Phát hiện 44 gen trầm cảm – và ai trong chúng ta cũng có
Các nhà khoa học đã phát hiện 44 yếu tố nguy cơ di truyền của bệnh trầm cảm – gấp 3 lần số lượng các mắt xích ADN đã được xác định trước đây đối với rối loạn này.
Trong một nỗ lực toàn cầu để làm sáng tỏ nguyên nhân hàng đầu gây mất sức lao động ở Mỹ, 200 nhà nghiên cứu từ Anh, Mỹ và Úc đã phát hiện ra rằng tất cả chúng ta đều mang một số nguy cơ di truyền của bệnh trầm cảm.
Nghiên cứu cũng thấy các thuốc chống chống trầm cảm hiện nay thực sự nhắm vào đúng vào một số biến thể di truyền – mặc dù hoàn toàn là do tình cờ.
Việc khám phá ra rất nhiều gen mới chung cho mọi người là một bước đột phá trong sự phát triển các liệu pháp mới, trúng đích hơn cho căn bệnh này.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 350 triệu người trên toàn thế giới đang phải vật lộn với căn bệnh trầm cảm.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra 44 gen mới của bệnh trầm cảm, cho thấy bất cứ ai cũng có thể bị bệnh
Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên toàn thế giới, và ở Mỹ, có hơn 16 triệu người mắc bệnh.
Rối loạn sức khỏe tâm thần đang trở nên phổ biến hơn, nhưng khoa học vẫn đang tụt hậu sau sự lây lan của bệnh, khiến cho hàng triệu người phải tìm kiếm phương pháp điều trị.
Sự thiếu hiệu quả của thuốc phần lớn là do chúng ta còn ít biết về nguyên nhân và sinh lý trầm cảm – giống như nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới này là một “bước tiến lớn về phía trước” theo đúng hướng, như nhận định của Patrick Sullivan, chuyên gia về di truyền học và tâm thần tại Đại học Bắc Carolina.
Video đang HOT
Sự tồn tại của 44 yếu tố nguy cơ di truyền của trầm cảm cũng xác nhận rằng căn bệnh này thực sự có thể tấn công bất cứ ai.
Phát hiện cung cấp bằng chứng quan trọng cho thấy hầu hết chúng ta mang gen yếu tố nguy cơ trầm cảm, vì vậy ý kiến cho rằng người bị trầm cảm “khác chúng ta” về mặt nào đó là hoàn toàn không đúng.
Các nhà nghiên cứu đã đánh giá ADN của 135.000 người bị trầm cảm và 344.000 người đối chứng không bị bệnh này.
Họ phát hiện ra rằng, về mặt di truyền, tất cả mọi người đều nằm trong một “phổ” nguy cơ trầm cảm.
Tất cả chúng ta đều có thể thừa kế một số yếu tố nguy cơ trầm cảm nào đó, nhưng tùy thuộc vào việc chúng ta rơi vào đoạn nào trong phổ này và những gì xảy ra với chúng ta trong suốt cuộc đời, chúng ta có thể có hoặc không phát triển bệnh trầm cảm.
Nhưng tất cả mọi người đều nằm ở đâu đó trong dải phổ này.
Cần lưu ý là mặc dù nghiên cứu rất lớn, nhưng nó chỉ dựa trên “các đối tượng người Âu và Âu-Mỹ”.
“Cần nhắc lại nghiên cứu này trên nhiều quân thế sắc tố lớn hơn”, bao gồm cả người châu Phi và Trung Quốc.
Theo các tác giả, nghiên cứu mới cho phép chấm điểm nguy cơ di truyền bằng cách xem xét toàn bộ bộ gen để tính toán nguy cơ chung cho bệnh trầm cảm và có thể áp dụng theo cách chưa từng thấy trước đây.
Vẫn còn một chặng đường dài trước khi biến những hiểu biết này thành điều trị trúng đích, nhưng việc thừa nhận những tác động kép của di truyền và môi trường sẽ đóng vai trò then chốt.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Tâm sự nghẹn lòng của con về căn bệnh trầm cảm của bố
Năm 2015, bố mắc bệnh trầm cảm. Hồi đầu, mẹ, anh trai, chị gái và tôi đều cho rằng bố chỉ là nhất thời nghĩ không thông, rồi mọi chuyện sẽ tốt lên.
Không ngờ, nửa năm trôi qua, bệnh trạng của bố không những không tiến triển tốt mà còn trở nên xấu hơn. Bố trở nên trầm mặc, không nói, khuôn mặt không biểu lộ tình cảm, dần dần, bố thích tách xa khỏi mọi người sống đơn độc, không muốn chuyện trò với bất cứ ai, thậm chí bố thích nhốt mình trong một căn không ánh đèn...Mẹ hỏi bố đang nghĩ gì thì bố chỉ trả lời duy nhất một câu "Tôi không nghĩ gì cả".
Những ngày buồn nối tiếp nhau
Buổi tối là khoảng thời gian khủng khiếp nhất đối với bố bởi những cơn mất ngủ hồi đầu giờ đã khiến buổi đêm trở nên dài vô tận. Bố trở mình suốt đêm mà không sao ngủ được. Mẹ hỏi bố đang nghĩ gì thì bố vẫn trả lời duy nhất một câu đó. Chúng tôi đều cho rằng chắc bố không nghĩ gì, có lẽ chỉ uống vài viên thuốc ngủ là sẽ khá hơn.
Nỗi khổ đó chỉ bản thân họ biết và có lẽ mỗi bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm đều sống trong thể giới riêng của mình (Ảnh minh họa)
Dần dần mẹ phát hiện thấy bố luôn tỏ ra khó khăn khi đối mặt với một chuyện dù là rất nhỏ và luôn nghĩ nó theo chiều hướng xấu nhất, điều này vô hình chung gia tăng sự lo lắng trong bố. Bố là bác sĩ có tiếng trong thôn, kinh nghiệm bao năm làm bác sĩ khiến ông đức cao vọng trọng. Nhưng sự thay đổi về tâm lý này khiến bố mất tự tin vào khả năng nhạy cảm của mình, thậm chí bố luôn liên kết những hành vi của mình với những kết quả tồi tệ nhất.
Ví dụ, có phải đã tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhân, chẩn đoán sai bệnh cho ai đó, có phải bệnh của họ nặng hơn... hình thành sự đối chiếu giữa sự nghi ngờ trong tâm và sự cứng nhắc bề ngoài và chính sự lo lắng trong tâm đó mới chính là ngọn lửa đốt cháy họ. Nỗi khổ đó chỉ bản thân họ biết và có lẽ mỗi bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm đều sống trong thể giới riêng của mình.
Đến tháng 10 thì bệnh tình của bố đã phát triển đến mức trầm trọng. Là người luôn ở bên cạnh bố, mẹ là người hiểu rõ nhất bệnh tình của bố. Bố trầm lặng, thích được ở một mình, không giao lưu với bất kỳ ai, những cơn mất ngủ triền miên khiến thể trạng bố suy nhược nhanh chóng, da dẻ lão hóa, táo bón...bố dần trở nên vô cảm với tất cả mọi thứ. Tất cả những biểu hiện này trái ngược hoàn toàn với bố trước đây.
Hồi đó, tôi và anh trai đang sống trên Hà Nội. Khi biết mình không thể chống cự được nữa, bố muốn lên Hà Nội sống với chúng tôi một thời gian. Sau này bố bảo, thời gian đó bố cảm thấy mình như sắp điên đến nơi, ông rất nhớ chúng tôi, ông bảo, ở bên chúng tôi ông mới thực sự cảm thấy thoải mái và an toàn.
Khi bố mẹ lên Hà Nội chúng tôi phát hiện ra rằng bệnh tình của bố đã rất nghiêm trọng vì thời gian trì hoãn quá lâu. Chúng tôi không biết trầm cảm cũng là một loại bệnh, nếu bản thân tự điều tiết tốt thì không coi là "bệnh". Bác sĩ bảo, thần kinh của bố bị tổn thương, rất khó hồi phục lại như ban đầu. Ý chí của bố cũng không còn mạnh mẽ như trước nữa, ông rất yếu đuối và nhạy cảm. Mẹ buồn lắm, bà khóc rất nhiều. Nhìn thân hình gầy gò, khô đét của mẹ chúng tôi không sao kìm nổi nước mắt.
Tất cả chúng tôi đều thấy buồn khi biết rằng bố sẽ không thể hồi phục được như trước, bố sẽ không còn biết đến cảm giác của hạnh phúc nữa rồi. Ngày mẹ đưa bố lên Hà Nội, tôi đang là nghiên cứu sinh. Tôi đã thuê một căn phòng có hai buồng, mặc dù trông nó hơi tuyềnh toàng nhưng như vậy tôi sẽ được ở bên bố mẹ, hàng ngày có thể ăn những món ăn mẹ nấu, có thể trò chuyện về gia đình cùng bố.
Thời tiết mới đầu thu không lạnh lắm, nhiệt độ trong phòng vẫn khá ấm áp. Đợi đến mùa đông, khi những chiếc lá bị cơn gió mùa đông bắc thổi bay, cái lạnh mới kéo vào phòng. Mùa đông đến khiến căn bệnh viêm ruột thừa của mẹ lại tái phát, cứ ăn xong là lại nôn thốc nôn tháo, mấy lần phải đi bệnh viện, thời gian đó, bệnh tim của mẹ cũng dở chứng mấy lần. Đó là khoảng thời gian vô cùng khó khăn với chúng tôi.
Một tia sáng hé mở
Thời gian đó tôi thường xuyên lên mạng, xem tivi hoặc đọc các bài viết về căn bệnh trầm cảm. Thời gian rảnh, tôi đến các trung tâm tâm lý chuyên điều trị căn bệnh này để tìm hiểu. Thao tác chủ yếu của họ là dùng ngôn ngữ để "trao đổi thông tin". Đầu tiên là họ tìm hiểu về bệnh tình của bố và quá trình phát triển, sau đó đưa ra một số câu hỏi để tiến hành tư vấn tâm lý, cảm xúc cho bệnh nhân. Thuốc thường đóng vai trò hỗ trợ, "tiềm năng" ý chí của bệnh nhân hay còn gọi là "đi tìm" ý chí bản thân hoặc sự hồi phục yếu tố điều khiện giá trị mới là yếu tố quan trọng của quá trình điều trị.
Tôi phải kiên cường sống vì bố mẹ và vì ước mơ chưa hoàn thành
Trong vòng hơn 1 tháng, với sự trợ giúp của thuốc và sự quan tâm của mọi người, bệnh tình của bố có những tiến triển rõ rệt, sắc mặt trở nên tươi tắn, hồng hào hơn. Thấy việc học của tôi khá bận, trời lại lạnh, bệnh tình cũng có chuyển biến nên bố quyết định về quê. Trên đường tiễn bố mẹ ra bến xe, tôi giúi vào tay mẹ hơn 2 triệu tiền lương vừa lĩnh. Mẹ nhất định không nhận vì biết tôi sống cũng không dư giả gì. Tôi một mực bắt mẹ phải cầm. Đứa con bất hiếu này giờ chỉ làm được có vậy. Mẹ khóc khiến tim tôi nhói đau.
Tiễn bố mẹ lên xe, dõi theo thân hình đang ngày một già nua của hai người, nước mắt tôi lại trực tuôn rơi. Trên đường về, tôi nghĩ mình phải kiên cường tiếp tục sống, vì bố mẹ và vì ước mơ chưa hoàn thành. Bố, con cũng mong bố sẽ kiên cường, dần tìm lại ý chí đã mất, vì bản thân bố, vì mẹ và vì cả gia đình mình.
Theo GĐVN
Nguyên nhân người phụ nữ khỏa thân tử vong trong ao cá Qua công tác điều tra ban đầu, công an xác định, chị N tử vong trong ao cá là do tự tử. Ngày 1.4, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã có thông tin chính thức về vụ việc người phụ nữ tử vong không mặc quần áo trong ao cá của gia đình ở khu vực. Nạn nhân là chị...