2017 đã phát hiện hơn 700 tiểu hành tinh gần Trái đất và 66 sao chổi. Hai trong số các tiểu hành tinh được phát hiện bởi ATLAS là 2019 MO và 2018 LA đã thực sự va vào Trái đất, gây ra vụ nổ trước đó ngoài khơi bờ biển phía nam Puerto Rico và vụ rơi tiếp theo gần biên giới Botswana - Nam Phi. Nhưng may mắn là các tiểu hành tinh này rất nhỏ và không gây ra bất kỳ tác hại nào.
Theo Live Science, tất cả các vật thể gần Trái đất đã được NASA ước tính quỹ đạo từ đầu thế kỷ trước. Theo đó, Trái đất sẽ không phải đối mặt với bất kỳ mối nguy hiểm xác định nào từ một vụ va chạm với tiểu hành tinh trong vòng 100 năm tới.
Mặc dù vậy, các nhà thiên văn học vẫn không ngừng tìm kiếm khả năng sai lệch về quỹ đạo của vật thể không gian. Thực tế cho thấy, trong lịch sử xảy ra rất nhiều tác động tàn phá của tiểu hành tinh với Trái đất.
Vào tháng 3 năm 2021, một thiên thạch có kích thước bằng quả bóng bowling đã phát nổ ở Vermont (một tiểu bang ở vùng New England, Mỹ) với sức mạnh tương đương 200 kg thuốc nổ TNT. Vào năm 2013, ở gần thành phố Chelyabinsk - miền trung nước Nga cũng xảy ra sự kiện thiên thạch Chelyabinsk va vào bầu khí quyển, tạo ra một vụ nổ tương đương khoảng 400 đến 500 kiloton TNT, gấp khoảng 26 đến 33 lần năng lượng do quả bom Hiroshima phóng ra. Những quả cầu lửa dội xuống thành phố và các khu vực xung quanh, làm hư hại các tòa nhà và làm bị thương khoảng 1.200 người.
11 địa điểm được Google Maps 'giấu kín' Có những địa điểm mà bạn tìm kiếm trên Google Maps cũng vô ích, vì lý do nào đó, có thể là theo yêu cầu của các quốc gia hoặc tổ chức có lãnh thổ có các vị trí này (đảo, tòa nhà, các phần đất,...). Theo đó, việc đặt chúng dưới dạng hình ảnh công khai trên Google Maps bị nghiêm cấm....
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đột nhập cửa hàng bánh kẹo, 2 tên trộm có hành động khiến nhiều người sốc nặng

Cô gái câu được con cá mú khổng lồ nặng 264kg trên biển

108 "cây thần linh" nghìn năm tuổi ở Lâm Đồng được công nhận cây di sản

Nước biển ở Hạ Long màu đỏ phát ánh sáng xanh trong đêm, chuyên gia nói gì?

Tìm thấy 2 loài nấm có khả năng phát sáng, thuộc diện kỳ bí nhất thế giới

Trái Đất từng mưa không ngừng trong 2 triệu năm, dẫn tới điều này

Vì sao vẫn chưa tìm thấy hài cốt trong xác tàu Titanic?

Mua lại căn nhà bỏ hoang, người đàn ông phát hiện ra bí mật kinh hoàng

Con trâu được trả 30 tỷ đồng, người đàn ông quyết không bán

Đài quan sát Nam Cực phát hiện tín hiệu "kỳ lạ nhất vũ trụ"

Kỳ lạ "khu chợ ma" ở châu Á: Đêm mở, sáng đóng, có người kiếm gần 300 triệu/tháng

Biệt phủ được xây dựng suốt 12 năm bị yêu cầu phá dỡ gấp
Có thể bạn quan tâm

HLV Kim Sang-sik 'quay xe', triệu tập Công Phượng lên tuyển Việt Nam
Sao thể thao
17:43:10 22/05/2025
Phim của Lý Hiện nhận phản ứng dữ dội vì tình tiết gây sốc
Hậu trường phim
17:31:46 22/05/2025
Kiểu váy 2 dây được bạn gái Hiệp Gà tích cực lăng xê
Phong cách sao
17:04:28 22/05/2025
TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá
Tin nổi bật
16:40:43 22/05/2025
Cuộc trốn chạy của 2 thiếu nữ bị ép chiều chuộng khách đến hát karaoke
Pháp luật
16:37:39 22/05/2025
Yếu tố kinh tế đằng sau quyết định dừng trừng phạt Nga của Tổng thống Trump
Thế giới
16:37:08 22/05/2025
Đi Ấn Độ một mình, cô gái Hàn tự đưa mình vào cảnh cười muốn nội thương
Netizen
16:20:08 22/05/2025
'Bộ 5 siêu đẳng cấp' và sự trở lại của ảnh đế Yoo Ah In trong bom tấn siêu nhiên chưa từng thấy
Phim châu á
15:44:21 22/05/2025
Toyota ra mắt mẫu RAV4 tích hợp hệ thống phần mềm mới
Ôtô
15:28:00 22/05/2025
Honda lập kỷ lục về doanh số với hơn 20 triệu chiếc xe máy bán ra trong một năm
Xe máy
15:27:04 22/05/2025