Phát hiện 400 di vật khảo cổ
Hơn 400 di vật khảo cổ được phát hiện, chủ yếu là đồ đá người cổ Ngườm Hầu, có niên đại cách ngày nay khoảng từ 4.000 đến 4.200 năm ở Tuyên Quang.
Quá trình khai quật hang Ngườm Hầu , Đoàn khảo cổ của Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang thu thập được hơn 400 di vật khảo cổ, chủ yếu là đồ đá người cổ Ngườm Hầu, có niên đại cách ngày nay khoảng từ 4.000 đến 4.200 năm.
Lớp vỏ ốc khai quật tại hang Ngườm Hầu
Ngườm Hầu là một hang rộng khoảng 30 m2, nằm trên sườn dãy núi đá vôi và cao khoảng 8 mét, thuộc địa phận thôn Nà Lộc, xã Thanh Tương, huyện Na Hang. Đường lên hang thuận tiện, bề mặt hang khá bằng phẳng, phần lớn diện tích lòng hang nhận được ánh sáng tự nhiên, thuận tiện cho con người cư trú.
Kết quả khai quật ban đầu cho thấy, dấu tích của người tiền sử được tìm thấy ở hầu khắp diện tích hang, với 2 lớp văn hóa phát triển trực tiếp lên nhau, không có lớp phân cách. Đó là lớp văn hóa sớm, nằm ở phía dưới dày gần 1m và lớp văn hóa muộn dày gần 20 cm. Tại các lớp văn hóa này đều có nhiều công cụ lao động đặc trưng của người cổ Ngườm Hầu. Hầu hết các lớp văn hóa đều tìm thấy dấu vết của bếp lửa, với lớp than tro mỏng, đất đỏ cháy. Ngoài ra, Đoàn khảo cổ còn phát hiện được một ngôi mộ, được đánh dấu bằng 14 tảng đá xếp theo một chiều dài hơn 1,6m.
Theo ANTD
Đại "tiệc lửa" trong tiết xuân lạnh cóng
Ánh lửa hồng như có sức hút lạ kỳ, bất kể ai nhìn thấy cũng sà vào hua những đôi bàn tay để lấy lại cảm giác.
Tết. Hà Nội lạnh khiến nhiều người ngại ra đường, song việc đi chúc Tết lẫn nhau đã thành tục nên cũng không đành ngồi ở nhà trong ba ngày Tết...
Tết. Ở vùng cao lạnh buốt thấu da thịt. Lạnh cứng tay nhưng vẫn thăm đi chúc Tết nhau. Thay vì ngồi mâm cỗ hay nhâm nhi chén rượu vang chát như ở miền xuôi, đồng bào miền núi đến nhà thăm hỏi nhau bên ánh lửa ấm áp trong gian bếp sum vầy. Hơi ấm bên lửa làm cho câu chuyện kéo dài hơn, làm cho mỗi con người gần gũi nhau hơn. Bởi vậy, du xuân ở vùng cao ta sẽ như lạc vào bữa đại "tiệc lửa" đầy hơi ấm của một năm may mắn, ấm áp và ánh lửa trong gian bếp còn bập bùng, còn chờn vờn sẽ như tiếng nói của một mùa no đủ.
Ở vùng cao Tây Bắc, chỉ có Tết mới có dịp quây quần sum vầy như thế này bên bếp lửa
Vị thần xua tan lạnh cóng của vùng cao
Vui bên bếp lửa - hình ảnh thường thấy vào dịp Tết ở Tây Bắc
Ánh lửa hồng của mùa đông giá trở nên kỳ diệu với muôn loài
Lửa không chỉ soi đường khi đi chơi muộn, lửa còn sưởi ấm cho người vào đông giá
Ánh lửa ấm áp sẽ kéo câu chuyện dài thêm
Những đứa trẻ lớn lên theo năm tháng gắn với bếp lửa từ khi còn nhỏ
Bếp lửa làm cho đêm lạnh như ngắn lại
Bếp lửa kéo mỗi con người gần nhau hơn, ấp áp hơn
Ngày Tết bếp lửa là nơi du xuân ấm áp của đồng bào miền núi
Nhóm ánh lửa hồng, gọi tình làng xóm. Việc này gắn với vùng cao vào mỗi khi nhà có
công to, việc lớn, khi phải nhóm bếp lửa lớn tức là có việc trọng đại, vậy là
bản sẽ mỗi người một tay, chân giúp đỡ
Theo ANTD
Chiếc mỏ neo giá bạc tỷ trên sông Hồng Câu chuyện tưởng như sẽ khép lại khi một ông chủ quán chuyên quan tâm đến bia bọt bỗng dưng lạc bước đến bờ sông Hồng, nơi có "khúc củi" của lão thuyền chài Nguyễn Văn Mười để ở đó, nhưng... Cuộc tầm nã và đánh vật của ông chủ quán bia Ông Quách Văn Địch - chủ một quán bia ở Hà...